- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tuyên bố bất ngờ của người cha sau lễ mừng thọ 30 mâm do con trai tổ chức
Sau bữa tiệc mừng thọ 30 mâm, trong bữa cơm gia đình, người cha bất ngờ tuyên bố khiến cả nhà im lặng, chẳng biết nói gì.
Tết năm nay, tôi về quê tổ chức mừng thọ cho bố. Bố tôi năm nay 75 tuổi, tóc đã bạc gần hết, lưng hơi còng nhưng vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Nghĩ đến những năm tháng bố đã vất vả vì con cái, tôi muốn làm một bữa tiệc mừng đàng hoàng.
Nhà vốn có điều kiện nên tôi đặt luôn 30 mâm cỗ, mời cả họ hàng, hàng xóm láng giềng, bạn bè cũ của bố và của chúng tôi đến chung vui.
Hàng xóm dị nghị vì con trai mừng thọ to cho bố. Ảnh minh họa: PX
Hôm mừng thọ, bố mặc bộ quần áo đẹp, ngồi giữa sân, cười rạng rỡ khi khách đến chúc mừng. Mẹ tôi cũng tất bật nhưng trong lòng có vẻ rất vui. Tôi thấy nhẹ lòng, nghĩ rằng ít ra mình đã làm được một điều gì đó ý nghĩa cho bố mẹ.
Tiệc xong, khách khứa ra về, tưởng chừng mọi chuyện đã trọn vẹn. Nhưng hôm sau, những câu chuyện râm ran trong làng bắt đầu lọt tới tai tôi. Có người bảo nhà tôi sĩ diện, cậy có con làm giám đốc nên phô trương, khoe khoang giàu có.
Có người bức xúc: "Tết nhất đủ thứ phải lo, lại còn phải đi ăn cỗ mừng thọ. Không đi thì mang tiếng, mà đi thì không muốn!". Người khác thì nói: "Bình thường có thấy nhà này giao thiệp gì đâu, giờ lại làm to thế này, ai chả nghĩ là khoe khoang!".
Lời ra, tiếng vào cứ thế lan truyền. Người đến ăn cỗ, mừng 50 nghìn cũng nói, mừng 100 nghìn cũng nói, mà mừng 200 nghìn cũng nói. Cái tiếng "phải đi", "phải mừng", cái cảm giác như bị ép buộc khiến họ cảm thấy khó chịu, bức xúc.
Bố tôi lúc đầu còn tỏ ra hào hứng. Ông vui khi được gặp lại những người bạn cũ, tự hào vì có con cái phương trưởng, làm giám đốc lo lắng chu đáo cho mình. Nhưng càng nghe nhiều lời bàn ra tán vào, ông càng suy nghĩ, đăm chiêu.
Thê rồi một hôm, trong bữa cơm, khi cả nhà đang quây quần, bố tôi bất ngờ nói: "Từ giờ, bố không mừng thọ nữa. Có 80 hay 90 tuổi thì cũng thôi các con ạ. Các con không phải bày vẽ nữa đâu, lại mang tiếng khoe khoang. Bố thấy mệt".
Cả nhà im lặng. Tôi cúi đầu, chẳng biết phải nói gì.
Bố không sợ tốn kém, cũng chẳng tiếc rẻ gì. Ông cảm thấy sợ miệng đời. Ông không muốn cả làng cả xóm nhìn mình với ánh mắt xét nét. Ông không muốn người ta chúc tụng trước mặt rồi lại xầm xì sau lưng.
Ông càng không muốn mình trở thành "gánh nặng" khiến ai cũng thấy phiền lòng vì phải đi ăn cỗ, phải bỏ tiền mừng.
Lúc đó, tôi mới hiểu, đôi khi, điều mà mình nghĩ là tốt lại không hẳn đã làm người khác hạnh phúc. Tôi muốn bố vui, nhưng lại khiến bố buồn. Tôi muốn tổ chức một bữa tiệc để thể hiện lòng hiếu thảo nhưng kết quả lại tạo thêm áp lực cho ông.
Có lẽ người ở quê tôi chưa tiếp nhận được "văn hóa mừng thọ" như những vùng khác hay giống như trên thành phố nơi tôi sinh sống. Họ nghĩ đó là chuyện khoa trương, sĩ diện còn tôi thì lại nghĩ đơn giản là mừng các cụ thêm tuổi mới.
Từ giờ chắc tôi sẽ không làm thọ cho bố nữa.
Sau này, đến ngày bố được 80, 90... tôi chỉ mong được rót cho bố một chén rượu, chúc ông mạnh khỏe. Không ồn ào, không khách khứa, không thị phi, một bữa cơm gia đình ấm áp, có bố mẹ, anh chị em, cháu chắt quây quần có lẽ vẫn là vui nhất...
Theo VietNamNet
-
Tâm sự1 giờ trướcChỉ sau mấy ngày Tết, tôi đã khổ sở khi biết được rõ con người thật của chồng.
-
Tâm sự6 giờ trướcSau buổi đi chơi Tết cùng vợ cũ và con gái, tôi nhận ra mình thèm nhớ cảm giác ấm áp của một gia đình nhỏ trong những ngày còn hạnh phúc, và muốn quay lại với cô ấy.
-
Tâm sự20 giờ trướcNgày Tết mà tôi đã phải buồn phiền chỉ vì bố mẹ chồng can thiệp vào chuyện quản lý tiền mừng tuổi của cháu nội.
-
Tâm sự1 ngày trướcNăm đầu làm dâu, vợ nằng nặc đòi về ngoại đón Tết nhưng không được bố mẹ tôi đồng ý; vậy là cô ấy tỏ thái độ bằng việc đi nhậu triền miên suốt mấy ngày đầu năm.
-
Tâm sự1 ngày trướcBằng việc thu lại tiền mừng tuổi khi cháu bực bội chê ít, tôi từ chối thỏa hiệp với cách ứng xử của những phụ huynh ngầm cho phép con coi Tết là dịp kiếm tiền lì xì.
-
Tâm sự1 ngày trướcCó lần, một đứa trẻ trong họ sau khi nhận được lì xì, ra khỏi cửa đã nói “nhà này chỉ 20 nghìn thôi”.
-
Tâm sự1 ngày trướcVợ chồng tôi dành thời gian du xuân tại Hà Nội, tìm ăn quán bún riêu nổi tiếng và phải chấp nhận chi đắt gấp đôi ngày thường vì đang trong dịp Tết.
-
Tâm sự1 ngày trướcNhìn ánh mắt người phụ nữ, tôi cảm nhận được, có lẽ cô ta đã làm gì có lỗi với chồng tôi trong quá khứ.
-
Tâm sự2 ngày trướcMừng thọ bố chồng 70 tuổi, nhà chồng tôi quyết định làm 40 mâm cỗ. Tôi can ngăn thì bị cả nhà khó chịu.
-
Tâm sự2 ngày trướcBuổi ra mắt gia đình bạn gái của tôi đáng lẽ hoàn hảo nếu không có sự cố trong màn lì xì, lũ trẻ bóc phong bao và nhăn mặt, con cô ấy bĩu môi: "Có 50 nghìn bọ"...
-
Tâm sự2 ngày trướcNgày Tết, tôi chỉ thích ở nhà ăn cơm cùng bố mẹ, trò chuyện cùng người thân ruột thịt của mình chứ không thích sang họ hàng chúc tụng hay tiếp khách đến nhà mình.
-
Tâm sự3 ngày trướcThật sự tôi muốn đóng sập cửa lại, nhưng không nỡ đuổi chị chồng về ngay sáng đầu năm mới.
-
Tâm sự3 ngày trướcCâu nói của mẹ chồng khiến tôi ấm ức vô cùng, không chỉ nghĩ thương bản thân mình mà còn thương thay cho mẹ tôi, lúc nào cũng bị thông gia khinh rẻ.
-
Tâm sự3 ngày trướcMở tin nhắn của bạn trai Tây mùng 1 Tết, tôi tưởng lời chúc năm mới, hóa ra là hoá đơn cafe và bún ốc anh gửi để chia tiền; thế là phải giảng cho anh về Tết Việt.