Chiều 4/8, bên hành lang kỳ họp Quốc hội, Tân Bộ trưởng Tài chính Vương ĐìnhHuệ khẳng định với báo chí, sẽ kiểm soát kỹ chi phí giá thành củacác doanh nghiệp đang kinh doanh những mặt hàng nhạy cảm như điện,xăng dầu.

Thưa Bộ trưởng, đâu là những nhiệm vụ trọng tâm ông sẽ bắt tay vào thựchiện khi đảm nhiệm chức vụ cao nhất tại Bộ Tài chính?

Nhiệm vụ đầu tiên của Bộ tài chính là phải động viên hợp lý tấtcả các nguồn lực của xã hội cho mục tiêu phát triển chung, trongđó, phải huy động vốn cho các bứt phá chiến lược, cần một sốlượng vốn rất lớn trong 5-10 năm tới.

Cần phải phân bổ hợp lý các nguồn lực này, sử dụng sao cho cóhiệu quả cao nhất phục vụ các mục tiêu KT-XH. Theo tôi, việc sửdụng sao cho hiệu quả nhất còn quan trọng hơn cả việc tạo ra nguồnthu.

Chúng tôi cũng phải ưu tiên và tập trung vào việc đổi mới, nâng caohơn nữa hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhànước.

Một ưu tiên khác là kiểm soát chặt chẽ nợ công trên cơ sở nâng caohiệu quả chi tiêu công, giảm dần bội chi ngân sách, quản lý an toànnợ nước ngoài trong giới hạn cho phép, dứt khoát không để có tínhiệu xấu hoặc khủng hoảng nợ công có thể xảy ra đối với ViệtNam.

Trước mắt, chúng tôi quyết liệt thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạmphát ở mức 17%.

Tân Bộ trưởng Tài chính: “Sẽ minh bạch hoá giá thành xăng dầu”
Tân Bộ trưởng Tài chính: Phải minh bạch được chi phí hình thành nên giá thành của điện, xăng (Ảnh: Việt Hưng)

Dư luận cho rằng, vẫn còn những “mập mờ” xung quanh việc tính giá xăng, giáđiện và ông đã nói đến việc làm minh bạch giá điện, giá xăng. Nhưng liệucó làm được điều này không?

Giá điện, giá xăng phải phải quản lý giá theo cơ chế thịtrường, nhưng sẽ tính tới thời điểm và liều lượng để phù hợpvới mục tiêu kiềm chế lạm phát. Tôi nhấn mạnh, giá điện, giáxăng phải trên cơ sở kiểm soát và minh bạch được chi phí hìnhthành nên giá thành của điện, xăng.

Hiện nay áp lực để tăng giá điện cao trong thời gian tới đã giảmbớt. Lỗ lũy kế của ngành điện hiện đã giảm đáng kể so với dựbáo đưa ra đầu năm, từ mức trên 60.000 tỷ đồng còn 35.000 tỷ đồng.

Mức lỗ  của 2011 chắc chắn ít hơn 2010, vì năm nay nước về rấtsớm, chúng ta gần như không phải điều tiết về điện, nhiều nhà máythủy điện đi vào vận hành… Áp lực lỗ đã giảm nhiều.

Còn giá xăng thì sao, thưa ông?

Tôi sẽ làm việc với Cục Quản lý Giá - Bộ Tài chính, đồng thờiphối hợp với cơ quan kiểm toán để làm rõ thực trạng sản xuấtkinh doanh và chi phí giá thành của kinh doanh xăng dầu trong thờigian qua, khi mà có những thông tin cho rằng thiếu minh bạch.

Tôi biết dư luận cũng đặt rất nhiều câu hỏi liên quan đến chuyệnlỗ lãi của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Hiện nay,Kiểm toán Nhà nước đang kiểm toán quỹ bình ổn giá xăng dầu và sẽlàm rõ vấn đề nêu trên.

Tóm lại, sẽ phải rõ câu chuyện của Petrolimex cũng như giá thành,chi phí, lãi lỗ của điện lực... Hằng năm, chúng ta sẽ phải kiểmsoát kỹ chi phí giá thành của các doanh nghiệp đang kinh doanhnhững mặt hàng nhạy cảm như điện, xăng dầu.

Vậy chúng ta sẽ phải thay đổi cơ chế điều hành giá xăng, điện nhưthế nào để bảo đảm minh bạch?

Tinh thần chung là điều hành theo định hướng giá thị trường, nhưngphải tính đến liều lượng và thời điểm để bảo đảm mục tiêu kiềmchế lạm phát. Còn chuyện tăng giá thì phải bảo đảm trợ giúp chongười nghèo, đối tượng chính sách.

Tôi nhấn mạnh, việc tăng giá sẽ trên cơ sở kiểm soát để minh bạchhóa giá thành của điện, xăng.

Trong thời gian từ nay đến cuối năm chúng ta có nên tăng giá điện khi màlạm phát đang tăng cao và áp lực lỗ của ngành điện đã giảm hơn?

Tôi chưa thể chắc chắn điều này, nhưng nếu tình hình khó khăn thìphải xem xét việc này một cách kỹ lưỡng.

Lúc này tôi vẫn chưa phải là Bộ trưởng Bộ Tài chính, dù đã đượcQuốc hội phê chuẩn. Về thủ tục, chúng tôi vẫn phải đợi Chủ tịchnước ký quyết định bổ nhiệm. Khi ngồi vào ghế Bộ trưởng, sẽ córất nhiều việc phải làm.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Theo Cấn Cường
Dân trí