Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý sản phẩm đônglạnh nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vừa có công văn yêu cầu các đơn vì liênquan nhanh chóng ban hành các quy định mới về kiểm soát đối với các sản phẩmđông lạnh nhập khẩu.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu Cục Thú y tiếp tục áp dụng biện pháp tạmdừng nhập khẩu các loại phủ tạng gia súc, gia cầm đông lạnh. Áp dụng chế độ kiểmdịch thú y và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với động vật và sản phẩm động vật vàsản phẩm động vật nhập khẩu trước khi thông quan hàng hoá, không áp dụng chế độthông quan trước kiểm tra sau.

Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản sớm đềxuất việc ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với sản phẩm động vật đông lạnhnhập khẩu các loại để làm cơ sở cho việc kiểm soát nhập khẩu với thời hạn trướcngày 30-7.

Tăng cường quản lý thực phẩm đông lạnh nhập khẩu
Chọn mua thịt nhập khẩu tại một siêu thị ở Hà Nội (Ảnh: Minh Đức)

Ngoài ra, Cục này cũng phải chủ trì, phối hợp với các đơn vị khác đề xuất việcban hành văn bản quy định danh mục các mặt hàng nông, thuỷ sản, gia súc, gia cầmnhập khẩu phải có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) khi làm thủ tục thôngquan để ban hành trước 10-8 -2010.

Trong nửa đầu năm nay, do ảnh hưởng của dịch lợn tai xanh, nên thịt đông lạnhđược nhập khẩu ồ ạt về nước ta với số lượng lên đến hơn 50.000 tấn. Song con sốnày chưa thấm vào đâu so với hàng trăm nghìn tấn lục phủ ngũ tạng (tim, gan,lòng lợn…) thẩm lậu bằng hình thức tạm xuất tái nhập từ Trung Quốc sang nước tatheo đường mòn, lối mở biên giới, trong đó nhiều nhất là ở Quảng Ninh và HảiPhòng.

Tăng cường quản lý thực phẩm đông lạnh nhập khẩu

Hiện tại, Bộ NN&PTNT đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ đối với thịtgia súc gia cầm nhập khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp khi nhập khẩu sản phẩm độngvật đông lạnh phải được lưu giữ tại các địa điểm kho bãi được phép của cơ quanhải quan thuộc khu vực cửa khẩu.

Trong thời gian chờ kết quả kiểm dịch, các lô hàng phải được cơ quan kiểm dịchđộng vật niêm phong; chỉ các lô hàng đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh để làm thựcphẩm mới được phép nhập khẩu, nếu không bắt buộc phải tiêu huỷ hoặc tái xuất.

Theo Ngọc Lê
Dân Việt