Với việc tăng giá điện thêm 165 đồng/kwh nhân vớisản lượng gần 100 tỷ kwh, thì lượng tiền thu thêm chỉ khoảng 16.500 tỷ đồng. Nhưvậy, số tiền mà EVN thu được trong năm 2011 không phải là lớn so với số thua lỗ ướctính khoảng 57.500 tỷ đồng. Vì vậy EVN vẫn còn lỗ và cần phải có thời gian nữađể thu hồi tiếp.

Đây là ý kiến của ông Phạm Mạnh Thắng - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (BộCông Thương) cho biết, trong bối cảnh giá điện vừa được điều chỉnh tăng thêm15,28%, tức 165 đồng/kwh.

- Giá điện đã chính thức tăng thêm 15,28%. Với mức tăng như vậy thì Bộ Công Thương,cũng như các nhà cơ quan quản lý đã có đánh giá như thế nào về tác động của kinhtế xã hội nói chung, thưa ông?

-Theo đánh giá tác động vòng 1 của Bộ Công Thương, với mức tăng giá điện so vớigiá thực hiện năm 2010 là 165 đồng/kwh (15,28%) ước tính sẽ trực tiếp làm tăngCPI khoảng 0,46%.

Đối với hộ gia đình, tiền điện tăng thêm của từng hộ chỉ từ 32 nghìn nếu sử dụng100 số trong 1 tháng, cho đến cao nhất là 52 nghìn nếu dùng 4 trăm số. Theothống kê hiện nay thì số hộ sử dụng từ 100 – 400 số chiếm đến trên 90%, điều nàycó nghĩa là lượng tiền mà các hộ sinh hoạt phải trả thêm là không lớn.

Còn về tác động vòng 2, 3 hiện nay đang được Bộ Tài Chính tính toán và cụ thể sốliệu là bao nhiêu thì hiện chúng tôi chưa tính được, bởi vì tác động của từngngành sản xuất, từng loại doanh nghiệp thì khác nhau và phụ thuộc vào tỷ trọngvà giá thành của điện trong hàng hoá của  từng ngành.

Tăng giá điện, EVN vẫn lỗ nặng!

Ông Phạm Mạnh Thắng - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) (Ảnh: bantin.com)

- Được biết, việc tăng giá điện lần chỉ là để hỗ trợ phần nào cho EVN, nhưngnhiều ý kiến cho rằng việc khó khăn của EVN hiện nay là do các dự án điện bịchậm tiến độ, ông đánh giá như thế nào về ý kiến này?

-Việc này thì không thể tính được, và nguyên nhân như thế nào thì ở đây tôi khôngphát biểu. Nhưng cũng phải nói rằng, nếu giá bán điện thấp thì giá EVN mua sẽkhông thể cao và rõ ràng là sẽ không hấp dẫn được giới đầu tư, điều này vô hìnhchung làm thời gian đám phán giữa hai bên kéo dài. Khi thời gian đàm phán kéodài thì sẽ làm chậm tiến độ các công trình, chứ không phải tiến độ các côngtrình chậm mà dẫn đến giá điện thấp gây khó khăn.

- Vậy theo ông với mức tăng 15,28% như vậy liệu đã thu hút được các nhà đầutư chưa?

-Tôi cho rằng giá điện hiện nay chưa thể hấp dẫn nhà đầu tư, vì với mức tăng nàytỷ suất lợi nhuận của EVN vẫn bị tính bằng 0%, mà đã 0% thì sẽ rất khó huy độngvốn.

- Theo ông, giá điện tăng vẫn chưa bù đắp được đầu vào, như vậy hiện tại EVNđang lỗ bao nhiêu? Và theo ông nước ta phải bao nhiêu năm nữa mới áp dụng đượcgiá theo cơ chế thị trường?

-Theo như số liệu của Bộ Tài chính mà chúng tôi nắm được tính đến 31/12/2010 thìEVN đã chịu một khoản chi phí treo lại là khoảng 28 nghìn tỷ (chưa có kiểm toán).Nếu như giá điện của năm 2011 không tiếp tục tăng thì năm 2011, EVN sẽ phải chịutiếp một khoản chi phí tăng thêm ngoài giá thành là 29.500 tỷ nữa, tổng con sốước tính là 57.500 tỷ.

Theo đó, nếu như cùng một lúc mà phải thu hồi toàn bộ hơn 57.000 tỷ đó, giá điệncủa năm 2011 sẽ phải tăng trên 60%, mà việc này là không thể. Vì vậy, trong kếhoạch tăng giá điện lần này, Chính phủ đã phải xem xét có những chi phí nào cấpbách thì sẽ cho thu hồi và những chi phí chưa cần thiết thì sẽ cho treo lại.

Trên thực tế tính toán, việc tăng giá điện thêm 165 đồng/kwh với sản lượng nămnay gần 100 tỷ kwh, thì các lượng tiền tăng thêm chỉ khoảng 16.500 tỷ đồng. Nhưvậy, với con số thu được năm này rõ rằng không phải là con số lớn so với tổng sốkhoảng 57.500 tỷ đồng đó. Vì vậy, EVN vẫn còn lỗ và cần phải có thời gian nữa để thuhồi tiếp, Chính phủ cũng cần phải có cơ chế để thực hiện.

Tăng giá điện, EVN vẫn lỗ nặng!
(Ảnh minh họa: hcmpc.com.vn)

- Theo nhiều chuyên gia nhận xét thì việc tăng giá điện cần được điều chỉnhnhiều lần trong năm, chứ không được tăng một lần với mức cao “giật cục” như vậy.Đứng trên quan điểm của một người trong ngành, ông nhận định như thế nào về vấnđề này?

-Tôi cho rằng quan điểm như vậy là rất đúng, thực tế ra ở đây chúng ta cũng phảinhìn nhận rằng, giá điện không phải là cái gì khác thường cả mà nó cũng như giácủa bất kỳ một loại hàng hoá nào khác thôi. Quan điểm cho rằng Nhà nước phải baocấp giá điện là không chính xác, vì từ năm 1995 sau khi Tổng công ty điện lựcViệt Nam được tách ra, thì điện không phải do Nhà nước thực hiện nữa mà chỉ làdo những doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm.

Tất nhiên để giữ giá thấp Chính phủ vẫn có những hỗ trợ, hiện tại Chính phủ đanghỗ trợ những cơ chế để giúp cho EVN có được như hiện nay.

- Xin cảm ơn ông!

Theo Minh Hường
VnMedia