Lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu chỉ đạt khoảng 13,1%, thấp hơnnhiều so với lãi suất vay ngân hàng thương mại.
Trong một loạt vấn đề về tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam hiện nay, vấn đề tậpđoàn kinh tế Nhà nước cũng đang được mổ xẻ vì đây là khu vực kinh tế quan trọngnhất nhưng quá trình phát triển đang có nhiều tranh cãi.
Có ý kiến cho rằng tập đoàn kinh tế Nhà nước là trụ cột cho phát triển kinh tếlâu dài sẽ mâu thuẫn với sự phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập.
Lợi nhuận không bằng lãi suất ngân hàng
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (DN) tháng2/2011, quy mô vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước là 540.701tỉ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế là 70.778 tỉ đồng. Lợi nhuận trước thuế trênvốn chủ sở hữu chỉ đạt khoảng 13,1%, thấp hơn nhiều so với lãi suất vay ngânhàng thương mại.
Hiệu quả kinh tế không cao nhưng các DN Nhà nước lại là khu vực vay vốn nhiềunhất. TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, chobiết trong những thời điểm lãi suất càng cao, vốn càng chảy vào khu vực côngcàng nhiều vì các DN này sử dụng vốn bất chấp lãi suất. Nếu phát sinh nợ xấu, sẽcó cơ chế hạch toán ngoài hạn. Tình trạng này được một chuyên gia kinh tế cảnhbáo: DN Nhà nước vay vốn không dựa trên cơ sở thủ tục như DN tư nhân nên rủi rorất lớn.
![]() |
Thực chất vị thế của tập đoàn kinh tế Nhà nước đã được bàn thảo nhiều nhưng chưa có giải pháp thay đổi |
Tại hội thảo về mô hình tập đoàn kinh tế được tổ chức tại Hà Nội mới đây, PGS LêXuân Đình, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, đánh giá trong giai đoạn suy giảm kinh tế vừaqua, nhất là hai đợt nền kinh tế phải gồng mình chống lạm phát, cho thấy các tậpđoàn chưa phải “con át chủ bài” hay “quả đấm thép” hoàn hảo bên cạnh Chính phủ.Tăng trưởng của các tập đoàn chậm hơn các thành phần kinh tế khác.
Nên thu hẹp quy mô
TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách TrườngĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội (VEPR), đánh giá mô hình tập đoàn kinh tế saunhiều năm thí điểm đã bộc lộ những khiếm khuyết và cần thay đổi. Nhà nước cầnthu gọn các hoạt động kinh tế vào những hoạt động cung cấp phúc lợi nhiều hơn làhoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, siết lại kỷ luật tài khóa để giảm dần thâm hụt ngân sách. TS NguyễnĐức Thành cảnh báo hiện nay đang tiềm ẩn nhiều rủi ro trong vấn đề ngân sách vìcác tập đoàn kinh tế Nhà nước lớn ngày càng bộc lộ những khó khăn về tài chínhnhư tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Dầukhí Việt Nam.
Việc Nhà nước rút khỏi hoạt động kinh tế thông qua việc bán tài sản trong DN sẽgiảm được sức ép lên chi ngân sách trong tương lai hoặc những biến cố mang tínhrủi ro liên quan đến tài chính như phá sản hoặc làm ăn kém hiệu quả của các DNlớn. Trong thực tế, việc này luôn đòi hỏi có sự giải cứu của Chính phủ.
Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Trường Giang cho rằng trong các lĩnhvực không phải then chốt, đã có các tập đoàn tư nhân hoạt động tốt thì khôngnhất thiết phải xây dựng tập đoàn kinh tế Nhà nước chi phối thị phần. Ví dụ nhưtrong lĩnh vực xây dựng, dệt may, trồng và khai thác chế biến cao su, đầu tư bấtđộng sản.
Theo TS Hoàng Xuân Hòa, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế Văn phòng Trung ương Đảng, DNNhà nước đang nắm giữ 70% tổng tài sản cố định, 20% vốn đầu tư toàn xã hội, 50%vốn đầu tư của Nhà nước, 60% tín dụng ngân hàng và 70% nguồn vốn ODA nhưng việckiểm soát tài chính tại tập đoàn chưa được coi trọng đúng mức. Do vậy, Nhà nướccần tăng cường kiểm soát tài chính của các tập đoàn này.
Theo Phương Anh
Người Lao Động