Bằng chứng về nhan sắc thật của mỹ nhân Trung Hoa thời cổ đại, phá vỡ mọi quan điểm sai lầm của chúng ta trong thời gian qua

Thông qua phục dựng dựa vào xác ướp được khai quật, tranh chân dung tả thực và ảnh chụp, mọi người có những cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về nhan sắc thật sự của những mỹ nhân thời cổ đại.

Thông qua phục dựng dựa vào xác ướp được khai quật, tranh chân dung tả thực và ảnh chụp, mọi người có những cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về nhan sắc thật sự của những mỹ nhân thời cổ đại.

Nhắc đến thời cổ đại, ngoài những câu chuyện bí sử về hoàng đế, hậu cung thì nhan sắc của những mỹ nhân ngày ấy cũng luôn khiến người ta phải tò mò. Khi xưa để miêu tả nhan sắc của mỹ nhân, sử sách thường dùng rất nhiều mỹ từ như "hoa nhường nguyệt thẹn", "mắt ngọc mày ngài", "khóc cũng đẹp lung linh như hoa lê trong mưa"... Thế nhưng từng có một thời gian, nhan sắc thật của các mỹ nhân Trung Hoa khi xưa được cho rằng không đúng như những mỹ từ mà sử sách đã mô tả về họ, và họ bị cho rằng nếu so với chuẩn mực hiện tại thì họ chẳng đẹp gì, rất bình thường mà thôi. Tuy nhiên liệu có phải những mỹ nhân được sử sách khen ngợi là "hoa nhường nguyệt thẹn" đều có nhan sắc bình thường như chúng ta từng mặc định không?

Ngày nay, thông qua phục dựng dựa vào xác ướp được khai quật, tranh chân dung tả thực và ảnh chụp, mọi người đã có những cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về nhan sắc thật sự của những mỹ nhân thời cổ đại.

Thiên kim tiểu thư thời nhà Hán

Đây là dung nhan đã được phục chế dựa vào thi hài của một tiểu thư thời nhà Hán. Theo ghi chép trong lăng mộ, bà tên Huệ Bình, thuộc gia tộc họ Lăng. Thông qua cách an táng và vật bồi táng, người khẳng định Lăng Huệ Bình xuất thân từ tầng lớp quý tộc thời nhà Hán và qua đời vào khoảng năm 40 tuổi.

 

Điều khiến người ta kinh ngạc là nhan sắc của Lăng Huệ Bình. Bà sở hữu đôi mắt to tròn, mũi thẳng, miệng anh đào xinh xắn. Cho dù là ở thời hiện đại thì Lăng Huệ Bình cũng dễ dàng chinh phục mọi người nhờ khuôn mặt xinh đẹp của mình. Nhiều người còn nhận xét nhan sắc và khí chất của Lăng Huệ Bình rất tương đồng với Lưu Diệc Phi - "thần tiên tỷ tỷ" của làng điện ảnh Hoa ngữ.

Công chúa Tiểu Hà

Lăng mộ của bà được phát hiện ở khu di chỉ Tiểu Hà, Lop Nur vùng Tân Cương vào năm 2003. Căn cứ vào quy mô lăng mộ và vật bồi táng, các sử gia cho rằng bà chính là công chúa thời cổ đại nên đã lấy địa danh nơi phát hiện lăng mộ để đặt cho. Lúc phát hiện, di hài công chúa Tiểu Hà được bảo tồn rất tốt, nụ cười trên khuôn mặt cũng rất rõ ràng.

Bằng chứng về nhan sắc thật của mỹ nhân Trung Hoa thời cổ đại, phá vỡ mọi quan điểm sai lầm của chúng ta trong thời gian qua - Ảnh 2.

(Ảnh: Internet)

Công chúa Tiểu Hà được các nhà khảo cổ học đánh giá là một trong những người có dung mạo xinh đẹp nhất mà họ phát hiện được. Điểm ấn tượng nhất trên khuôn mặt công chúa Tiểu Hà là đôi mắt to tròn, mũi thẳng và thon gọn, nụ cười ngọt ngào và làn da trắng mịn màng.

Công chúa Lý Thùy của nhà Đường

Mộ công chúa Lý Thùy được phát hiện ở Tây An vào năm 2003. Theo thông tin được ghi chép trên lăng mộ của bà, Lý Thùy là chắt gái của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Bà qua đời vào năm Đường Huyền Tông thứ 24 ở tuổi 25.

(Ảnh: Internet)

Sau khi phục hồi lại dung mạo của công chúa Lý Thùy thì mọi người có thể khẳng định vào thời Đường, phụ nữ phải tròn trĩnh, bầu bĩnh mới được coi là đẹp. Dù mặt không thon gọn nhưng Lý Thùy công chúa lại sở hữu vẻ đẹp đài các quý phái với đôi mắt rất to tròn, sóng mũi thẳng và đôi môi dày.

Vương phi thời nhà Minh

Mộ của vị vương phi này được phát hiện vào tháng 12/2001. Thông qua cách an táng, các món đồ trang sức theo cùng và quy mô của lăng mộ, nhiều nhà khảo cổ khẳng định bà chính là Ngô vương phi, cháu dâu của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Chồng bà là Tĩnh vương Chu Điện Bồi.

(Ảnh: Internet)

Ngô vương phi cũng là nhan sắc tiêu biểu cho quan điểm lựa chọn phi tần hay con dâu thời đó của hoàng thất nhà Minh. Tiêu chuẩn của họ phải là người có khuôn mặt đầy phúc hậu, đoan trang đài các. Ngô vương phi cũng sở hữu đôi mắt dài, cặp lông mày lá liễu và sống mũi cao thẳng mà nhiều cô gái hiện đại yêu thích.

Hương phi thời hoàng đế Càn Long nhà Thanh

So với nhiều mỹ nhân khác, Hương phi của vua Càn Long có lẽ là người rất may mắn khi chân dung tả thực bà được bảo quản và tồn tại hoàn hảo cho đến tận bây giờ. Hiện tại bức tranh chân dung của Hương phi đang được lưu giữ tại một viện bảo tàng lớn và thu hút sự chú ý của rất nhiều khách tham quan.

Khuôn mặt của Hương phi rất phù hợp với quan điểm thẩm mỹ thời bấy giờ của nhà Thanh là mặt tròn đầy, chân mày lá liễu mỏng và môi chúm chím. Tuy nhiên nếu đặt ở thời hiện đại thì bà cũng dễ dàng trở thành mỹ nhân khi có được nhiều ưu điểm như mắt 2 mí dài, mũi cao thẳng, thanh tú. Có lẽ nhờ vẻ đẹp "vượt thời gian" này mà Hương phi đã khiến hoàng đế đa tình Càn Long phải điên đảo vì mình.

Như vậy mọi người có thể dễ dàng nhận thấy dù gu thẩm mỹ đều thay đổi theo quan niệm và tiêu chuẩn của người cầm quyền, nhưng dù là thời nào thì con người vẫn có yêu cầu chung về mỹ nhân là mắt to tròn, mũi cao thẳng, miệng đầy, da phải trắng mịn. Vì vậy những ai được xưng tụng là mỹ nhân thì chắc chắn phải sở hữu ngoại hình đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ của mọi người xung quanh. Không thể có chuyện mỹ nhân ngày xưa là người xấu trong thời hiện đại hay người hiện đại về cổ đại sẽ thành mỹ nhân được.

Bằng chứng là có không ít thiếu nữ chốn hậu cung nhà Thanh sở hữu vẻ đẹp "sắc nước hương trời" như Trân phi của vua Quang Tự, cách cách Vương Mẫn Đồng, cách cách Ái Tân Giác La Hiển Dư (hay còn gọi bằng tên tiếng Nhật (Kawashima Yoshiko)…

Trân phi (Ảnh: Internet)

Cách cách Vương Mẫn Đồng (Ảnh: Internet)

Cách cách Ái Tân Giác La Hiển Dư (Ảnh: Internet)

Theo Helino


mỹ nhân Trung Hoa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.