Bên trong trang trại lông thú nơi những loài vật xinh đẹp trở nên điên loạn, tấn công và ăn thịt nhau, chờ đến ngày "được"chết để phục vụ nhu cầu con người

Sau một thời gian bị nuôi nhốt, các con vật hầu hết đều bị tổn thương về mặt thể xác lẫn tinh thần, chúng quay sang tấn công nhau, thậm chí còn trở thành những kẻ ăn thịt.

Cuối năm 2018, một cuộc điều tra được thực hiện bởi Hiệp hội nhân đạo quốc tế (HSI) được tổ chức sau khi họ tiến hành thâm nhập vào một cơ sở nuôi nhốt động vật lấy lông. Những hình ảnh được đưa ra cho thấy các con vật, bao gồm chồn, gấu mèo, cáo, sau một thời gian bị nhốt trong chuồng chật hẹp chờ đến ngày bị "hành quyết" và lấy lông để buộc phải trở thành những kẻ ăn thịt, tấn công lẫn nhau và để lại trên cơ thể đối phương vết thương rỉ máu đến nhiễm trùng.

Chân cẳng bị biến dạng, đôi mắt đầy bệnh tật và thương tích đầy mình chính là hiện trạng chung của các con vật nơi đây.

Kiếp sống chỉ chờ "được" giết và lấy lông

Để phục vụ cho ngành công nghiệp lông thú, các con vật này phải trải qua cuộc sống bị nuôi nhốt đến suốt đời trong điều kiện tồi tệ, bẩn thỉu. Chồn sẽ bị giết bằng cách thổi hơi ngạt trong khi gấu mèo và cáo sẽ bị kết liễu bằng cách giật điện qua đường hậu môn.

Bên trong trang trại lông thú nơi những loài vật xinh đẹp trở nên điên loạn, tấn công và ăn thịt nhau, chờ đến ngày đượcchết để phục vụ nhu cầu con người-1

Giáo sư thú y Alastair MacMillan cho biết những gì mà đoạn clip ghi lại chính là hậu quả của việc nuôi nhốt và giam giữ các con vật trong thời gian dài. Không ít các con vật có dấu hiệu đau đớn về mặt thể xác và cả tâm lý một cách trầm trọng.

Tại Anh, các trang trại nuôi thú lấy lông đã bị cấm từ năm 2000 và đất nước này lại trở thành điểm đến nhập khẩu của các loài động vật bao gồm cáo, thỏ, chồn, sói, gấu mèo, sóc... Đoạn phim được HSI đăng tải được thực hiện tại 2 trang trại nuôi thú lấy lông ở Phần Lan, nhà cung cấp lông cáo lớn nhất cho thị trường Mỹ và mỗi năm đều đặn xuất khẩu sang Anh hàng triệu tấn lông thú. Cả hai đều được ngành công nghiệp lông thú chứng nhận là có phúc lợi cao bất chấp những bức ảnh đã tố cáo sự thật đã và đang diễn ra bên trong.

Kể từ khi lệnh cấm có hiệu lực vào năm 2003 ở Anh, đất nước này đã nhập khẩu gần 700 triệu bảng Anh (hơn 21,4 nghìn tỷ đồng) lông thú, bao gồm 14 triệu bảng Anh đến từ Phần Lan. Trang trại ở Phần Lan là những nhà cung cấp lông lớn nhất cho châu Âu, nơi có khoảng 2,5 triệu con cáo được nuôi và chích điện mỗi năm cho hoạt động buôn bán lông thú toàn cầu. Ngoài ra, những nhà cung cấp lông thú còn nằm rải rác ở các quốc gia khác bao gồm Ý, Pháp, Ba Lan, Nga... nơi điều kiện nuôi nhốt được miêu tả là từ tồi tệ đến kinh khủng.

Bên trong trang trại lông thú nơi những loài vật xinh đẹp trở nên điên loạn, tấn công và ăn thịt nhau, chờ đến ngày đượcchết để phục vụ nhu cầu con người-2

Bên trong trang trại lông thú nơi những loài vật xinh đẹp trở nên điên loạn, tấn công và ăn thịt nhau, chờ đến ngày đượcchết để phục vụ nhu cầu con người-3

"Nhìn những con vật bị chấn thương tâm lý nặng nề đến nỗi trở thành những kẻ ăn thịt lẫn nhau thật sự rất đau lòng. Chúng sống trong những chiếc chuồng chật hẹp với chất lượng cuộc sống chỉ là con số 0 tròn trĩnh, chúng chỉ tồn tại như những cái bóng mà thôi.

Thật kinh khủng khi hoạt động buôn bán lông thú vẫn hoạt động và cố gắng biện minh, phủ nhận những sự đau khổ của các con vật. Chúng tôi hy vọng những cuộc điều tra của chúng tôi sẽ cho ngành công nghiệp thời trang thấy được sự thật về những bộ lông đẹp đẽ phục vụ cho các món đồ mà họ làm ra" - chủ tịch Hiệp hội nhân đạo ở Anh, Claire Bass, nói.

Bên trong trang trại lông thú nơi những loài vật xinh đẹp trở nên điên loạn, tấn công và ăn thịt nhau, chờ đến ngày đượcchết để phục vụ nhu cầu con người-4

Những lời biện minh ngoan cố

Vào năm 2017, vụ việc xảy ra tại trang trại Pryazhinskoy được sở hữu bởi doanh nhân người Estonia ông Aivo Hallisto, đã khiến dư luận nước Nga chấn động. Tại đây, ông Aivo đã cho nuôi cáo và chồn để cung cấp da và lông cho ngành sản xuất thời trang. Thế nhưng, tình hình kinh doanh không mấy khá khẩm khiến ông buộc phải cắt giảm nhân sự, từ hơn 100 công nhân xuống chỉ còn hơn chục người.

Ngân sách cạn kiệt, nhân công không đủ dẫn đến suy giảm chất lượng sống của các con vật một cách nghiêm trọng: Hơn 2.500 con chồn đã chết vì đói trong chưa đầy 1 tháng 10/2017, bao gồm khoảng 1.500 trường hợp tử vong trong vỏn vẹn 3 ngày.

Mọi chuyện chỉ bị phanh phui khi nhân công tại đây không thể chịu nổi tình cảnh đáng thương của các con vật. Thế là họ đã đứng lên và tố cáo Aivo cũng như những điều tồi tệ xảy ra mỗi ngày trong trang trại của ông. 

"Lũ chồn được nuôi nhốt theo cặp. Chỉ cần một con lăn ra chết thì cá thể còn lại sẽ chuyển sang gặm nhấm xác của đồng loại vì quá đói. Điều tương tự cũng xảy ra tại khu vực dành cho loài cáo" - trích lời tố cáo của một nữ công nhân từng làm việc tại trang trại Pryazhinskoy.

Bên trong trang trại lông thú nơi những loài vật xinh đẹp trở nên điên loạn, tấn công và ăn thịt nhau, chờ đến ngày đượcchết để phục vụ nhu cầu con người-5

Bên trong trang trại lông thú nơi những loài vật xinh đẹp trở nên điên loạn, tấn công và ăn thịt nhau, chờ đến ngày đượcchết để phục vụ nhu cầu con người-6

Sau khi nhận thông tin, bộ trưởng Bộ Nông nghiệp của Cộng hòa Kareliya ông Vladimir Labinov đã đích thân cùng đoàn công tác đi kiểm tra thực tiễn. Ông đã bị sốc trước những gì trước mắt. 

"Trong vòng 12 ngày gần nhất thì có tới 4 ngày lũ động vật nuôi nhốt không được cho ăn uống đầy đủ. Nếu may mắn thì chúng cũng chỉ được cho ăn 56 gram thực phẩm cho mỗi bữa ăn thay vì 500 gram như quy định trong tiêu chuẩn Nga về vấn đề chăn nuôi cáo lấy da và lông".

Bất chấp những hình ảnh ấy, ông Aivo vẫn biện minh và khẳng định các con vật vẫn sống rất tốt: "Sở dĩ chúng tử vong quá nhiều là do chưa tiêm phòng và bị nhiễm bệnh hàng loạt chứ không phải vì chết đói. Ngoài ra, việc các cá thể còn sống thực hiện hành vi ăn xác đồng loại là thiếu chính xác".

Oikeutta Elaimille, nhà hoạt động vì quyền động vật của Phần Lan, người đã đồng hành cùng HSI trong các chuyến thăm trang trại nuôi thú lấy lông, cho biết: "Thật thảm thương khi những gì chúng tôi nhìn thấy và chứng kiến ở các trang trại này không hề khác thường, nó xảy ra như chuyện cơm bữa ở các nơi tương tự. Tôi đã ghé thăm hàng trăm trang trại và mỗi chuyến đi tôi đều chứng kiến các con vật chịu đựng khổ sở thế này".

Trong khi đó, giám đốc truyền thông của công ty ProFur, Phần Lan, lại đưa ra quan điểm trái ngược.

"Ngành công nghiệp lông thú là một phần của nền kinh tế ở Phần Lan. Nó mang lại 400-500 euro đến từ hoạt động xuất khẩu hàng năm, đặc biệt là cho các vùng nông thôn. Ngành công nghiệp ấy là truyền thống và không ngừng phát triển. Tôi muốn góp phần giúp cho nền công nghiệp lông thú trở nên minh bạch và rõ ràng hơn với công chúng" - người này nói.

Bên trong trang trại lông thú nơi những loài vật xinh đẹp trở nên điên loạn, tấn công và ăn thịt nhau, chờ đến ngày đượcchết để phục vụ nhu cầu con người-7

Johanna Korpela, bác sĩ thú y của Hiệp hội những người chăn nuôi lông thú Phần Lan, chia sẻ quan điểm rằng bất kể người chăn nuôi có nỗ lực đến đâu cũng không tránh khỏi trường hợp một trong số hàng nghìn con vật đột ngột đổ bệnh. Trong ngày HSI thực hiện ghi hình, họ đã chứng kiến 4 trong số 12.000 con vật chết ở trang trại, tương đương với tỷ lệ tử vong là 0,033%.

Hiệp hội những người chăn nuôi lông thú Phần Lan cũng cho biết các con chồn thường rơi vào tình trạng đau khổ và hoảng loạn trước khi bị đem đi giết và lấy lông, mặc dù chúng vẫn được cho ăn uống đầy đủ. Chúng trở nên hung dữ với đồng loại, dẫn đến các cuộc ẩu đả gây thương tổn cho nhau và bệnh nhiễm trùng mắt cũng khá phổ biến ở loài này.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/ben-trong-trang-trai-long-thu-noi-nhung-loai-vat-xinh-dep-tro-nen-dien-loan-tan-cong-va-an-thit-nhau-cho-den-ngay-duocchet-de-phuc-vu-nhu-cau-con-nguoi-162201711200159380.htm

động vật


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.