>> Những câu chuyện rợn người quanh 9 bức ảnh kỳ bí
>> 12 bức ảnh trùng hợp đến mức khó tin
Bí ẩn về "lời nguyền" ở bức tranh "Cậu bé khóc"
Họa sĩ Bruno Amadio (1911-1981) Bruno là tác giả của 28 bức tranh chủ đề trẻ em khóc. Các bức tranh thể hiện mọi sắc thái về hình ảnh trẻ em đang khóc với ánh mắt u buồn, đôi khi là sự oán giận.
Câu chuyện bí ẩn về "lời nguyền" ở bức tranh "Cậu bé khóc" bắt đầu xuất hiện từ năm 1985, khi hàng loạt các vụ cháy nhà bí ẩn lan rộng tại Anh. Nhưng điều làm những người lính cứu hỏa ngạc nhiên hơn cả là trong tất cả các vụ cháy, mọi vật trong nhà đều cháy rụi, tuy nhiên chỉ có bức "Cậu bé khóc" vẫn không hề bị ngọn lửa tác động và còn nguyên vẹn.
Sau đó, bức tranh đã được giữ lại và qua tay rất nhiều chủ. Nhưng tất cả những người có được bức chân dung đều phải chung cảnh nhà bị lửa thiêu rụi. Một câu chuyện điển hình được lan truyền khiến lời đồn càng có cở sở và gây hoang mang cho những người sở hữu "Cậu bé khóc".
Nhiều giả thiết đặt ra để lý giải cho lời nguyền đeo bám bức chân dung này. Trước tình hình trên, người dân đã dành hẳn một ngày để đốt tất cả các bản sao "Cậu bé khóc". Hàng nghìn bức tranh bị tiêu hủy dưới sự giám sát của Cục cứu hỏa. Mặc dù vậy, nhiều bản sao khác của bức tranh vẫn còn tồn tại và tin tức về các vụ cháy vẫn tiếp tục xuất hiện, các vụ chết người không rõ nguyên nhân gây xôn xao dư luận và lời đồn về bức tranh bị vướng vào lời nguyền ma ám lan rộng ở khắp nơi.
Kelvin MacKenzie một biên tập viên ở Anh đã quyết đi tìm ra sự thật để lý giải cho những sự việc xảy ra xung quanh bức tranh này. Về nguồn gốc của bức tranh, Kelvin MacKenzie đã tìm thấy được một tài liệu ghi chép lại về thời gian "Cậu bé khóc" xuất hiện. Theo tài liệu đó, bức tranh này do họa sĩ Bruno Amadio vẽ dựa theo ký ức trong lúc cùng gia đình cắm trại ở Tây Ban Nha, tình cờ trông thấy một bé trai đứng khóc nức nở vì không tìm thấy cha mẹ. Với hình ảnh buồn bã trong thất vọng của bé trai này, ông quyết định vẽ một bức tranh với đề tài "Cậu bé khóc".
Sau đó, đứa trẻ may mắn tìm thấy cha mẹ của mình và họa sĩ hứa sẽ quay lại thăm cậu bé... Tuy nhiên, thời gian sau ông quên mất lời hứa là sẽ trở lại, lúc chợt nhớ ra ông đã ghé qua nơi cậu bé sinh sống thì thấy chiếc xe cắm trại của gia đình đứa bé đã bị cháy rụi. Hỏi thăm thì ông được biết ngay trước đó một ngày chiếc xe đã bỗng nhiên phát cháy. Cha mẹ và đứa bé cũng bị thiêu cháy theo.
Sau một thời gian đi khắp nơi tìm hiểu, cuối cùng người ta đã cũng rút ra kết luận, mọi vụ hỏa hoạn đều do chập điện hoặc do lửa bắt vào vật dễ cháy gần đó. Việc xuất hiện "Cậu bé khóc" trong các đám cháy là do ngẫu nhiên bởi bức tranh được in rất nhiều, hầu như các gia đình người Anh trong thời gian đó đều sở hữu một bức "Cậu bé khóc". Còn vấn đề bức tranh không bị phá hủy là vì bức tranh được in trên chất liệu bìa cứng, khó bắt lửa chính vì vậy mà nó không thể bị lửa phá hủy.
Người mẹ chết của Edvard Munch
“Người mẹ chết” có thể là bức tranh về sự mất mát của ông, hoặc là một góc nhìn từ thế giới tâm hồn tối tăm đó.
Những người sở hữu bức tranh này cảm thấy bức tranh này vô cùng đáng sợ, họ cho biết con mắt điên dại của cô bé cứ đi theo họ không ngừng nghỉ.
Những người khác thì nghe thấy tiếng sột soạt của ga giường người đàn bà đã chết.
"Bức tranh giết người" của ông chồng ngoại tình khiến vợ tự tử
Bức tranh này chính là bức chân dung về người vợ quá cố của người họa sỹ đã ngoại tình. Đây là bức tranh mang một vẻ đẹp huyền bí và đầy ám ảnh. Điểm thu hút nhất của bức tranh đó chính là đôi mắt màu xanh của người vợ, nó long lanh ánh lệ, mang một nỗi buồn sầu thảm của cuộc tình đau khổ giữa hai vợ chồng.
Suốt một tháng ròng, người đàn ông không lúc nào nghỉ tay, cặm cụi vẽ chân dung vợ bằng tất cả sức lực và tình yêu của mình. Khi bức tranh hoàn thành cũng là lúc ông chết vì kiệt sức.
Đến một ngày kia, người phụ nữ này bổng nổi cơn điên, la hét đập phá đồ đạc trong nhà và luôn miệng hô: "Bà ta về rồi, bà ta về rồi". Theo các bác sĩ phỏng đoán, bà bị điên và được đưa vào trại thương điên. Hôm sau người phụ nữ này qua đời.
Không dừng lại ở đó, bức tranh tiếp tục được mua đi bán lại qua tay nhiều người: một họa sỹ, một người thợ may, một tỷ phú, một nhân viên lập trình... Tất cả họ đều có tình trạng chung như người đầu tiên, đó là đều phát cuồng sau khi chìm đắm vào bức tranh và chỉ sau vài ngày là qua đời.
Đã có nhiều lời đồn đoán liên quan đến bức tranh chết chóc này. Có người cho rằng khi nhìn bức tranh này cần có 2 người trở lên và không nên nhìn quá lâu vào đôi mắt của người phụ nữ nếu không sẽ phát điên...
Mới đây, một cư dân mạng đã phát hiện ra sự thật về nguồn gốc của bức tranh đầy ám ảnh này. Theo đó, bức tranh này không phải là của họa sĩ Parkistan mà nó là của một hoạ sĩ người Trung Quốc có tên là Trương Đức Lâm hoặc Robert Chang, ông này vừa là hoạ sĩ, nhạc sĩ, dựng phim, thiết kế game...
Do đó, câu chuyện xung quanh bức hình này thực chất là hư cấu, được cư dân mạng thêu dệt thêm, gây hoang mang cho nhiều người. Và tất nhiên việc nhìn quá lâu vào bức ảnh cũng sẽ không gây hại gì cho người xem, dù một số người sẽ cảm thấy hơi nhức mắt khi nhìn lâu vào bức tranh này.
Xem thêm:
>> Cô dâu "nhọ" nhất năm: Tụt cả váy vì sợ pháo giấy
>> "Cháy" mạng xã hội với những em bé siêu đáng yêu