Chuyện về những bố mẹ Trung Quốc yêu con mù quáng: Từ việc để con trai 12 tuổi đòi sữa mẹ đến nam sinh thản nhiên nhìn mẹ quỳ xin đừng bỏ học

Hàng loạt những câu chuyện về cách con cái đối xử với bố mẹ và ngược lại cho thấy tình yêu thương của bố mẹ không phải lúc nào cũng tốt cho con.

Cung phụng con giống như giết con, cưng chiều con không phải là yêu thương

Cuối năm 2019, truyền thông Trung Quốc đã "dậy sóng" tin tức khi một cậu bé 12 tuổi vẫn bú mẹ 3 lần mỗi ngày. 

Thông thường, trẻ con khi lên 2 tuổi thì người mẹ sẽ bắt đầu cai sữa. Đương nhiên, lúc này đứa trẻ bị suy nhược tinh thần vì đột ngột mất đi nguồn sữa nhưng đa phần, người mẹ nào cũng phải làm như thế. Nhưng với bà mẹ trong câu chuyện trên lại là một vấn đề khác. 

Con trai đã 12 tuổi mà vấn đề cai sữa vẫn rất nan giải. Trong sự mâu thuẫn và tuyệt vọng, người mẹ đã tiếp tục chọn con đường cho cũ - cho con trai 12 tuổi ăn sữa mẹ 3 lần 1 ngày. Người mẹ này tin rằng, cô yêu con trai mình, vì vậy mỗi lần cô quyết định cai sữa thì con trai sẽ khóc, liệu tình mẫu tử “dị dạng" này có thực sự dành cho con?

Chuyện về những bố mẹ Trung Quốc yêu con mù quáng: Từ việc để con trai 12 tuổi đòi sữa mẹ đến nam sinh thản nhiên nhìn mẹ quỳ xin đừng bỏ học-1

Nhà giáo dục nổi tiếng của Nga - Anton Makarenk từng nói: “Mọi thứ đều dành cho đứa trẻ, vì đứa trẻ mà hy sinh tất cả, đó là món quà đáng sợ nhất của bố mẹ dành cho con cái". 

Bố mẹ lầm tưởng rằng câu nói “Chúng vẫn còn là một đứa trẻ" là để bảo vệ chúng, nhưng trên thực tế, sự bảo vệ quá mức và mong muốn bảo vệ quá mức đang âm thầm kìm hãm tương lai của chúng, hay nói cách là "giết chết" cuộc sống vốn có của chúng. 

Bố mẹ không để con phải đau khổ, vậy thì con sẽ để bố mẹ đau lòng

Trong những năm gần đây, đã có vô số tin tức về việc con cái đánh đập bố mẹ hay hành xử những điều không ai ngờ đối với đấng sinh thành của mình. 

Tháng 8/2017, câu chuyện về một cậu bé ở Giang Tô, Trung Quốc đã đập phá các vật dụng trong một quán trà và bắt mẹ phải đền hết mọi thứ cho chủ quán. Mẹ vừa nói vài câu, cậu bé chạy lại bóp cổ mẹ ở nơi công cộng. 

Chuyện về những bố mẹ Trung Quốc yêu con mù quáng: Từ việc để con trai 12 tuổi đòi sữa mẹ đến nam sinh thản nhiên nhìn mẹ quỳ xin đừng bỏ học-2

Cậu bé bắt mẹ đền mọi thứ do mình phá hoại.

Hay một câu chuyện khác xảy ra vào tháng 11/2019, một cậu bé đã đánh bà mình trên đường phố. Khi người đi đường nhìn thấy, cậu bé tỏ ra khinh bỉ, người bà không những không nhìn thấy hành động sai trái của cháu mà còn bảo vệ đứa trẻ bất trị này. 

Chuyện về những bố mẹ Trung Quốc yêu con mù quáng: Từ việc để con trai 12 tuổi đòi sữa mẹ đến nam sinh thản nhiên nhìn mẹ quỳ xin đừng bỏ học-3

Cậu bé đánh bà giữa đường.

Chuyện về những bố mẹ Trung Quốc yêu con mù quáng: Từ việc để con trai 12 tuổi đòi sữa mẹ đến nam sinh thản nhiên nhìn mẹ quỳ xin đừng bỏ học-4

Tháng 3/2020, một cậu bé 10 tuổi ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đã liên tục đá vào mẹ mình vì ngăn cậu bé chơi điện thoại.

Cuối cùng là một bức ảnh khiến cộng đồng mạng phẫn nộ được lan truyền chóng mặt. Đó là hình ảnh một bà mẹ quỳ xuống trước con trai để thuyết phục con đừng bỏ học.

Thế nhưng, ngay cả khi mẹ quỳ xuống, con trai cũng không động lòng, không những thế còn chụp ảnh mẹ quỳ và gửi cho bạn bè nói rằng: “Đây là chuyện xảy ra hằng ngày", sau đó tiếp tục cầm điện thoại, xem người mẹ đang quỳ kia như vô hình. Mãi cho đến khi các bạn cùng lớp phát hiện, họ đã đến đỡ người mẹ kia lên thì cuộc giằng co giữa 2 mẹ con mới chấm dứt. 

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần trẻ em ở Mỹ đã nói: “Những người có một tuổi thơ rất hạnh phúc thường có tuổi trưởng thành khó khăn". 

Chuyện về những bố mẹ Trung Quốc yêu con mù quáng: Từ việc để con trai 12 tuổi đòi sữa mẹ đến nam sinh thản nhiên nhìn mẹ quỳ xin đừng bỏ học-5

Nam sinh để mẹ quỳ cầu xin đừng bỏ học.

Sẽ không nói quá khi rất nhiều bố mẹ ở Trung Quốc vẫn mang tư tưởng yêu thương truyền thống, đặc biệt là cách họ yêu con mù quáng, sắp xếp mọi thứ cho chúng, và từ bỏ lỗi lầm của chúng. Tất cả những việc làm này đều giống như việc đặt một bỏ bom hẹn giờ cho tương lai của chúng.

Có người nói rằng, họ đã từng nghe đến câu chuyện “Ăn cắp kim tiêm trong một giờ và dùng một đời để ăn cắp vàng". Câu chuyện kể về một người mẹ nhìn thấy đứa trẻ đang bí mật lấy kim tiêm của người khác, bà không những không la mắng mà còn khen đứa trẻ có năng lực. 

Sau đó, đứa trẻ này lại tiếp tục ăn cắp gà nhà người khác. Người mẹ vẫn khoe khoang và đem những con gà kia đi nấu súp. Và đương nhiên, khi đứa trẻ lớn lên sẽ càng tồi tệ hơn khi đánh cắp một số lượng kho báu vàng bạc, và phạm tội hình sự. Trước khi chết, hắn xin gặp mặt mẹ và nói: “Nếu như ngày đó con lấy trộm kim tiêm hay hoặc trộm gà thì mẹ nên mắng và đánh con, có như vậy thì con mới không có ngày hôm nay. Con chết là vì mẹ"

Với những câu chuyện này, các bậc cha mẹ sẽ cảm thấy ớn lạnh nhưng điều đó không sai. 

Vấn đề là các gia đình không nên chỉ quan tâm đến chuyện nghèo đói, mà việc thiếu giáo dục đối với con cái cũng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng không khác gì việc kiếm sống mưu sinh, có khi đó là một sự hủy hoại khôn lường trong tương lai. 

Chuyện về những bố mẹ Trung Quốc yêu con mù quáng: Từ việc để con trai 12 tuổi đòi sữa mẹ đến nam sinh thản nhiên nhìn mẹ quỳ xin đừng bỏ học-6

Việc con cái gặp phải những bất bình và thất bại trong quá trình lớn lên là điều bình thường, và phía bố mẹ lại muốn tạo không gian hoàn hảo để quá trình trưởng thành của con trở nên suôn sẻ, không có nỗi buồn và chỉ có hạnh phúc. Tuy nhiên, không có sự hoàn hảo nào trên thế giới, những bông hoa do bố mẹ tạo ra đã làm mù đôi mắt của những đứa trẻ, cho phép chúng có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn.

Rõ ràng, bố mẹ không muốn con cái buồn, nhưng kết quả là gây ra quá nhiều mất mát và đau khổ cho chúng

Vào tháng 11/2019, dư luận Trung Quốc vô cùng phẫn nộ trước tin tức về một gia đình hồ đồ. Theo đó, một cặp vợ chồng lái xe chở con đi mua sắm. Đứa trẻ 3 tuổi bất ngờ bật khóc không dứt, để xoa dịu tình huống này, người bố đã đặt con vào lòng để đứa trẻ có thể điều khiển tay lái. Người mẹ ngồi kế bên không những không thấy đó là hành động nguy hiểm, ngược lại còn quay video và đăng tải lên mạng xã hội. Nếu như điều chẳng may xảy ra thì có phải đây trở thành thảm họa hay không?

Chuyện về những bố mẹ Trung Quốc yêu con mù quáng: Từ việc để con trai 12 tuổi đòi sữa mẹ đến nam sinh thản nhiên nhìn mẹ quỳ xin đừng bỏ học-7

Tin tức về gia đình hồ đồ được chia sẻ trên Weibo.

Một nhà phê bình văn học nổi tiếng của Trung Quốc - Liên Nhạc từng nói, đại đa số mọi người đều sẽ trở thành những ông bố bà mẹ chiều chuộng và yêu thương con cái như bản năng. Họ sẽ thỏa mãn những đứa con của mình mà không cần nguyên tắc gì, sẽ làm mọi thứ cho chúng, chỉ cần nhìn chúng cười hài lòng thì họ cũng có cảm giác vui sướng. 

Thật đáng tiếc khi cái giá phải trả cho việc đó quá cao, chính bố mẹ đã giết chết khả năng tự lập của một đứa trẻ. Không có thách thức, không có áp lực, không được đào tạo và không có khả năng phát triển, đứa trẻ sẽ là những kẻ bỏ đi trong xã hội. 

Điều không may nhất chính là bố mẹ vô tình “đầu độc" suy nghĩ phát triển của chúng. Chúng sẽ nghĩ mọi thứ mà bố mẹ cho mình là chuyện đương nhiên và mọi người xung quanh cũng cần phải đối xử với chúng như vậy. Chúng không chỉ là con cưng của bố mẹ mà còn là người được cả thế giới yêu thương. 

Không khó để hiểu loại tâm lý nuôi dạy con như thế này, nhưng bố mẹ nên lý trí và tự nhắc mình rằng, chúng ta không thể bảo vệ con cả đời, chúng sẽ sớm ra ngoài xã hội. Hãy để chúng tự vượt qua sóng gió, tự đối mặt với những khó khăn để kích thích tiềm năng, học hỏi và rèn luyện những khả năng khác nhau. 

Sau tất cả, tình yêu tốt nhất mà bố mẹ cần phải giác ngộ chính là buông tay đúng lúc. 

Theo Trí Thức Trẻ


chiều con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.