- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cuộc sống tạm bợ, tăm tối và mắc nhiều bệnh nền khiến hơn 550.000 người vô gia cư Mỹ bị đẩy tới bờ vực thảm họa trong đại dịch Covid-19
"Chúng tôi đang cầu nguyện" - một người điều hành mái ấm vô gia cư cho biết. "Nếu virus corona kéo đến đây, nó sẽ là một thảm họa".
- Cuộc sống của người đàn ông vô gia cư gốc Việt ở nơi nghèo nhất Hong Kong và sự tương phản nghiệt ngã của thành phố hoa lệ bậc nhất hành tinh
- Người vô gia cư đến xin tiền, thanh niên đưa thẻ ngân hàng, mã pin và điều bất ngờ sau đó
- Những tỷ phú kỳ lạ nhất thế giới: Người thì "vô gia cư", người lại để cho thú cưng thừa kế
Là người điều hành mái ấm vô gia cư ở hạt San Diego, bang California, ông Bob McElroy hiểu rằng các dịch bệnh luôn là mầm họa chết chóc đối với những người nghèo khổ nhất trong xã hội. Mới 3 năm trước, bệnh viêm gan A bùng phát đã cướp đi sinh mạng của hơn 20 người chỉ riêng tại hạt San Diego, hầu hết là người vô gia cư.
Đến nay, khi virus corona càn quét khắp nước Mỹ, ông Bob lo ngại họ đang đứng trước tình thế nguy cấp một lần nữa, nhưng chỉ có thể phòng chống bằng cách tích trữ nước rửa tay.
Nhà ở cho người vô gia cư tại hạt San Diego.
San Diego chỉ có một mái ấm vô gia cư duy nhất, là nơi cư ngụ của hơn 300 người, hầu hết đều trên 50 tuổi. Theo báo New York Times, chỗ này chẳng khác gì một "nhà kho nhét đầy người", hay giống như một đơn vị quân ngũ được sắp xếp theo lối đơn giản và tối ưu diện tích nhất có thể, với những dãy giường tầng được đánh số thứ tự chỉ cách nhau khoảng 60 cm.
"Chúng tôi đang cầu nguyện" - ông Bob nói. "Nếu virus corona kéo đến đây, nó sẽ là một thảm họa".
Người vô gia cư và "nguy cơ kép" mắc bệnh truyền nhiễm
Các nhà nghiên cứu y tế cho biết khoảng 550.000 người vô gia cư ở Mỹ có "nguy cơ kép" nhiễm virus, nghĩa là cao gấp đôi so với bình thường. Nguyên nhân là vì họ sống chen chúc dưới mái ấm vô gia cư, sử dụng chung nhiều loại đồ đạc và thiếu địa điểm để rửa tay thường xuyên.
Ngoài ra, khi người vô gia cư nhiễm virus, bệnh tình của họ sẽ chuyển xấu rất nhanh do mắc nhiều bệnh lý nền và thiếu dịch vụ chăm sóc y tế đáng tin cậy. Một nghiên cứu vào năm ngoái cho biết khoảng 30% người vô gia cư ở Mỹ có tiền sử bệnh hô hấp.
Thành phố New York - nơi có nhiều người vô gia cư nhất xứ sở cờ hoa - đã ban hành hướng dẫn dài 11 trang, yêu cầu các mái ấm vô gia cư phải tiến hành kiểm tra triệu chứng, phát hiện kịp thời ca nhiễm Covid-19 và đưa đi cách ly "nhiều nhất có thể".
"Chúng ta cần hết sức lo lắng về vấn đề này" - bác sĩ bệnh truyền nhiễm Helen Chu cho biết. Cô hiện công tác ở Seattle (bang Washington) - một trong những đô thị có tỷ lệ người vô gia cư đông nhất và cũng là tâm dịch Covid-19 của Mỹ. Đến nay, trong số 100 người nhiễm virus của toàn bang Washington, chưa có một người vô gia cư nào.
Nhưng Chu lại không cảm thấy nhẹ nhõm. Trong nhiều năm qua, cô từng thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu ở mái ấm vô gia cư và tận mắt nhìn thấy những tấm đệm ngủ chỉ cách nhau chưa tới nửa bước chân. Những nơi tập trung đông người với điều kiện vệ sinh kém như vậy rất dễ trở thành ổ dịch.
Toàn thế giới đang ứng phó với đại dịch Covid-19 bằng việc cách ly bệnh nhân. Nhưng đối với người vô gia, điều đó là không thể, vì chẳng phải họ được định nghĩa là "người không còn nơi nào để đi" hay sao?
Ngoài ra, các nhân viên tại mái ấm vô gia cư - y tá, quản lý, người làm tình nguyện - đều có nguy cơ nhiễm virus cao gấp nhiều lần bình thường. Điều này tương tự như các y bác sĩ ở bệnh viện.
Tracy Semrow vì bệnh tật mà trở thành người vô gia cư, lại vì không có một mái nhà an toàn mà càng dễ đau ốm hơn.
Trong nhiều trường hợp, người ta trở nên vô gia cư cũng là do bệnh tật. Tracy Semrow từng là một nhà tư vấn tâm lý ở trường học với mức lương 6 chữ số, chuyên giúp đỡ các trẻ em khuyết tật. Tuy nhiên cách đây 2 năm, cô phát hiện mình đã mắc hội chứng rối loạn mô liên kết. Chi phí chữa trị dần ăn mòn các khoản tiết kiệm của Tracy.
Từ tháng 8 năm ngoái, cô dọn đến mái ấm vô gia cư do ông Bob McElroy điều hành. Ở đây, Tracy thường xuyên bị ốm, nhiều lúc không thể bước xuống giường. "Hệ miễn dịch của tôi đã không còn hoạt động bình thường nữa" - cô cho biết.
Dẫu vậy, Tracy vẫn còn ở một nơi chốn để đi về. Còn hầu hết người vô gia cư ở San Diego không tìm được chỗ trong mái ấm, thay vào đó, họ tá túc dưới hệ thống thoát nước của thành phố - nơi đông người và cũng đầy chuột bọ. Hoặc họ dựng lên mái lều tạm bợ dọc theo các hẻm núi.
Norbert Alarcon không có nhà, không có tiền và cũng không được tiếp cận y tế kịp thời.
Các bác sĩ nói rằng khi người vô gia cư được chở đi cấp cứu, bệnh tình của họ đã rất nghiêm trọng. Họ có tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp nhiều hơn mọi cá nhân khác. Tại một bệnh viện ở Seattle, 32% trường hợp gặp vấn đề hô hấp là người vô gia cư.
Norbert Alarcon, trước đây làm nghề gác cổng, đã sống lang bạt suốt 2 năm nay, mỗi tối lại về ngủ trong căn lều bằng nhựa ở gần San Diego. Khi cảnh sát và nhân viên xã hội tiếp cận Norbert vào tuần trước, ông bị sưng nặng ở cánh tay vì một vết cắt sâu trong tai nạn xe đạp.
Cảnh sát đề nghị đưa Norbert đến viện chữa trị nhưng người đàn ông khăng khăng là mình ổn. "Anh thấy không, bây giờ có tý màu sắc rồi" - Norbert chỉ vào cánh tay bị thương của mình, được quấn bằng loại băng keo dán thùng. "Trước đây nó chẳng có màu gì hết".
Những "cư dân im lặng" không được tiếp cận y tế
Đợt bùng phát viêm gan A năm 2017 - 2018 đã truyền nhiễm cho khoảng 600 người ở San Diego, theo chuyên gia Natasha Martin từ ĐH California cho biết. Viêm gan A chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa, có thể do những người nấu ăn đã không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
Lúc đó, giới chức và các tổ chức tình nguyện đã chống dịch bằng cách vận động người vô gia đi tiêm phòng, dọn dẹp đường phố và đặt bồn rửa tay khắp nơi. Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn không kịp thời, 20 người đã thiệt mạng trong đợt dịch năm đó.
"Nếu chiến dịch ứng phó được tiến hành sớm hơn, nó sẽ có tác dụng mạnh mẽ hơn để ngăn chặn truyền nhiễm" - bác sĩ Natasha Martin nói.
Hiện giờ, các chuyên gia cho rằng nguy cơ mà virus corona đem lại cũng tương tự như virus viêm gan A, nhưng có một điểm khác biệt mấu chốt. "Rõ ràng là chúng ta chưa có vaccine cho virus corona" - bác sĩ Robert Schooley khẳng định.
Bác sĩ Schooley dựa trên các nghiên cứu, chỉ ra rằng virus corona rất dễ lây lan trong hộ gia đình, mà mái ấm vô gia cư có thể xem là một hộ gia đình khổng lồ. Ông còn gọi những người vô gia cư là "cư dân im lặng", vì dịch bệnh tấn công họ một cách âm thầm, bí hiểm hơn so với những người được tiếp cận y tế đầy đủ.
Tối tăm, ẩm thấp và kém vệ sinh, nhưng đây chính là nơi ở của hàng ngàn người vô gia cư tại Mỹ.
David Corpus - từng đi rửa bát ở nhà hàng và là một người vô gia cư suốt hơn 1 thập kỷ - không chỉ im lặng mà còn ẩn dật. Ngày 3/3 vừa qua, viên cảnh sát Daniel Duran đã phải đi vào hơn 200m trong một đường ống tối tăm bên dưới trung tâm thương mại - nơi tá túc của ông David. "Cảnh sát đây! Ai đó?" - cảnh sát hô lên với người đàn ông đang trốn sau một tấm ván ép.
Ông David có bệnh tiểu đường và cao huyết áp, dạo này lại bị chuột rút không rõ lý do. Dù vậy, suốt nhiều tháng ông chưa từng đi khám bác sĩ.
"Tôi không thích sống dưới đường hầm thoát nước" - David đã nói khi bước ra ngoài, nheo mắt dưới bầu trời chói chang của California. "Nhưng đó là nơi duy nhất mà tôi có thể đi về".
Theo Trí Thức Trẻ
-
Thế giới9 giờ trướcCác video của bà mẹ 2 con chứa đầy những kỷ niệm thú vị về con trai và những lời khuyên hướng đến vợ tương lai của họ. Cô muốn trở thành mẹ chồng mà các con dâu có thể tin tưởng.
-
Thế giới9 giờ trướcEllen DeGeneres, Portia de Rossi và Eva Longoria là những cái tên tiếp theo rời khỏi nước Mỹ sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
-
Thế giới14 giờ trướcMột người phụ nữ 73 tuổi đã bị chính con chó Pitbull của mình tấn công và cắn tử vong tại nhà riêng.
-
Thế giới14 giờ trướcNgười đàn ông Mỹ trúng giải độc đắc 650 nghìn USD (hơn 16 tỷ đồng) nhờ chọn vé số liên quan đến các ngày kỷ niệm với vợ quá cố, nhân ngày giỗ của bà.
-
Thế giới15 giờ trướcCậu bé 7 tuổi có tài năng lập trình được một công ty mời về làm quản lý. Giám đốc của công ty cũng ngưỡng mộ tài năng của cậu.
-
Thế giới15 giờ trướcMột gò chôn cất 700 năm tuổi ở Peru chứa hài cốt của 76 trẻ em và hai người lớn bị hiến tế, tất cả đều bị rạch ngực.
-
Thế giới16 giờ trướcMột bé gái 13 tuổi đã bị ba người đàn ông, được cho là họ hàng của cô bé, xâm hại khi cô bé ra khỏi nhà để đi vệ sinh.
-
Thế giới16 giờ trướcNhững tên trộm đã đánh cắp hơn 19kg vàng từ một ngân hàng khu vực công ở quận Warangal, bang Telangana, Ấn Độ. Chúng đã làm hỏng đoạn video ghi lại sự việc, xóa sạch mọi bằng chứng về hành vi phạm tội.
-
Thế giới18 giờ trướcTổng thống mới đắc cử Mỹ Donald Trump thông báo đã chọn nữ tỷ phú Linda McMahon làm Bộ trưởng Giáo dục trong chính quyền sắp nhậm chức của ông.
-
Thế giới18 giờ trướcTham gia sự kiện về văn hóa, Lý Tử Thất tạo thiện cảm với trang phục lịch sự. Gương mặt của cô trở lại bình thường sau quãng thời gian dài phải điều trị dị ứng do nhiễm độc từ việc làm tranh sơn mài.
-
Thế giới19 giờ trướcNgười dân ở Murung Raya, Trung Kalimantan, mới đây đã được một phen hoảng hồn khi bất ngờ thấy "đám mây" nhỏ trên không bất ngờ rơi xuống đất.
-
Thế giới19 giờ trướcMuốn "bật" sếp nhưng sợ bị "đì", các nhân viên ở Mỹ có thể sử dụng dịch vụ mắng sếp ẩn danh, sẽ có người đến xả hết những ấm ức của họ mà không tiết lộ thân chủ.
-
Thế giới23 giờ trướcVụ tai nạn thương tâm xảy ra ở quận Sasang (Busan, Hàn Quốc) khiến cả hai người đều thiệt mạng.
-
Thế giới23 giờ trướcChỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt mà đám cưới lại trở thành ngày buồn của cô dâu, chú rể và quan viên hai họ.