Đại dịch và nền công nghiệp đẻ thuê: Khi những đứa trẻ ra đời bị mắc kẹt, bỏ rơi

Những cặp đôi hiếm muộn có thể nhờ người mang thai tại một số quốc gia hợp pháp hóa hoạt động này. Dẫu vậy, ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đã dẫn đến những trường hợp đáng buồn.

Cherry Lin thổn thức bên bộ đồ trẻ sơ sinh, bảo rằng nó có thể quá nhỏ so với cậu con trai bé bỏng cô vẫn chưa được gặp. Lin nằm trong số hàng trăm bà mẹ Trung Quốc khao khát có con nhưng không thể, phải tìm đến dịch vụ đẻ thuê ở nước ngoài và bị mắc kẹt do biên giới đóng cửa.

Tại Trung Quốc, toàn bộ các hình thức mang thai hộ - cả vì thương mại lẫn thỏa thuận cá nhân - đã bị cấm kể từ năm 2001, do lo ngại hiện tượng lạm dụng đối với phụ nữ nghèo. Nhưng với 35.000 - 75.000 USD (khoảng 800 triệu đến hơn 1,7 tỉ đồng), các cặp đôi Trung Quốc có thể tiếp cận dịch vụ đẻ thuê tại nhiều quốc gia, từ Lào cho đến Nga, Ukraine, Georgia và Mỹ.

Đại dịch và nền công nghiệp đẻ thuê: Khi những đứa trẻ ra đời bị mắc kẹt, bỏ rơi-1
Giữa đại dịch, ngành công nghiệp đẻ thuê trở nên chao đảo khi biên giới các nước đóng cửa, các chuyến bay bị huỷ, thị thực ngưng cấp. Điều này có nghĩa, sẽ có rất nhiều đứa trẻ phải chờ đợi để được gặp cha mẹ sinh học của mình, thậm chí có trường hợp còn bị từ chối nhận.

Sự hỗn loạn ấy cũng làm sống lại dịch vụ đẻ thuê trên thị trường chợ đen ở ngay trong Trung Quốc nữa.

Những đứa trẻ bị mắc kẹt
Báo cáo tại Nga và Ukraine về việc tìm ra những đứa trẻ sơ sinh ra đời trong các trại trẻ mồ côi hoặc căn hộ tồi tàn cho thấy tình hình ngày càng trở nên tệ hơn.

"Tôi không thể ngủ được mỗi khi nghĩ con mình đang mắc kẹt trong một trại trẻ mồ côi." - Lin cho biết. Nữ luật sư 38 tuổi ở Thành Đô đã tìm tới dịch vụ đẻ thuê sau nhiều lần sảy thai.

Con của Lin ra đời tại St. Petersburg vào tháng 6 - chỉ 3 tháng sau khi Nga đóng cửa biên giới với Trung Quốc để kìm hãm sự lây lan của Covid-19. "Chúng tôi chẳng biết phải chờ đến bao giờ."

Đại dịch và nền công nghiệp đẻ thuê: Khi những đứa trẻ ra đời bị mắc kẹt, bỏ rơi-2
Thu nhập tăng, tỉ lệ vô sinh cao và sự khao khát của những cặp đôi lớn tuổi muốn có con trai - hệ quả do chính sách một con của Trung Quốc vào thế kỷ trước - đã khiến nhu cầu tìm kiếm đẻ thuê tại quốc gia này.

Lin cùng chồng tới Nga vào năm 2020 để thực hiện thụ tinh nhân tạo và ký hợp đồng với một công ty mang thai hộ. Ngay sau khi xác nhận cái thai, cô nhanh chóng sắm sửa đồ cho bé, thậm chí tham gia khóa học chăm sóc trẻ sơ sinh. Nhưng rốt cục, kế hoạch ấy đổ bể vì đại dịch toàn cầu, và khiến cô rơi vào tình huống ác mộng. Cô chỉ có thể ngắm con qua ảnh và video mà thôi.

Khoảng thời gian quý giá nhất
Nhà chức trách hiện vẫn chưa lên tiếng về việc sẽ phải làm gì để giúp các cặp cha mẹ Trung Quốc mang con trở về. Và hiện cũng chưa có bất kỳ số liệu nào cho thấy có bao nhiêu đứa trẻ đang mắc kẹt tại nước ngoài. Tuy nhiên vào tháng 6, công ty dịch vụ mang thai hộ Biotexcom từ Ukraine đăng tải một đoạn video cho thấy hàng loạt trẻ sơ sinh đang ở trong cũi tại khách sạn, cho thấy sự khủng hoảng là có thật.

Đại diện Biotexcom cho biết, có khoảng 46 đứa trẻ ở đó, với gần một nửa là của các khách hàng Trung Quốc.

Nhà chức trách sau đó cũng cấp phép đặc biệt cho các cặp cha mẹ sinh học có thể nhận trẻ, dù cách trở về biên giới. Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ, như với trường hợp của Li Mingxia và đứa con ra đời vào tháng 5 tại Kiev. Lệnh cách ly cùng việc không có chuyến bay đồng nghĩa với việc cô sẽ khó lòng gặp được con, ít nhất là đến cuối tháng 11.

Đại dịch và nền công nghiệp đẻ thuê: Khi những đứa trẻ ra đời bị mắc kẹt, bỏ rơi-3"Tôi sẽ mất 6 tháng đầu đời của con." - Li giải thích. "Khoảng thời gian ấy là vô giá, không thể có lại được."

Hầu hết trẻ ra đời ở nước ngoài sẽ không có giấy khai sinh, do cha mẹ không thể đến nơi để xét nghiệm ADN và xác nhận quyền. Cùng với đó, cảnh sát Nga và Ukraine đang bắt đầu truy quét các "ổ trẻ sơ sinh" - những căn hộ có 5 - 6 trẻ được chăm sóc bởi 1 vú em, nhằm tránh nguy cơ buôn người. Đó là chưa tính đến những trường hợp từ chối nhận con do những thiệt hại quá lớn về kinh tế từ đại dịch toàn cầu.

"Khi cảnh sát tìm ra một số trẻ em Trung Quốc không có giấy khai sinh sống trong một căn nhà cùng người lạ, nó giống như hang ổ chuyên buôn bán trẻ, hoặc nuôi để lấy nội tạng." - trích lời Dmitriy Sitzko, quản lý thị trường Trung tâm Mang thai hộ Vera ở St. Petersburg, nơi đã cung cấp dịch vụ cho Lin.

Trung tâm Vera đã tìm ra một trại trẻ mồ côi chăm sóc con cho Lin mà không thu phí. Tuy nhiên, nhiều cơ sở tư nhân có thể thu một khoản tiền khá lớn, rơi vào khoảng 7000 đến 21.000 NDT (khoảng 23 - 72 triệu đồng).

Chợ đen đẻ thuê
Chỉ một số nước hợp pháp hóa việc mang thai hộ. Trong đó, Nga và một số nước như Ukraine, Georgia và Belarus nằm trong số những địa điểm được các cặp đôi Trung Quốc tìm đến nhiều nhất để thuê người đẻ. Làn sóng nhu cầu cũng dần chuyển về đây, sau khi những điểm nóng như Thái Lan và Ấn Độ cấm hoạt động này.

Nhưng ngay cả Nga và Ukraine cũng đang phải hứng chịu làn sóng chỉ trích, khi các nhà hoạt động cảnh báo rằng phụ nữ và trẻ em đang bị lạm dụng bởi những người nước ngoài lắm tiền nhiều của. Và khi việc di chuyển trên toàn cầu bị gián đoạn, nhiều người chuyển sang thị trường chợ đen.

Đại dịch và nền công nghiệp đẻ thuê: Khi những đứa trẻ ra đời bị mắc kẹt, bỏ rơi-4
Shenzhoy Zhongtai - một cơ quan ở Quảng Châu cho biết sẽ tốn khoảng 600.000 NDT (87.000 USD, tương đương hơn 2 tỉ đồng) cho mỗi ca "cấy và sinh nở thành công". Nếu muốn lựa chọn giới tính thì thêm 200.000 tệ nữa, và thêm 200.000 nếu muốn là một cặp song sinh "Rồng - Phượng", nghĩa là sinh đôi khác giới tính.

Lin, người đã phải từ bỏ công việc luật sư để có con cho biết, cô cảm thấy sợ khi nghĩ đến việc phải tìm đến chợ đen tại Trung Quốc. Tuy nhiên, đại dịch đã khiến cô cảm thấy hối hận khi đã không chọn nó.

"Nếu ngày ấy tôi chấp nhận rủi ro, có lẽ giờ này tôi đang được ôm bé rồi."

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/dai-dich-va-nen-cong-nghiep-de-thue-khi-nhung-dua-tre-ra-doi-bi-mac-ket-bo-roi-162212901000958263.htm

đẻ thuê


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.