"Đám cưới thế kỉ" lớn nhất Ai Cập cổ đại: kỳ quái, rộn ràng nhưng cũng đầy chua xót của nàng dâu xứ lạ

Dựa trên các công trình kiến trúc và tài liệu của người Ai Cập cổ được lưu lại, các nhà khảo cổ đã tiến hành giải mã.

Dựa trên các công trình kiến trúc và tài liệu của người Ai Cập cổ được lưu lại, các nhà khảo cổ đã tiến hành giải mã. Nhờ đó, họ biết được khá chi tiết về đám cưới lớn bậc nhất vào thời các pharaoh.

"Đám cưới thế kỉ" vào thời Ai Cập cổ đại đã diễn ra giữa vua Ramses II với công chúa nước láng giềng Hittite - một đất nước từng rất hùng mạnh, bao trùm nhiều phần của Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Israel ngày nay.

Bên nhà trai: Vua Ramses II, một trong những pharaoh vĩ đại nhất lịch sử

Vua Ramses II cai trị Ai Cập đến hơn 65 năm, chứng kiến một thời kì cực phát triển về quân sự lẫn văn hóa. Ông còn được gọi là Ramses Đại Đế.

Đám cưới thế kỉ lớn nhất Ai Cập cổ đại: kỳ quái, rộn ràng nhưng cũng đầy chua xót của nàng dâu xứ lạ-1

Xác ướp vua Ramses II

Thời trẻ của ông gắn liền với cuộc chiến trường kì giữa người Ai Cập và người Hittite. Năm 1275 TCN, vua Ramses bước vào trận đánh Kadesh lịch sử. Nhiều lần ông đã phải thoái lui, tính mạng bị đe dọa. Nhưng sau cùng, chiến thắng vẫn nghiêng về phía Ramses cùng quân Ai Cập.

Khoảng năm 1264 TCN, tức là 11 năm sau, vua Ramses bắt đầu cho xây dựng Nhà tang lễ lớn Abu Sumbel ở vùng Hạ Nubia để tưởng niệm trận đánh Kadesh. Phía ngoài, ông cho dựng những bức tượng của... chính mình, cao đến 18m và vẫn sừng sững đến ngày nay.

Đám cưới thế kỉ lớn nhất Ai Cập cổ đại: kỳ quái, rộn ràng nhưng cũng đầy chua xót của nàng dâu xứ lạ-2
Nhà tang lễ lớn Abu Sumbel

Năm 1258 TCN, vua Ramses và vua Hattusillis III đã kí kết hiệp ước hòa bình, chấm dứt tình trạng căng thẳng giữa hai nước Ai Cập - Hittite. Nhưng cũng từ đó, Hittite đối với Ai Cập luôn phải kiêng dè, kính cẩn.

Cho đến năm 1249 TCN, vua Ramses II đã trị vì 30 năm. Nhằm đánh dấu sự kiện quan trọng này, Ramses II ngỏ lời cầu hôn với con gái của nhà vua xứ Hittite. Dĩ nhiên đây là cuộc hôn nhân nhằm kết thân giữa hai nước.

Họ nhà gái: hoàng hậu Puduhepa gọi con rể tương lai là "em trai" và lo lắng về mọi việc

Nghe tin con gái sắp gả đến Ai Cập, mẹ công chúa là hoàng hậu Puduhepa không khỏi cảm thương, lo lắng. Sự chần chừ của hoàng hậu khiến pharaoh Ramses sốt ruột, gửi sứ thần tới thúc giục.

Đám cưới thế kỉ lớn nhất Ai Cập cổ đại: kỳ quái, rộn ràng nhưng cũng đầy chua xót của nàng dâu xứ lạ-3
Bức thư trên đá mà pharaoh Ramses gửi hoàng hậu Puduhepa

Đáp lại, hoàng hậu Puduhepa đã gọi là pharaoh Ramses là "em trai", lấy lí do chậm trễ vì kho chứa trong cung bị cháy và của hồi môn đang là gánh nặng cho phía nhà gái.

Bà còn cho rằng vua Ramses đòi hỏi quá nhiều. "Em trai, người chẳng phải có quá nhiều của cải rồi sao? Người lại muốn giàu hơn nữa trên cống phẩm của chúng tôi ư? Như vậy thật không phù hợp với một vị vua vĩ đại", bà nói.

Đám cưới thế kỉ lớn nhất Ai Cập cổ đại: kỳ quái, rộn ràng nhưng cũng đầy chua xót của nàng dâu xứ lạ-4
Sứ thần của Hittite (phải) bẩm báo lên vua Ramses II (trái, trên ngai vàng)

Tuy vậy, hoàng hậu cũng cho công chúa một số của hồi môn rất có giá trị. "Của hồi môn sẽ còn đẹp đẽ hơn so với công chúa Babylon. Ta sẽ cho con gái đi vào năm nay, đem theo vàng, bạc, người hầu, gia súc, cừu và ngựa theo cùng", hoàng hậu viết trong thư.

Đổi lại, hoàng hậu Puduhepa có một thỉnh cầu: công chúa xứ Hittite phải là vợ cả của vua Ramses. Đây là điều hiếm khi xảy ra với người không có nguồn gốc Ai Cập trong hậu cung của pharaoh. Nhưng trước sự kiên định từ phía Hittite, vua Ramses đành phá lệ, hứa hẹn.

Cuối cùng, mọi dàn xếp coi như đã xong, vua và hoàng hậu xứ Hittite đành tạm biệt con gái, gả cô đến nước Ai Cập xa xôi và không bao giờ gặp lại nữa.

Cuộc rước dâu dài 2.000 cây số trên lưng ngựa, băng qua miền Bắc Phi nóng rẫy

Trên cuộc hành trình này, đồng hành với "cô dâu" là đông đảo người, ngựa, sính lễ nhưng không hề có "chú rể" hay người thân.

Đám cưới thế kỉ lớn nhất Ai Cập cổ đại: kỳ quái, rộn ràng nhưng cũng đầy chua xót của nàng dâu xứ lạ-5
Từ thủ đô của Hittite dọc theo Địa Trung Hải đến thủ đô của vua Ramses dài hơn 2.100km

Hoàng hậu Puduhepa đưa công chúa được nửa đường, đến cột mốc Kadesh với trận thua thảm bại năm nào của nhà Hittite, đành tạm biệt và nhìn con gái bước qua biên giới của các pharaoh mãi mãi.

Ngoài ra, hành trình dài đằng đẳng này cũng không ít hiểm nguy khi phải băng qua nhiều vùng đất của các nước chư hầu. Cướp bóc rất có thể xảy ra.

Sau cùng, công chúa cũng đến được kinh đô của vua Ramses. Ở đây cô được đặt tên mới là Maathorneferure. Hôn lễ được cử hành linh đình, đánh dấu một quãng đời mới của hoàng hậu Maathorneferure trong nền văn hóa và tập tục xa lạ của Ai Cập mà trước đây bà chưa từng biết.

Đám cưới thế kỉ lớn nhất Ai Cập cổ đại: kỳ quái, rộn ràng nhưng cũng đầy chua xót của nàng dâu xứ lạ-6
Ảnh trái: Chiếc bùa mà hoàng hậu Maathorneferure đeo ở cổ, cho thấy bà đã thuộc về Ai Cập. Ảnh phải: hôn lễ linh đình


Hoàng hậu Pi-Ramses được cho là không sinh được con trai. Sau này, bà qua đời cô độc ở cung điện Gurob chứ không phải tại kinh đô, nghĩa là đã đánh mất vị thế người vợ cả của mình.

Về sau còn có một công chúa khác của nước Hittite phải gả đến Ai Cập, nhắm nối lại sợi chỉ vừa đứt trong quan hệ giữa 2 thế lực cực kì hùng mạnh của thời cổ đại.




Theo Trí Thức Trẻ 


đám cưới


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.