Em bé mất mạng vì thói quen bố mẹ nào cũng mắc phải

Những thiên thần bé nhỏ rất mong manh chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng để lại những nỗi đau không thể cứu vãn.

Chăm sóc trẻ tưởng chừng là một điều đơn giản mà bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng làm được. Tuy vậy, để chăm sóc bé một cách tốt nhất thì cần có kiến thức nhất định. Mới đây, câu chuyện ông bố vì mải xem điện thoại để con sặc sữa đến chết mà không biết đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho những người làm cha làm mẹ bất cẩn.

Những thiên thần bé nhỏ rất mong manh chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng để lại những nỗi đau không thể cứu vãn.

Mới đây, công đông mạng đang vô cùng phẫn nộ với trường hợp rất đau lòng tại Singapore. Theo Asiaone, sự việc xảy ra từ tháng 10 năm ngoái nhưng mới có kết quả điều tra hôm thứ 3 vừa qua. 

Em bé Reyhana 3 tháng tuổi được bố Mohamed Shiddiq Sazali, 27 tuổi, trông nom khi mẹ vắng nhà. Anh Shiddiq ngồi trên giường, vừa chơi game điện thoại vừa bế con trong lòng và cho bé bú bình.

be-3-thang-tuoi-tu-vong-khi-bo-vua-cho-bu-binh-vua-nghich-dien-thoai

Ảnh minh họa: The New Paper.

Điều tra cho thấy, em bé đã lấy lưỡi đẩy núm ti ra nhưng ông bố vẫn tiếp tục chơi game và tống bình sữa vào miệng con. Sau đó, khi con gái khóc và bắt đầu khua khoắng, anh Shiddiq vẫn dán mắt vào màn hình mà không nhìn bé. Hai phút sau, bé Reyhana bỗng nằm yên.

>> Em bé mang hoạ vì thói quen tắm vòi hoa sen của mẹ

Cùng lúc này, ông ngoại của bé đi chợ về thì thấy cháu đã tái nhợt và bất động. Người ông vội vàng hồi sức cho cháu thì cô bé ói ra sữa. Reyhaha được đưa đi cấp cứu và qua đời sau đó một tiếng.

Cảnh sát không tìm thấy dấu hiệu em bị sát hại. Khám nghiệm tử thi cho thấy, xương đùi và hộp sọ của em có vết rạn nhưng đó đều là các vết thương cũ và không hề góp phần gây ra cái chết của em.

be-gai-tu-vong-khi-bo-vua-cho-bu-binh-vua-choi-dien-thoai-1

Sau khi bé Reyhana qua đời, ông bố trẻ lên facebook bày tỏ tình yêu với con gái

Ban đầu, nguyên nhân cái chết của bé gái này không xác định được nhưng báo cáo cuối cùng của cơ quan chức năng cho biết có thể việc sặc sữa đã khiến em tử vong.

Để không mắc phải những trường hợp đau lòng như trên bố, mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để chăm sóc cho bé trong trường hợp bé bị sặc sữa, cháo tại nhà.

Biểu hiện, cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa, cháo tại nhà

Nguyên nhân trẻ bị sặc sữa, cháo

–         Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc trẻ bị sặc sữa chính là do các mẹ hoặc người trông trẻ cho trẻ bú sữa, ăn không đúng tư thế (cho trẻ bú trong tư thế nằm…).

–         Thứ hai, lượng sữa ra quá nhiều do núm vú cao su quá rộng, dẫn đến trẻ không thể bú kịp lượng sữa chảy ra.

–         Thứ ba, đây là nguyên nhân thường mắc phải ở các bà mẹ, đó là khi trẻ đang khóc, các mẹ cho trẻ bú để dỗ cho trẻ nín. Tuy nhiên đây là một sai lầm tai hại khiến cho trẻ có thể bị sặc.

Biểu hiện trẻ bị sặc sữa, cháo

Nguyên nhân, biểu hiện trẻ bị sặc sữa, cháo, nguyen nhan tre bi sac sua, chao

Khi bị sặc sữa trẻ sẽ có một số biểu hiện sau:

–         Ngừng ăn và ho sặc sụa

–         Cơ thể tím tái, đặc biệt là mặt

–         Trẻ có biểu hiện khó thở, thở dốc, thở gấp

–         Hai mắt trợn ngược

–         Đối với những trường hợp nặng trẻ có thể bị ngừng thở và dẫn đến tử vong.

Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa, cháo

Sặc sữa là một tai nạn dễ gặp ở trẻ, tuy nhiên, nếu không biết cách sơ cứu kịp thời rất có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Khi trẻ bị sặc sữa bạn có thể sơ cứu bằng những cách sau:

–         Đối với trẻ nhỏ:

  • Hãy đặt trẻ nằm sấp, úp trên cẳng tay của bạn, đầu của trẻ hơi chúc xuống phía dưới, sau đó vỗ nhẹ vào lưng của trẻ từ 5 -7 cái để tống dị vật đang mắc ở cổ họng của trẻ ra ngoài.

  • Nếu cách đó vẫn không hiệu quả, xoay mặt bé về cánh tay kia của bạn, nhìn vào trong miệng bé, nếu thấy dị vật hãy lấy một ngón tay móc dị vật đó ra ngoài. Tuy nhiên, nên nhớ không nên chọc quá sâu vào trong cổ họng của trẻ, bởi nó có thể gây ra tổn thương.

  • Trong trường hợp dị vật vẫn không ra, hãy đặt bé nằm nguyên ở tư thế đó, dùng hai ngón tay đặt lên phần nửa dưới xương ức của trẻ và ấn mạnh xuống khoảng 3 giây một lần. Cách này sẽ tạo ra cơn ho nhân tạo để dị vật có thể bị tống ra ngoài khi bé ho.

  •  Nếu như tất cả các cách trên đều không hiệu quả, dị vật vẫn không được tống ra ngoài, bạn hãy đặt trẻ nằm ngửa, đặt hai ngón tay lên phần phía dưới của xương ức ấn 5 lần liên tiếp.
  • Và sau đó, hãy đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra, thăm khám.

–         Đối với trẻ lớn: bạn hãy đặt trẻ nằm ngửa, dùng tay ấn thật nhanh và mạnh vào khu vực giữa xương ức và xương sườn của trẻ. Hoặc bạn có thể đặt trẻ khum người về phía trước, dùng tay vỗ mạnh vào lưng (khu vực giữa hai bả vai) để dị vật được đẩy ra ngoài.

Cách phòng tránh trẻ bị sặc sữa, cháo

Để tránh tai nạn sặc sữa xảy ra với con mình các ông bố, bà mẹ nên nhớ:

–         Không được cho trẻ bú sữa khi trẻ đang khóc, chơi đùa hay trẻ đang buồn ngủ bởi lúc này trẻ đang không tập trung.

–         Không nên vừa nằm, vừa cho con bú

–        Trong trường hợp sữa mẹ về quá nhiều, trẻ không kịp ăn, để tránh sặc cho trẻ, mẹ hãy dùng hai ngón tay kẹp thật chặt núm vú lại để giảm lượng sữa xuống, khi đó trẻ mới có thể bú tiếp.

–         Đối với những trẻ bú bình: các mẹ nên để núm vú cao su to vừa phải để đảm bảo lượng sữa không ra quá nhiều khi trẻ đang ăn.

–         Khi trẻ bú xong, dùng tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ để trẻ ợ hơi và giảm chớ sữa.

–         Đối với những trẻ đã ăn được cơm, cháo: cha mẹ cần làm nhỏ thức ăn, hạn chế cho trẻ ăn các loại hạt bởi chúng có thể bị mắc ở cổ họng và làm trẻ bị hóc, chớ, nôn

Khi đã nắm được nguyên nhân, biểu hiện, cách sơ cứu và cách phòng tránh cho trẻ bị sặc sữa, các ông bố bà mẹ sẽ biết mình nên làm gì và không nên làm gì để tai nạn không thể xảy ra với con em mình. Chúng tôi mong rẳng những thông tin trên sẽ giúp các phụ huynh xử lý được tốt các tình huống nguy hiểm xảy ra cho con em mình.


An Bình (Tintuconline tổng hợp)
Theo VietNamNet

Trẻ sơ sinh

chăm sóc bé


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.