- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Iran trở thành mối đe dọa mới của dịch virus corona
Từ lâu đã là ngã tư khu vực, Iran đang lây lan virus corona mới sang một loạt nước lân cận. Nhiều quốc gia có hệ thống y tế yếu kém, chưa sẵn sàng ứng phó.
Người hành hương, lao động nhập cư, doanh nhân, binh lính và giáo sĩ liên tục qua lại biên giới Iran, thường đi qua các quốc gia kiểm soát biên giới lỏng lẻo, không hiệu quả và hệ thống y tế mong manh.
Giờ đây, trong cuộc chiến ngăn chặn sự lây lan của virus corona, Iran đang nổi lên là điểm nóng thứ 2 sau Trung Quốc, theo New York Times.
Các ca nhiễm ở Iraq, Afghanistan, Bahrain, Kuwait, Oman, Lebanon, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) - thậm chí một ca tại Canada - đều có nguồn gốc từ Iran, gây ra nỗi lo sợ lan rộng từ Kabul đến Beirut.
"Nơi hoàn hảo" cho đại dịch
Theo các chuyên gia, khu vực Trung Đông về nhiều mặt là nơi hoàn hảo để đại dịch bùng phát, với dòng di chuyển liên tục của người hành hương Hồi giáo và lao động nhập cư có thể mang virus.
Nền kinh tế của Iran bị bóp nghẹt bởi các lệnh trừng phạt và các nhà lãnh đạo nước này bị cô lập với phần lớn thế giới, khiến bức tranh toàn cảnh về dịch bệnh không được phác họa rõ ràng.
Người dân bên ngoài một bệnh viện ở Tehran, thủ đô Iran. các chuyên gia cảnh báo virus corona mới đang lây lan từ Iran ra khắp Trung Đông. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, các cuộc nội chiến cũng như nhiều năm bất ổn đã phá vỡ hệ thống y tế của một số quốc gia láng giềng như Syria, Iraq, Afghanistan và Yemen. Phần lớn khu vực bị cai trị bởi các chính quyền kém minh bạch, thiếu trách nhiệm với người dân và dịch vụ y tế công cộng yếu kém.
"Đây là công thức cho đợt bùng phát virus trên diện rộng", ông Peter Piot, Hiệu trưởng Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, cựu giám đốc điều hành Chương trình Liên Hợp Quốc Liên kết về HIV/AIDS, bình luận.
Hàng triệu người hành hương Hồi giáo đi lại trên khắp khu vực mỗi năm để thăm các thánh địa Shiite ở Iran và Iraq. Chỉ riêng trong tháng 1, 30.000 người trở về Afghanistan từ Iran và hàng trăm người khác tiếp tục hành hương đến Qom, nơi bùng phát dịch ở Iran, mỗi tuần, theo các quan chức Afghanistan.
Iraq đã đóng cửa biên giới với Iran hôm 22/2, nhưng hàng triệu người băng qua biên giới này mỗi năm. Vì vậy, rất nhiều người nhiễm bệnh có khả năng đã mang virus đến Iraq. Và đến trưa 24/2 tại Najaf, các chuyến bay đến và đi từ Iran vẫn cất hạ cánh.
Thống đốc các tỉnh của Iraq giáp biên giới với Iran đang nghiêm túc chuẩn bị ứng phó với nguy cơ lây lan dịch bệnh và ít nhất 2 thống đốc đã đích thân kiểm tra các cửa khẩu ở biên giới để đảm bảo rằng những nơi này đang được giám sát và người Iran không thể nhập cảnh Iraq.
Qutaybah al-Jubouri, người đứng đầu Ủy ban Y tế thuộc quốc hội Iraq, đã gọi virus corona chủng mới (tên chính thức là SARS-CoV-2) là "bệnh dịch" và cho biết ủy ban của ông đang yêu cầu đóng cửa toàn diện hơn nữa toàn bộ biên giới "trên bộ, trên biển và trên không" với Iran "cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn".
Bộ Y tế Iran đã gửi thư cho thống đốc Qom hôm 20/2 và yêu cầu các lãnh đạo tôn giáo Shiite hạn chế số người hành hương tại Đền Fatima Masumeh và các địa điểm tôn giáo khác trong thành phố. Song cho đến đầu ngày 25/2, nhiều đám đông người vẫn tụ tập quanh ngôi đền, chạm vào nó và tham gia các buổi cầu nguyện chung.
Hành khách đeo khẩu trang bước xuống từ một máy bay của Iran tại sân bay ở Najaf, Iraq, hôm 21/2. Ảnh: AP.
Hỗn loạn thông tin ở Iran
Xét theo nhiều phương diện, Iran là nơi để áp dụng nghiên cứu tình huống (case study) về nguy cơ lây lan dịch bệnh. Nước này báo cáo ca nhiễm đầu tiên chưa đầy một tuần trước, tại Qom. Hôm 24/2, các quan chức y tế cho biết 4 người đã tử vong ở đó ngày hôm trước, nâng tổng số người chết lên thành 12. Ít nhất 61 người khác nhiễm virus với các ca mới được ghi nhận ở Isfahan, Hamedan và các thành phố khác, cũng như ở Qom.
Giờ đây, sự chậm chạp trong việc cập nhật thông tin về sự lây lan của virus đang làm tổn hại thêm uy tín của Tehran, chưa đầy 2 tháng sau khi các quan chức buộc phải thừa nhận đã nói dối về vụ hệ thống phòng không bắn nhầm máy bay chở khách Ukraine. Nhiều người Iran hôm thứ 24/2 đã công khai hoài nghi các tuyên bố chính thức về sự lây lan của virus.
Một thành viên của quốc hội đại diện cho Qom tuyên bố hôm 24/2 rằng ít nhất 50 người đã chết ở đó, bao gồm 34 người bị cách ly, và ca nhiễm đầu tiên đã được báo cáo hơn hai tuần trước khi các quan chức lần đầu thừa nhận có người nhiễm virus.
"Mỗi ngày có 10 người chết ở Qom", nghị sĩ Ahmad Amiri Farahani khẳng định trong một bài phát biểu trước quốc hội, yêu cầu việc cách ly thành phố của ông.
Các quan chức y tế kịch liệt bác bỏ tuyên bố của ông. "Tôi sẽ từ chức nếu con số bằng một nửa hoặc một phần tư số này", ông Ahmad Harirchi, cố vấn của bộ trưởng Y tế, nói.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt người đi lại tại một cửa khẩu giữa Iran và Iraq. Ảnh: AFP.
Khiến công chúng thêm lo lắng, truyền thông Iran đưa tin rằng tiến sĩ Mohamad Reza Ghadir, Hiệu trưởng một trường đại học y ở Qom và là quan chức hàng đầu phụ trách xử lý ổ dịch ở đó, là một trong số những người bị cách ly.
Hôm 24/2, tiến sĩ Ghadir cho biết trên truyền hình nhà nước Iran rằng Bộ Y tế đã ra lệnh cho các quan chức thành phố không được công bố bất kỳ số liệu thống kê nào liên quan đến tình hình dịch bệnh ở Qom. Tình hình ở đó "rất nghiêm trọng và dịch bệnh đã lan khắp thành phố", ông nói.
Người Iran đã phớt lờ những lời kêu gọi từ chính quyền yêu cầu tránh xa các bệnh viện vì sợ lây bệnh, và thay vào đó, họ đổ xô đến các phòng cấp cứu để làm xét nghiệm. Bệnh viện Imam Khomeini ở Tehran đã dựng một chiếc lều ở bên ngoài để ứng phó với dòng người kéo đến.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC từ Tehran, tiến sĩ Babak Gharaye Moghadam kêu gọi công dân "làm ơn, làm ơn tuân thủ" khuyến cáo của các quan chức y tế và không nghe theo thông tin trên mạng xã hội.
Giá của khẩu trang y tế đã tăng vọt trên toàn khu vực, bao gồm ở Iran, Iraq, Lebanon và Afghanistan, nơi một số cửa hàng đang bán với giá cao gấp 30 lần bình thường.
Một hiệu thuốc ở Tehran, Iran, hôm 24/2. Một số mặt hàng y tế như khẩu trang, nước rửa tay đang trở nên khan hiếm tại nhiều nước ở khu vực. Ảnh: AFP/Getty.
Chưa sẵn sàng ứng phó
Các chuyên gia lo ngại rằng không nhiều quốc gia Trung Đông sẵn sàng ứng phó hiệu quả với mối đe dọa do virus gây ra.
"Những nước này sẵn sàng ở mức nào?" tiến sĩ Montaser Bilbisi, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm được đào tạo tại Mỹ và đang hành nghề ở Amman, Jordan, nói. "Nói thật, tôi chưa thấy mức độ sẵn sàng mà tôi đã thấy ở Trung Quốc hay ở nơi khác, và thậm chí một số vật dụng bảo vệ cá nhân còn thiếu".
Ví dụ, tại Jordan, ông chưa nhìn thấy bất cứ bộ quần áo bảo hộ hộ toàn thân nào. "Vì vậy, nhân viên y tế sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao".
Tại Afghanistan, các quan chức cho biết ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận là một người đàn ông 35 tuổi tại tỉnh Herat ở phía tây, gần đây đã đến Qom. Các quan chức y tế đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Herat. Chính phủ hôm 23/2 ra lệnh tạm dừng hoạt động mọi đường bay và tuyến đường bộ đi và đến Iran.
Song biên giới rất khó để đóng kín. Hàng nghìn người đi qua biên giới mỗi tuần để hành hương tôn giáo, buôn bán, làm việc và học tập - khoảng 30.000 người chỉ trong tháng 1, theo báo cáo của Tổ chức Di cư Quốc tế, một cơ quan liên chính phủ.
"Trong 2 tuần qua, hơn 1.000 người đã ghé qua hoặc đi đến Qom từ Herat, có nghĩa là họ tiếp xúc gần hơn với virus", Bộ trưởng Y tế Afghanistan Ferozuddin Feroz cho biết tại một cuộc họp báo ở Kabul hôm 24/2.
Bên ngoài đền Fatimah Masumeh, một địa điểm linh thiêng đối với tín đồ Hồi giáo Shiite ở thành phố Qom của Iran, hôm 10/2. Ảnh: Reuters.
Trong khi các quan chức trấn an rằng họ đã yêu cầu sản xuất thêm khẩu trang y tế, người dân vẫn đang hoang mang về những biện pháp phòng ngừa khác.
Con trai của một giáo sư tại một trường đại học ở Herat, người trở về từ Iran 3 ngày trước, đã gọi cho phóng viên của New York Times hôm 24/2 để hỏi thủ tục kiểm dịch bao gồm những gì.
"Bố tôi không có dấu hiệu nhiễm virus corona, nhưng ông và gia đình chúng tôi rất lo lắng", người con, Mohamad Iman, nói. "Ông ấy đã tự nhốt mình trong một căn phòng và chỉ đọc sách. Ông ấy bảo chúng tôi để một ít thức ăn và nước uống cho ông trước cửa phòng, ngoài ra thì tránh xa".
Saudi Arabia là tâm điểm của một đợt bùng phát dịch bệnh tương tự 7 năm trước, Hội chứng Hô hấp Trung Đông, hay MERS, trong đó virus truyền từ lạc đà sang người.
Song ngay cả 7 năm sau, Saudi Arabia, một trong những quốc gia giàu nhất thế giới, đã rất chật vật khi đưa vào áp dụng quy trình vệ sinh dịch tễ tân tiến nhất để hạn chế sự lây lan của virus trong các bệnh viện. Một đợt bùng phát MERS vào mùa xuân năm ngoái đã làm ít nhất 61 người mắc bệnh, với 8 người thiệt mạng.
"Nhiều bệnh viện ở Saudi Arabia đã cải thiện nhưng một số bệnh viện vẫn có thể làm tốt hơn chuyện phòng ngừa", tiến sĩ David L. Heymann, cựu chủ tịch Cơ quan Bảo vệ Sức khỏe Anh, nói.
Ở Iraq, quốc gia có biên giới dài nhất với Iran, chỉ một trường hợp được phát hiện cho đến nay: một sinh viên tôn giáo người Iran 22 tuổi ở Najaf, tên Suhail Mohammad Ali.
Trong những nỗ lực toàn diện đầu tiên để chống lại sự lây lan của virus, cơ quan giáo dục ở Najaf hôm 24/2 đã hoãn kỳ thi mùa xuân và đền Imam Ali linh thiêng đã bị đóng cửa.
Bộ Y tế Iraq khuyến cáo người dân tránh những nơi đông người, hôn hoặc bắt tay.
Người biểu tình đeo khẩu trang, sau khi dịch virus corona bùng phát, trong một cuộc biểu tình chống chính quyền tại Najaf, Iraq, hôm 24/2. Ảnh: Reuters.
Ở Lebanon, một phụ nữ 41 tuổi, từng tới Qom trong một chuyến hành hương tôn giáo, về đến sân bay ở thủ đô Beirut vào tối 20/2 và cho kết quả dương tính với virus ngày hôm sau. Tuy nhiên, mãi đến hôm 24/2, chính phủ mới đưa ra kế hoạch khẩn cấp, trong đó hạn chế việc đi đến các khu vực bị ảnh hưởng và người nhập cảnh sẽ bị cách ly tại sân bay nếu họ có triệu chứng.
Song không có mệnh lệnh nhất định nào được ban hành; không phải tất cả hành khách hạ cánh ở Beirut trong những ngày gần đây đều được kiểm tra và hai máy bay khác từ Qom đã được phép hạ cánh ở Beirut hô 24/2. Hành khách trên chiếc máy bay chở người phụ nữ Lebanon nhiễm bệnh từ Qom được yêu cầu tự cách ly tại nhà.
Bộ trưởng Y tế Hamad Hasan hôm 24/2 kêu gọi người Lebanon giữ bình tĩnh. Song Rabih Shaer, người sáng lập một tổ chức phi lợi nhuận chống tham nhũng ở Lebanon, nói phản ứng chậm chạp của chính phủ "là vô trách nhiệm và là tội ác".
"Người dân Lebanon vốn đã mất niềm tin rằng tầng lớp chính trị này có thể đương đầu với mọi vấn đề", ông nói. "Và bây giờ, cho đến hôm nay, họ vẫn chưa thực hiện các biện pháp đúng đắn. Không minh bạch, không có trách nhiệm".
Tiến sĩ Nada Melhem, một nhà virus học tại Đại học Mỹ Beirut, cố vấn cho Bộ Y tế Lebanon, thừa nhận rằng "mức độ hoảng loạn ở Lebanon là rất cao".
"Nhưng với sự theo dõi có hệ thống, chúng tôi sẽ có thể khống chế dịch", bà nói thêm. "Chúng tôi sẽ mắc một vài thiếu sót? Chúng tôi chắc chắn sẽ thiếu sót, nhưng tôi hy vọng chúng tôi có thể hạn chế chúng nhiều nhất có thể".
Theo Zing
-
Thế giới44 phút trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới3 giờ trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới3 giờ trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.
-
Thế giới3 giờ trướcĐám cưới đang diễn ra vui vẻ, cô dâu cười rạng ngời hạnh phúc thì chú rể bật video "nhá hình" cô dâu thân mật với người đàn ông khác khiến cả hội trường xôn xao.
-
Thế giới13 giờ trướcCác video của bà mẹ 2 con chứa đầy những kỷ niệm thú vị về con trai và những lời khuyên hướng đến vợ tương lai của họ. Cô muốn trở thành mẹ chồng mà các con dâu có thể tin tưởng.
-
Thế giới14 giờ trướcEllen DeGeneres, Portia de Rossi và Eva Longoria là những cái tên tiếp theo rời khỏi nước Mỹ sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
-
Thế giới18 giờ trướcMột người phụ nữ 73 tuổi đã bị chính con chó Pitbull của mình tấn công và cắn tử vong tại nhà riêng.
-
Thế giới18 giờ trướcNgười đàn ông Mỹ trúng giải độc đắc 650 nghìn USD (hơn 16 tỷ đồng) nhờ chọn vé số liên quan đến các ngày kỷ niệm với vợ quá cố, nhân ngày giỗ của bà.
-
Thế giới19 giờ trướcCậu bé 7 tuổi có tài năng lập trình được một công ty mời về làm quản lý. Giám đốc của công ty cũng ngưỡng mộ tài năng của cậu.
-
Thế giới19 giờ trướcMột gò chôn cất 700 năm tuổi ở Peru chứa hài cốt của 76 trẻ em và hai người lớn bị hiến tế, tất cả đều bị rạch ngực.
-
Thế giới20 giờ trướcMột bé gái 13 tuổi đã bị ba người đàn ông, được cho là họ hàng của cô bé, xâm hại khi cô bé ra khỏi nhà để đi vệ sinh.
-
Thế giới20 giờ trướcNhững tên trộm đã đánh cắp hơn 19kg vàng từ một ngân hàng khu vực công ở quận Warangal, bang Telangana, Ấn Độ. Chúng đã làm hỏng đoạn video ghi lại sự việc, xóa sạch mọi bằng chứng về hành vi phạm tội.
-
Thế giới23 giờ trướcTổng thống mới đắc cử Mỹ Donald Trump thông báo đã chọn nữ tỷ phú Linda McMahon làm Bộ trưởng Giáo dục trong chính quyền sắp nhậm chức của ông.
-
Thế giới23 giờ trướcTham gia sự kiện về văn hóa, Lý Tử Thất tạo thiện cảm với trang phục lịch sự. Gương mặt của cô trở lại bình thường sau quãng thời gian dài phải điều trị dị ứng do nhiễm độc từ việc làm tranh sơn mài.