Kỳ lạ kỹ nữ có chồng vẫn khiến vua mê đắm, 44 tuổi mới được phong Hoàng hậu

10 năm sau, hoàng hậu Quách Thị qua đời, vua muốn lập Lưu Nga lên ngôi Hoàng hậu liền bị triều thần phản đối dữ dội.

10 năm sau, hoàng hậu Quách Thị qua đời, vua muốn lập Lưu Nga lên ngôi Hoàng hậu liền bị triều thần phản đối dữ dội. Mãi tới năm 1012, bà mới được phong làm Hoàng hậu. Chốn hậu cung với hàng ngàn mỹ nữ vẫn không thể khiến Triệu Hằng quên được Lưu Nga.

Thông thường, người được chọn vào ngôi vị mẫu nghi thiên hạ là người có xuất thân cao quý, vẻ đẹp sắc nước hương trời. Tuy nhiên trong lịch sử Trung Hoa, xuất thân Lưu Nga Hoàng hậu của vua Tống Chân Tông Triệu Hằng là một trường hợp đặt biệt, từng gây nhiều tranh cãi.

Chương Hiến Minh Túc hoàng hậu Lưu Nga là vợ vua Tống Chân Tông Triệu Hằng triều đại nhà Tống. Không giống như bất kỳ hoàng hậu nào khác trong lịch sử, Hoàng hậu Lưu Nga chỉ xuất thân từ một kỹ nữ hát rong. Thậm chí, bà còn từng có một đời chồng trước khi gặp Triệu Hằng.

Thế nhưng, sắc đẹp của người đàn bà này vẫn khiến Triệu Hằng khi còn là Thái tử đem lòng si mê. Khi biết quá khứ từng có một đời chồng của Lưu Nga, Tống Chân Tông Triệu Hằng còn biết ơn chồng cũ của nàng, ban thưởng hậu hĩnh.

Về xuất thân của Lưu Nga, bà là cháu của Hữu Kiêu Vệ đại tướng quân Lưu Diên Khánh thời Hậu Tấn và Hậu Hán, con gái thứ sử Giá Châu Lưu Thông. Tuy có tổ tiên là người danh giá song do cha bà bỏ mạng nơi chiến chường nên gia đình lâm vào cảnh khốn đốn. Tương truyền, khi mang thai Lưu Nga, mẹ bà mơ thấy trăng sáng và nghĩ con mình do Hằng Nga đầu thai bèn đặt tên là Lưu Nga.

Ảnh minh họa.

Lưu Nga gặp Cung Mĩ, một nghệ nhân hát Cổ Từ và nảy sinh tình cảm song không được gia đình đồng ý. Cung Mĩ có tài nhưng lại chỉ là một thanh niên nhà nghèo. Quyết tâm theo đuổi tình yêu này, Lưu Nga cùng Cung Mĩ đã đưa nhau đi trốn và nên duyên vợ chồng. Cung Mĩ bỏ nghề hát học làm thợ bạc, Lưu Nga được dạy hát Cổ Từ để kiếm sống.

Cuộc sống của hai người tuy nghèo vật chất song lại rất hạnh phúc. Thế nhưng, Cung Mĩ không cam lòng khi một người xinh đẹp, thông minh như Lưu Nga phải chịu cuộc sống nghèo khổ này.

Khi được mời vào phủ Khai Phong để rèn bạc, nghe được tin vương gia Triệu Hằng sắp tuyển thiếp, Cung Mĩ liền về nhà, ấp úng kể lại chuyện với vợ. Lưu Nga khi đó không muốn rũ bỏ tình nghĩa vợ chồng này, hơn nữa bản thân chỉ là một kỹ nữ đã có chồng, không dám mơ tưởng được vương gia sủng ái.

Cuối cùng, Cung Mĩ đã thuyết phục được Lưu Nga và lấy thân phận mới cho bà là em gái của mình để tham gia đợt tuyển thiếp của Triệu Hằng. Ngay khi vừa gặp mặt, Triệu Hằng đã bị hút hồn bởi vẻ đẹp mê đắm và cử chỉ duyên dáng của nàng Lưu Nga.

Không lâu sau đó, vua Tống Thái Tông (cha của Triệu Hằng) muốn lập Phan Thị, con gái của khai quốc công thần Phan Mĩ làm chính thất (vợ cả) của con trai. Biết chuyện Triệu Hằng đang mê đắm Lưu Nga, vua liền cho người đuổi nàng khỏi phủ. Tuy nhiên, điều đó vẫn không thể ngăn cản tình cảm của Triệu Hằng dành cho Lưu Nga. Thậm chí hai người còn qua lại với nhau vụng trộm suốt 15 năm trời sau đó.

Năm 983, Triệu Hằng tuân theo lời cha sắc phong Phan Thị làm vương phi. Tuy nhiên Phan Thị qua đời chỉ vài năm sau đó mà chưa có con. Quách Thị tiếp tục được vua Tống Thái Tông lập làm chính thất cho con trai.  

Năm 997, vua Thái Tông qua đời, Triệu Hằng lên ngôi lấy hiệu Tống Chân Tông. 10 năm sau, hoàng hậu Quách Thị qua đời, vua muốn lập Lưu Nga lên ngôi Hoàng hậu liền bị triều thần phản đối dữ dội. Mãi tới năm 1012, bà mới được phong làm Hoàng hậu. Chốn hậu cung với hàng ngàn mỹ nữ vẫn không thể khiến Triệu Hằng quên được Lưu Nga.

Ảnh minh họa.

Mãi sau này, chuyện quá khứ của Lưu Nga cũng bị bại lộ. Tuy nhiên, Tống Chân Tông không hề tức giận mà còn cảm kích Cung Mĩ vì đã tận tâm bao năm theo mình phục vụ, chăm sóc Lưu Nga chu đáo. Vua bèn đổi tên Cung Mĩ thành Lưu Mĩ với vai anh trai Lưu Nga và ban cho cuộc sống nhung lụa.

Tuy có xuất thân bình dân lại từng có một đời chồng, song Lưu Nga Hoàng hậu được sử sách Trung Quốc ghi nhận là một trong những phụ nữ nhiếp chính đầu tiên của thời Tống. Bà còn được nhiều người đánh giá có tài năng sánh ngang Võ Tắc Thiên nhờ những năm kiếm sống lưu lạc giúp bà rất biết cách làm đẹp lòng thiên hạ.

Năm 65 tuổi, Thái hậu Lưu Nga qua đời. Trước khi chết, bà dù già yếu bệnh tật nhưng không một phút giây nào lơ là việc quốc gia đại sự. Khi biết rằng mình chẳng còn sống được bao, bà liền lấy tay chỉ vào y phục của mình, hàm ý trả lại biểu tượng quyền lực tối cao. Sau khi qua đời, Lưu Nga được mai táng trong trang phục của hoàng hậu.


Theo Khám Phá 


kỹ nữ

Hoàng hậu

hoàng đế


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.