Ký ức kinh hoàng của nạn nhân duy nhất sống sót trong thảm họa nhập cư Anh Quốc: Nô lệ thời hiện đại, 2 năm trời sống trong địa ngục

Bài phỏng vấn độc quyền của tờ The Sun đã cho thấy hiện thực tàn khốc của nạn buôn người đang diễn ra ngay tại Anh Quốc.

Bài phỏng vấn độc quyền của tờ The Sun đã cho thấy hiện thực tàn khốc của nạn buôn người đang diễn ra ngay tại Anh Quốc.

Thảm họa Morecambe: Năm 2004, một nhóm người nhập cư Trung Quốc làm nghề thu hoạch sò ở Vịnh Morecambe đã bị mắc kẹt khi thủy triều dâng lên, khiến 21 người chết đuối, 2 người mất tích. Sự kiện được xem là một trường hợp điển hình của cái gọi là "thảm họa nhập cư" và "nô lệ thời hiện đại" diễn ra tại Anh Quốc vào những năm 2000.

Đầu những năm 2002, Li Hua - một người lao động bình thường - đã phải chạy vạy để có cho được 14.000 bảng Anh nộp cho bang "Đầu Rắn" - băng đảng buôn người khét tiếng chuyên nghiệp tại Trung Quốc. 

Anh cắn răng nộp, với lời hứa hẹn về một cuộc sống tươi đẹp hơn ở "miền đất hứa" trời Âu là nước Anh sau đó vài tuần. Nhưng thứ Li Hua nhận lại không phải vậy. Hành trình từ Á sang Âu kéo dài hơn 2 năm, cực khổ trăm bề, còn bản thân anh phải làm việc như một nô lệ để kiếm tiền trang trải cho quá trình này. 

"2 năm trời di chuyển, chúng tôi đến hàng trăm địa điểm xa lạ mà không có chút thông tin nào về nó." - Li Hua chia sẻ trong một bài phỏng vấn độc quyền với The Sun Online. "Chúng tôi không được phép hỏi bất kỳ điều gì."

Năm 2004, Li Hua cuối cùng cũng đặt chân đến Anh Quốc và cũng chỉ để tiếp tục làm nô lệ. Anh phải ở trong một căn phòng cực kỳ ọp ẹp, ngủ trên sàn bê tông cùng 25 người đàn ông khác, ngày ngày đi thu hoạch sò trên vịnh Morecambe thuộc vùng Lancashire.

Thế rồi thảm họa xảy ra chỉ sau đúng 1 tuần bắt đầu công việc. Không một lời cảnh báo, Li Hua cùng 23 "nô lệ" khác đã phải giành giật sự sống khi mắc kẹt dưới vịnh lúc thủy triều dâng lên. 21 người chết đuối, 2 người mất tích, Li Hua là người duy nhất sống sót cùng vết thương không thể chữa lành trong ký ức.

Ký ức kinh hoàng của nạn nhân duy nhất sống sót trong thảm họa nhập cư Anh Quốc: Nô lệ thời hiện đại, 2 năm trời sống trong địa ngục-1
Những nạn nhân trong thảm họa Morecambe rúng động Anh Quốc một thời

Nhập cư Anh Quốc - giấc mơ nhuốm màu nợ nần
Li Hua sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo của miền Nam Trung Quốc. Anh đặt chân lên nước Anh vào năm 26 tuổi, và cũng giống như rất nhiều lao động nhập cư người Trung Quốc khác, anh và cả gia đình phải oằn mình gồng gánh một khoản nợ khổng lồ cho giấc mơ đổi đời tại trời Âu.

"Hồi ở làng, tôi mưu sinh bằng nghề trồng rau, nhưng cũng chỉ đủ để nuôi thân. Tôi muốn làm điều gì đó khá hơn cho gia đình."

Vậy nên khi những kẻ buôn người mời chào anh về một cơ hội đổi đời ở Anh Quốc, Li Hua lập tức nắm lấy, dù chi phí phải trả lên tới 14.000 bảng Anh. Số tiền ấy nếu quy đổi ra giá trị thời điểm hiện tại sẽ là gần 700 triệu đồng - có thể xem là cả gia tài với người lao động nghèo.

Ký ức kinh hoàng của nạn nhân duy nhất sống sót trong thảm họa nhập cư Anh Quốc: Nô lệ thời hiện đại, 2 năm trời sống trong địa ngục-2
Giấc mơ làm giàu trời Âu là thứ quá đỗi hấp dẫn với những người dân nghèo tại Trung Quốc

"Tôi đã phải trả rất nhiều tiền, và được hứa hẹn về một công việc tốt hơn. Chúng bảo rằng tôi sẽ được sống ở một nơi tươm tất, tiện nghi."

Câu chuyện của Li Hua có thể xem là hết sức điển hình tại tỉnh Phúc Kiến, nơi được xem là có "truyền thống" gửi nam giới trẻ đi lao động tại châu Âu với kỳ vọng sẽ thu về được một khoản tiền lớn sau 3 - 4 năm.

Lạc lối ở Chinatown
Li Hua đến Anh bằng cách trốn sau một chiếc xe tải. Nhưng người ta bỏ anh lại giữa London, không tiền, và không có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

Ký ức kinh hoàng của nạn nhân duy nhất sống sót trong thảm họa nhập cư Anh Quốc: Nô lệ thời hiện đại, 2 năm trời sống trong địa ngục-3
Người nhập cư trái phép bị nhồi nhét trên những chuyến xe kinh khủng

"Họ bỏ tôi lại ở khu phố Tàu (Chinatown) tại London mà không được hỏi gì cả." - Li chia sẻ.

"Một người đàn ông tiếp cận và hỏi tôi rằng có một công việc ở Liverpool. Tôi đồng ý ngay tắp lự. Và chỉ khi đến nơi, tôi mới biết công việc ấy là đi nhặt sò."

"Trong số chúng tôi chẳng có ai từng làm việc tương tự như vậy cả. Nhưng chúng tôi vẫn phải làm, để sống sót."

Tiếc thay, đó là một công việc hết sức kinh khủng. Thay vì một cuộc sống dễ dàng như đã hứa, Li bị bắt phải lao động 7 ngày trong tuần, phải ngủ trên sàn bê tông lạnh cóng cùng hơn 20 người khác. 

"Công việc rất vất vả, phải làm cả 7 ngày trong tuần. Bạn được đưa cho một công cụ để đào, cào được sò thì dùng tay nhặt và bỏ vào túi. Một người phải nhặt ít nhất 2 - 3 túi mỗi ngày."

Ký ức kinh hoàng của nạn nhân duy nhất sống sót trong thảm họa nhập cư Anh Quốc: Nô lệ thời hiện đại, 2 năm trời sống trong địa ngục-4
Những túi sò khổng lồ họ phải thu hoạch. Mỗi người phải thu được 2 - 3 túi/ngày

Giấc ngủ lạnh buốt đổi lấy 10 bảng mỗi ngày
Nhóm của Li mỗi ngày chỉ được ăn bánh mì, uống nước suông, và ngủ trên sàn bê tông. Tất cả đều không dám kháng cự vì khoản nợ từ những kẻ buôn người. Mỗi ngày Li chỉ được trả 10 bảng (thu nhập tối thiểu của người Anh là 60 bảng mỗi ngày). Thậm chí có những ngày không được trả tiền.

Ký ức kinh hoàng của nạn nhân duy nhất sống sót trong thảm họa nhập cư Anh Quốc: Nô lệ thời hiện đại, 2 năm trời sống trong địa ngục-5Chỗ nằm bốc mùi hôi thối và lạnh lẽo

"Chỗ ở bốc mùi và rất lạnh, chẳng có lò sưởi. Chúng tôi chỉ được ăn bánh mì, uống trà nguội hoặc nước suông mỗi sáng. 25 người 1 phòng, phải nằm sát cạnh nhau trên sàn bê tông, 2 người một tấm chăn mỏng."

"Hôi thối, bẩn thỉu, đó là nơi chúng tôi nghỉ ngơi."

"Mỗi ngày làm việc chúng tôi đều cảm thấy kiệt sức, chẳng còn muốn nấu nướng hay ăn uống tắm rửa. Chỉ ngủ thôi."

Dành cho những ai chưa biết, nhặt sò tại các vùng biển của Anh là một công việc khá mạo hiểm, đòi hỏi phải có các công cụ an toàn như áo phao. Nhưng cả nhóm chẳng được cấp bất kỳ thứ gì, thậm chí còn không được cảnh báo về mối nguy đến từ thủy triều và hố cát sụt.

"Họ bảo gì, chúng tôi làm nấy. Chẳng ai nghĩ gì đến nguy hiểm cả, vì làm gì có lựa chọn nào khác việc nghe lời họ."

Thảm kịch nhập cư và nô lệ thời hiện đại

Một đêm đông lạnh giá vào tháng 2/2004, Li cùng 24 người khác đã bị nhấn chìm dưới làn nước triều lạnh buốt của vịnh Morecambe khi đang làm việc. Li nhớ lại, anh đã bị những con sóng dữ khủng khiếp quật lên xuống, cũng không thể bơi nổi vì triều dâng quá mạnh.

"Tất cả hoảng sợ, la hét và than khóc. Tôi chứng kiến tận mắt cảnh nhóm của mình đuối dần, chìm xuống làn nước sâu và không bao giờ nổi lên nữa."

"Tôi đã cực kỳ hoảng sợ, và quan trọng hơn là cảm giác bất lực. Tôi đã nghĩ mình sẽ chết."

"Thế rồi mọi thứ bỗng trở nên tĩnh lặng. Tôi không nghe thấy gì nữa, không cảm thấy gì xung quanh. Không còn ai kêu khóc nữa, chỉ còn tiếng sóng biển mạnh bạo."

"Toàn thân tôi tê dại, thậm chí còn không cảm thấy lạnh nữa khi nhận ra tất cả những người cạnh tôi ngày ấy đã chết đuối cả rồi."

Ký ức kinh hoàng của nạn nhân duy nhất sống sót trong thảm họa nhập cư Anh Quốc: Nô lệ thời hiện đại, 2 năm trời sống trong địa ngục-6
Ký ức kinh hoàng của nạn nhân duy nhất sống sót trong thảm họa nhập cư Anh Quốc: Nô lệ thời hiện đại, 2 năm trời sống trong địa ngục-7

Một số hình ảnh cứu hộ tại Morecambe

May mắn thay, Li được đội cứu hộ bờ biển phát hiện và đưa vào bờ. Trước mắt anh lúc ấy là những thi thể không có lấy mảnh vải che thân. Quần áo bảo hộ của họ đã bị làn sóng dữ lột sạch.

Thảm họa ngày ấy đã khiến dư luận Anh Quốc cảm thấy sốc tột độ, bởi nó hé lộ một sự thật tàn khốc về cái gọi là "nô lệ thời hiện đại" ở ngay giữa quốc gia phát triển hàng đầu châu Âu. Sau khi điều tra, những ông chủ của họ có thể kiếm được hàng triệu bảng mỗi ngày. Nếu so với những gì nhóm của Li được nhận, đó quả thực là một sự bóc lột quá sức tàn nhẫn.

Cơn ác mộng không thể xóa bỏ
Thậm chí sau thảm họa, Li vẫn sợ các ông chủ đến mức anh phải khai với cảnh sát rằng mình và cả nhóm đang đi dã ngoại thì bị thủy triều cuốn trôi. Dĩ nhiên, các điều tra viên không tin điều đó. Họ nhận ra anh đã quá sợ hãi, nên đưa anh vào chương trình bảo vệ nhân chứng.

Li sau này được đưa ra tòa với tư cách là nhân chứng. Nhờ có anh mà Lin Liang Ren - ông chủ của hệ thống "nô lệ hiện đại" này đã bị kết án với tội danh ngộ sát 21 người, chứa chấp người nhập cư bất hợp pháp và cung cấp điều kiện lao động dưới tiêu chuẩn. Tên này bị kết án 14 năm tù giam - một mức án được đánh giá là quá nhẹ.

Ký ức kinh hoàng của nạn nhân duy nhất sống sót trong thảm họa nhập cư Anh Quốc: Nô lệ thời hiện đại, 2 năm trời sống trong địa ngục-8
Lin Liang Ren bị kết án 14 năm tù nhờ sự làm chứng của Li Hua

Li Hua, nay đã 42 tuổi, có vợ và 2 con. Nhưng đến tận giờ phút này, anh cũng không thể quên được những gì đã xảy ra ngày hôm ấy.

"Tôi chỉ muốn đòi lại công bằng cho những người đã khuất. Chúng tôi chỉ muốn kiếm đủ tiền để sống, muốn được đối xử công bằng. Còn gã đó, hắn chỉ quan tâm đến tiền mà thôi."

Theo Helino


Thảm họa Morecambe

nhập cư trái phép

buôn người

vụ án giết người


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.