- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tiếng lòng của một người mắc ung thư giữa đại dịch tại Mỹ: Đớn đau mà chẳng dám nói, khi có quá nhiều người đã bị Covid-19 sát hại
Giữa đại dịch, người đang mắc bệnh chắc chắn không tự nhiên khỏi. Người mắc ung thư vẫn tiếp tục ung thư, người đau tim vẫn bị bệnh tim, và người đột quỵ vẫn có nguy cơ bị đột quỵ.
- Bỗng thấy nốt ruồi dần biến đổi theo 5 cách này, coi chừng tế bào ung thư đang dần len lỏi trong cơ thể bạn
- Mang khối u ban đầu chỉ như quả trứng chim cút và có thể lành tính, nhưng 20 năm "tự điều trị" đã dẫn đến ung thư vú ác tính
- Chỉ cần ăn món này 1 lần trong tuần, giảm luôn nỗi lo mắc bệnh tim mạch hay ung thư
*Bài viết được lược dịch theo chia sẻ của Skyy Hook trên Zora Medium
Liệu có nên bàn về ung thư khi đại dịch đang bùng nổ và giết hại hàng trăm ngàn người? Đây là một chủ đề đang khá được chú ý tại Mỹ thời gian gần đây, nhưng ít khi được thảo luận công khai.
Chẳng phải vì đây không phải là vấn đề cấp bách - bản chất của ung thư vốn là phải chữa trị khẩn cấp, mà do nhiều người cảm thấy không thoải mái khi đề cập đến ung thư trong khi đất nước đang phải đối mặt với cơn khủng hoảng y tế mang tên Covid-19. Thứ đại dịch có tốc độ càn quét quá nhanh, và sát hại cả trăm ngàn người.
Người mắc ung thư thực sự có rất nhiều điều cần chia sẻ. Nhưng sau một thời gian nghiên cứu trên mạng xã hội, tôi nhận ra rằng nhiều người tự hình thành suy nghĩ "giờ chưa phải lúc", hoặc "cứ kín miệng đã", rồi mọi chuyện cứ theo chiều hướng như vậy. Bỗng dưng, mọi tâm tư của người mắc ung thư trở nên không quan trọng trong thời điểm này, và đó cũng là lúc các câu chuyện của họ bị lờ đi.
Trải nghiệm của một người mắc ung thư giữa đại dịch
Cuối tháng 2, tôi vừa kết thúc lần hóa trị thứ 2 và bắt đầu tuần xạ trị thứ 3 để chống lại căn bệnh ung thư vú giai đoạn 3. Đó là khi Covid-19 bắt đầu hoành hành tại Mỹ. Giữa tháng 3, thời điểm kết thúc đợt xạ trị, Covid-19 đã là chủ đề thường trực trên môi tất cả mọi người.
Những người có hệ miễn dịch bị xáo trộn như chúng tôi bỗng rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Từ việc đến gặp bác sĩ vài lần mỗi tuần, thì giờ chẳng hẹn được buổi nào. Các chuyên gia y tế gọi đến và bảo hiện tại việc đi khám là không an toàn, và họ cũng không biết khi nào có thể tái khám trở lại. Giống như một cuộc gọi để chia tay vậy, kiểu vậy.
Các bác sĩ chỉ nói đơn giản: "Đừng cố gọi cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ chủ động liên lạc." Và dù đó là việc họ phải làm để tránh rủi ro cho chúng tôi, chẳng ai thích thú hoàn cảnh này cả. Từ chỗ cần làm xét nghiệm mỗi tuần, giờ chẳng ai làm gì nữa. Những cuộc hẹn tái khám liên tục dời lại vì các tiểu bang bị phong tỏa. Các cuộc phẫu thuật từng được xem là khẩn cấp, giờ cũng bị hoãn.
Chỉ vài tuần trước, chúng tôi - những bệnh nhân ung thư phải chịu rất nhiều đau đớn vì tác dụng phụ từ những loại thuốc được điều chế riêng để níu lấy mạng sống của mình. Nhưng khi Covid-19 xuất hiện, cảm giác như chúng tôi trở thành vật hy sinh vậy. Xã hội dường như tin rằng có thể bỏ mặc chúng tôi - những người "có hệ miễn dịch yếu và tiền sử bệnh nền" - để tái mở cửa thành phố trên quy mô lớn.
Thực sự là khá sốc, nhất là sau trải nghiệm như bị tra tấn trong vòng 9 tháng để tồn tại. Nó khiến trận chiến của chúng tôi trở nên vô nghĩa, như chẳng đạt được thứ gì cả trong thời gian qua.
Dù là giữa đại dịch, người đang có bệnh vẫn là bệnh. Người ung thư vẫn mắc ung thư, người bị bệnh tim vẫn đau tim, người đột quỵ vẫn có nguy cơ đột quỵ
Skyy Hook
Trong đại dịch, hầu hết những người như tôi tự nhốt mình, tránh xa tất cả mọi người, như thể đang chịu cách ly vậy. Mỗi khi người giao đồ ăn tới, mọi thứ tưởng như tận thế. Tôi phải lau sạch tất cả mọi thứ, đeo găng tay, khẩu trang, và cầu nguyện cho mọi chuyện bình an. Ngoài kia, mọi người vẫn ra biển, đi làm móng, cắt tóc, đi bar, hoặc đến nhà hàng và hoàn toàn bỏ qua yêu cầu giãn cách xã hội. Tất cả những hành động như vậy đều khiến chúng tôi - nhóm có hệ miễn dịch yếu - rơi vào cảnh rủi ro. Nhưng kể cả khi họ không làm vậy, tôi vẫn luôn đeo khẩu trang. Dù mọi người có chủ quan đến đâu, tôi vẫn phải làm mọi thứ để đảm bảo an toàn cho chính mình.
Chỉ những người may mắn nhất mới có thể gặp được bác sĩ. Bản thân tôi đang chuẩn bị cho lần phẫu thuật thứ 2 trong 3 cuộc đại phẫu trị ung thư. Cuộc phẫu thuật không làm tôi quá lo, nhưng những nguy cơ tiềm ẩn khi nằm viện mới khiến tôi sợ hãi. Giống như khi mới được chẩn đoán, giờ tôi đang dựa hoàn toàn vào đức tin - thứ sẽ giúp tôi vượt qua nghịch cảnh. Nhưng để bảo rằng mình không sợ mỗi khi nghe thấy tiếng ho, đó hẳn là lời nói dối.
Thực tế là đây: những người đang cần đến sự chăm sóc liên tục giờ không được đáp ứng nữa. Người ung thư không được xét nghiệm, tương tự là bệnh tim, tiểu đường, HIV... Mọi người đang chết dần, nhưng không ai quan tâm được nữa.
Giữa đại dịch, người đang mắc bệnh chắc chắn không tự nhiên khỏi. Người mắc ung thư vẫn tiếp tục ung thư, người đau tim vẫn bị bệnh tim, và người đột quỵ vẫn có nguy cơ bị đột quỵ. Họ đã phải chiến đấu với bệnh tật trong một khoảng thời gian dài, và giờ họ vẫn cần được quan tâm chăm sóc. Dĩ nhiên, việc tạm hoãn điều trị cho chúng tôi để nhường chỗ cho Covid-19 là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng nếu coi chúng tôi là vật hi sinh, điều đó hoàn toàn không ổn.
Nhất là khi, chúng tôi đã cố gắng trong khoảng thời gian rất dài rồi.
Theo TRÍ THỨC TRẺ
-
Thế giới27 phút trướcMệt mỏi vì hôm trước phải tăng ca đến đêm, người đàn ông Trung Quốc ngủ gật tại bàn làm việc một tiếng vào buổi trưa nhưng bị công ty sa thải vì vi phạm quy định.
-
Thế giới2 giờ trướcChiếc xe tải chạy với tốc độ cao bất ngờ đâm trúng ô tô đang lùi trên đường khiến 10 người bị thương.
-
Thế giới5 giờ trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới5 giờ trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới5 giờ trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới6 giờ trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới6 giờ trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới9 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới10 giờ trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới10 giờ trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới10 giờ trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.
-
Thế giới11 giờ trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới13 giờ trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới13 giờ trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.