- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người bệnh chết gục trên phố giữa làn sóng kỳ thị Covid-19 ở Nhật
Virus corona xuất hiện ở Nhật Bản không chỉ mang đến một đợt bùng phát dịch bệnh, mà còn mang theo cả những sự kỳ thị và bắt nạt với người bệnh, gia đình cũng như nhân viên y tế.
Theo AP, chính phủ Nhật Bản đã mở một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tình hình lây nhiễm virus corona, nhưng nó chỉ có tác dụng hạn chế trong việc chống lại sự kỳ thị và trốn tránh - thứ có thể khiến những người nhiễm bệnh ngại không đi xét nghiệm hoặc tìm kiếm sự trợ giúp y tế, và cản trở cuộc chiến chống lại đại dịch.
Nhân viên y tế đưa bệnh nhân nhiễm Covid-19 với triệu chứng nhẹ tới một khách sạn để điều trị. Các bệnh nhân và nhân viên y tế cũng như người nhà của họ đang phải chịu sự phân biệt đối xử và kỳ thị của xã hội Nhật Bản. Ảnh: Kyodo.
Bị coi như tội phạm
Khi Arisa Kadono có kết quả dương tính với Covid-19 và được đưa vào bệnh viện hồi đầu tháng 4, cô chỉ được biết đến là một phụ nữ trong độ tuổi 20, đang làm việc trong ngành thực phẩm. Nhưng chẳng mấy chốc, bạn bè cô nói rằng những tin đồn vô căn cứ đang lan truyền: rằng quán bar của gia đình nơi cô làm việc là một ổ dịch; rằng cô đi ăn tối với một vận động viên bóng chày nổi tiếng, người đã nhiễm virus trước đó - mặc dù thực tế cô không hề làm điều đó; thậm chí là thông tin cho rằng cô đã trốn khỏi bệnh viện và đang làm virus lây lan.
"Cứ như thể tôi là một tên tội phạm vậy", cô Kadono nói trong cuộc phỏng vấn trực tuyến từ nhà cô ở Himeji, phía tây Nhật Bản, sau khi kết thúc 3 tuần điều trị trong bệnh viện.
Ngoại trừ việc bị sốt vào ngày đầu tiên nhập viện và mất khứu giác, cô Kadono không có triệu chứng nào khác mặc dù liên tục xét nghiệm dương tính với Covid-19. Trong khi đó, mẹ cô bị viêm phổi và cần chăm sóc đặc biệt trong thời gian ngắn ở một bệnh viện khác.
"Có rất nhiều người khác cũng phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và thành kiến. Tôi thật sự muốn thay đổi xu hướng đổ lỗi cho các bệnh nhân của mọi người", cô Kadono nói, đồng thời cho biết quyết định lên tiếng vì bản thân mình và những người sống sót sau khi nhiễm Covid-19 khác, cũng như gia đình của họ.
Ngoài nỗi lo bị nhiễm bệnh, các chuyên gia cho rằng định kiến với những người gián tiếp dính dáng đến virus cũng bắt nguồn sâu xa từ ý nghĩ về sự tinh khiết và sạch sẽ, trong một nền văn hoá vốn từ chối bất cứ thứ gì được cho là xa lạ, ô uế hoặc rắc rối.
Những nhân viên y tế mạo hiểm mạng sống của họ để chăm sóc bệnh nhân thậm chí cũng phải chịu sự kỳ thị. Những người làm việc tại các cửa hàng tạp hoá, nhân viên giao đồ và những người làm các công việc thiết yếu khác cũng đang phải đối mặt với sự bắt nạt. Các thành viên trong gia đình họ cũng vậy.
"Tôi hiểu rằng mọi người đang sợ virus, nhưng chúng tôi đang làm việc chăm chỉ ở tuyến đầu với áp lực rất lớn. Chúng tôi cũng có gia đình mà chúng tôi phải chăm lo. Phân biệt đối xử với chúng tôi, chỉ vì chúng tôi là nhân viên y tế, khiến chúng tôi rất nản lòng", một y tá trong độ tuổi 30 chia sẻ, xin giấu tên vì lo ngại mình sẽ trở thành mục tiêu của sự kỳ thị.
Cô Arisa Kadono, một bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã hồi phục, cho biết mình và gia đình đã phải chịu sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Ảnh: AP.
Một y tá khác được một vài bà mẹ tiếp cận và yêu cầu rời khỏi công viên ở Tokyo, nơi cô đang tới chơi cùng con mình. Một số y tá không được chào đón tại các nhà hàng mà họ thường dùng bữa. Một số bị tài xế taxi từ chối phục vụ. Bộ Y tế Nhật Bản đã phải ban hành một chỉ thị yêu cầu các cơ sở mầm non phải chăm sóc con của các nhân viên y tế, sau khi một số nơi từ chối làm điều này.
Một y tá kỳ cựu ở Hokkaido cho biết mẹ của một trong số những đồng nghiệp của cô đã bị đình chỉ công tác, vì con của bà là y tá. Chồng của một đồng nghiệp khác cũng bị từ chối trong cuộc phỏng vấn xin việc vì vợ anh là y tá.
Hai y tá này được giao trọng trách chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, và họ phải ở tại khách sạn để bảo vệ gia đình mình, trong khi vẫn phải làm việc trong điều kiện khó khăn mà không có thiết bị bảo hộ hay xét nghiệm đầy đủ.
Những suy nghĩ cổ hủ
"Chúng tôi hiểu nỗi sợ hãi của mọi người, nhưng các nhân viên y tế đang làm hết sức mình để ngăn ngừa lây nhiễm ở các bệnh viện. Chúng tôi cần sự ủng hộ của các bạn", ông Toshiko Fukui, người đứng đầu Hiệp hội Điều dưỡng Nhật Bản, cho biết.
"Chúng tôi không yêu cầu bất cứ điều gì đặc biệt... Chỉ cần một lời cảm ơn cũng là phần thưởng to lớn sẽ cho chúng tôi động lực để tiếp tục", ông Fukui nói thêm.
Sự phân biệt và kỳ thị với người nhiễm virus corona có thể sẽ khiến một số người nhiễm bệnh từ chối tìm kiếm sự trợ giúp y tế, khiến cho sự lây nhiễm gia tăng, nhà tâm lý học Reo Morimitsu tại Bệnh viện Chữ thập Đỏ Suwa chia sẻ với đài NHK.
Các báo cáo cho biết cảnh sát Nhật Bản tháng trước đã phát hiện khoảng một chục người chết ở nhà một mình hoặc ngã gục trên đường phố, những người sau đó cho kết quả dương tính với Covid-19.
"Virus này không chỉ lây nhiễm vào cơ thể mà còn cả tâm trí và hành vi của chúng ta, gây hại cho chúng ta và chia rẽ xã hội", nhà tâm lý học Morimitsu nhận định.
Định kiến với những người được coi là "không tinh khiết" là một di sản của văn hoá phong kiến, khi một số người Nhật làm nghề thuộc da và đồ tể được coi là không sạch sẽ. Con cháu của họ cũng phải đối mặt với sự phân biệt đối xử. Những người mắc bệnh phong cũng buộc phải sống trong sự cô lập hàng thập kỷ, dù đã có cách chữa trị.
Một nhóm người ở tỉnh Shizuoka đứng trên vỉa hè để vỗ tay thể hiện sự ủng hộ với các nhân viên y tế - hành động rất phổ biến ở châu Âu trong thời kỳ đại dịch. Ảnh: AP.
Những nạn nhân của 2 vụ đánh bom nguyên tử năm 1945 của Mỹ, thường được biết đến với tên gọi "hibakusha", hay những người bị thương trong các vụ tai nạn công nghiệp như ngộ độc thuỷ ngân, cũng phải chịu sự phân biệt tương tự. Gần đây hơn, những người dân phải rời khỏi nơi sinh sống của họ vì thảm hoạ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, cũng bị bắt nạt và quấy rối.
"Ẩn sau sự phân biệt với người nhiễm virus corona là ý nghĩ cho rằng người bệnh là không tinh khiết. Nỗi lo lắng ngày càng tăng và nối sợ bị lây nhiễm cũng làm tăng thêm sự phân biệt đối xử với người bị nhiễm bệnh", bà Naoki Sato, chuyên gia về tội phạm học và văn hoá Nhật Bản tại Viện Công nghệ Kyushu, nhận định.
Theo Zing
-
Thế giới1 giờ trướcMệt mỏi vì hôm trước phải tăng ca đến đêm, người đàn ông Trung Quốc ngủ gật tại bàn làm việc một tiếng vào buổi trưa nhưng bị công ty sa thải vì vi phạm quy định.
-
Thế giới3 giờ trướcChiếc xe tải chạy với tốc độ cao bất ngờ đâm trúng ô tô đang lùi trên đường khiến 10 người bị thương.
-
Thế giới7 giờ trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới7 giờ trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới7 giờ trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới8 giờ trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới8 giờ trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới11 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới11 giờ trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới11 giờ trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới11 giờ trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.
-
Thế giới12 giờ trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới15 giờ trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới15 giờ trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.