Người mẹ bị thương nặng do dùng tay không chiến đấu với hổ dữ để cứu con

Để cứu con trai 15 tháng tuổi thoát khỏi miệng hổ dữ, người mẹ lao vào dùng tay không chiến đấu và bị thương nặng.

Người mẹ ở Ấn Độ đã cố gắng dùng tay không chiến đấu để cứu con trai 15 tháng tuổi thoát khỏi miệng hổ dữ. 

Cô Archana Choudhary (25 tuổi) đã rời khỏi căn nhà ở bang Madhya Pradesh vào đêm ngày 4/9 cùng với con trai 15 tháng tuổi. Theo quan chức địa phương có tên Sanjeev Shrivastava, một con hổ được cho đã đi lạc vào khu vực dân sinh sau khi rời khỏi Khu Bảo tồn Hổ Bandhavgarh. Khi nhìn thấy 2 mẹ con cô Choudhary, con hổ đã lao vào tấn công họ.

Người mẹ bị thương nặng do dùng tay không chiến đấu với hổ dữ để cứu con-1Người mẹ bị thương nặng sau khi dùng tay không chiến đấu với hổ dữ để cứu con trai 15 tháng tuổi. (Ảnh: Times of India)

Con hổ đã dùng bộ răng sắc nhọn để cắn vào phần đầu của đứa trẻ, nhưng người mẹ đã cố gắng chiến đấu để giành lại đứa con. Thậm chí, con hổ vẫn cố tha đứa trẻ đi, dù dân làng đã chạy tới giải cứu sau khi nghe thấy tiếng người mẹ la hét. Cuối cùng, con hổ phải bỏ cuộc và trốn vào trong rừng.

“Người mẹ đã được đưa vào bệnh viện. Cô ấy đã thoát được nguy hiểm và đang dần hồi phục. Đứa con nhỏ cũng đã ổn định sức khỏe”, ông Shrivastava cho hay.

Người mẹ được chẩn đoán bị rách phổi, cùng nhiều vết thương ở bụng. Con trai cô có vết thương sâu trên đầu.

Theo tờ Times of India, quá trình tìm kiếm con hổ tấn công 2 mẹ con cô Choudhary vẫn đang được tiến hành nhằm xua đuổi con hổ ra khỏi khu vực dân sinh. Ngoài ra, người dân làng cũng được khuyến cáo nên ở trong nhà vào ban đêm.

Những vụ đối đầu giữa con người và hổ đang ngày càng gia tăng ở khu vực Nam Á, do con người tiến hành đô thị hóa quá nhanh và phá bỏ nhiều khu rừng.

Theo số liệu được chính phủ Ấn Độ công bố, gần 225 người dân nước này đã bị hổ tấn công dẫn tới thiệt mạng trong khoảng thời gian từ năm 2014 – 2019.  Tuy nhiên, số liệu cũng ghi nhận hơn 200 con hổ đã bị lâm tặc giết hại, hoặc bị chích điện từ năm 2012 – 2018.

Ấn Độ hiện là nơi sinh sống của khoảng 70% tổng số hổ trên thế giới với số lượng hổ vào năm 2018 là 2.967 con.

Theo Infonet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://infonet.vietnamnet.vn/the-gioi/dung-tay-khong-danh-ho-du-de-cuu-con-nguoi-me-bi-thuong-nang-419331.html

Ấn Độ

cứu con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.