Những hủ tục kỳ lạ người xưa làm với sản phụ và trẻ sơ sinh mới chào đời: Chịu bẩn thỉu 3 ngày không được tắm, mẹ đau đẻ "thấu trời" vẫn phải... múa bụng

Đây là cách những đứa trẻ sơ sinh trong quá khứ được thế giới "chào đón" đến với thế giới!

Những đứa trẻ mới chào đời như mầm non mới chồi có quá nhiều non nớt và cần được nâng niu, che chở, chào đón trong sự hoan hỉ, vui tươi. Nhưng lịch sử đã cho thấy, thế giới đôi khi quá "tàn khốc" với cả những mầm non mơn mởn ấy. Tất cả chỉ vì sự thiếu hiểu biết hoặc phong tục tập quán, quan niệm sai lầm.

Những câu chuyện dưới đây là minh chứng cho sự thật đó:

1. Chào đời trước ngàn vạn con mắt
Khi Công nương Kate Middleton sinh 3 đứa con, chỉ ít giờ sau đó cô đã phải bế hoàng tử, công chúa mới chào đời "diện kiến" bàn dân thiên hạ. Đã có rất nhiều ý kiến chỉ trích quy tắc hoàng gia ấy quá tàn nhẫn với bản thân Kate và đứa trẻ mới chào đời vì cô mới sinh cần được nghỉ ngơi chứ không phải "cố" tỏ ra rạng rỡ trước hàng ngàn vạn con mắt.

Thế mà, khoảng 500 năm trước, nếu là một thành viên hoàng gia chuẩn bị vượt cạn, bạn phải làm điều đó với sự chứng kiến của ít nhất 70 con người, với hàng trăm con mắt. Chưa hết, người mẹ sắp sinh phải nằm trong phòng tối trong nhiều tuần. Cho dù đó là tháng 7 oi bức, lò sưởi lúc nào cũng rực lửa. Những điều mê tín buộc phải tuân theo, bởi vì người ta tin rằng nhốt một bà mẹ mang bầu trong một căn phòng tối tăm nóng nực sẽ khiến cô sinh ra một bé trai.

Những hủ tục kỳ lạ người xưa làm với sản phụ và trẻ sơ sinh mới chào đời: Chịu bẩn thỉu 3 ngày không được tắm, mẹ đau đẻ thấu trời vẫn phải... múa bụng-1Và thật kỳ lạ, mặc dù phòng sinh chật ních người xem, nhưng một người quan trọng nhất lại không có mặt? Đó chính là CHA của em bé. 

2. Đẻ rơi vào đống lá cây
Vào giữa thế kỷ 18, phụ nữ Cherokee đã "tận dụng" thiên nhiên và tình trạng thể chất tuyệt vời của họ để chào đón những đứa trẻ sơ sinh của họ đến với thế giới.

Đầu tiên, ngay trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, bộ tộc Cherokee sẽ tụ tập xung quanh người mẹ sắp sinh và tụng kinh về đứa trẻ chưa chào đời nhằm xua nó ra khỏi bụng mẹ. Một người thân nữ của bà mẹ sẽ nói: "Nghe này! Bạn nhỏ, đứng dậy ngay lập tức. Có một bà già. Điều kinh khủng sắp đến, chỉ còn một chút nữa thôi. Nghe nào! Nhanh!". Sau đó, người thân của đứa trẻ sẽ lặp lại câu nói ấy liên tục.

Những hủ tục kỳ lạ người xưa làm với sản phụ và trẻ sơ sinh mới chào đời: Chịu bẩn thỉu 3 ngày không được tắm, mẹ đau đẻ thấu trời vẫn phải... múa bụng-2Sau đó, khi người phụ nữ chuyển dạ, cô không được nằm. Em bé sẽ được sinh ra trong khi mẹ đang đứng hoặc ngồi xổm. Không ai được phép đỡ đứa bé. Nó sẽ rơi vào một đống lá cây.

Truyền thống cũng cho rằng đứa trẻ sẽ được thả xuống sông ngay lập tức và được "nhúng" xuống sông mỗi ngày trong 2 năm tiếp theo.

3. Gỡ nút thắt cho dễ sinh
Đối với phụ nữ Hy Lạp vào năm 430 trước Công nguyên, mối quan tâm lớn nhất trong quá trình sinh nở là tuân theo tất cả những điều mê tín cổ xưa liên quan đến đứa con mới chào đời của họ.

Đầu tiên, khi các bà mẹ nằm trên giường chuẩn bị vượt cạn, chắc chắn sẽ có người lùng sục khắp phòng sinh của họ để tìm các nút thắt. Nút thắt bị coi là một điềm xấu và khiến quá trình sinh nở gặp khó khăn.

Những hủ tục kỳ lạ người xưa làm với sản phụ và trẻ sơ sinh mới chào đời: Chịu bẩn thỉu 3 ngày không được tắm, mẹ đau đẻ thấu trời vẫn phải... múa bụng-3

Sau khi các nút thắt đã được gỡ bỏ, những người phụ nữ đi đến một "chiếc ghế hỗ trợ sinh nở", nơi họ được một nữ hộ sinh xoa bóp bụng và một nữ hộ sinh khác cúi xuống bên dưới người mẹ và đỡ lấy em bé. Ngay sau đó, người mẹ mới và đứa trẻ mới chào đời được tắm rửa sạch vì máu khi sinh được coi là không may mắn trong văn hóa của họ.

4. Vừa chào đời đã phải chịu bẩn thỉu
Ở Trung Quốc vào cuối những năm 1800, việc sinh nở bắt đầu khá êm đềm. Khi cuộc chuyển dạ bắt đầu, người phụ nữ sẽ được đặt nằm xuống và một người sẽ nhẹ nhàng thì thầm vào tai cô những lời cầu nguyện. Khi em bé chào đời, mẹ phải ngồi xổm trên giường. Giống như ngày nay, một bà đỡ sẽ lấy nhau thai ra, cắt và buộc dây rốn.

Nhưng điều tiếp theo mới thực sự "không bình thường". Thay vì được lau chùi hoặc tắm rửa cho sạch nước ối, đứa trẻ tuyệt đối không được tắm trong 3 ngày.

Điều này được cho là giúp tránh khỏi những ảnh hưởng xấu xa. Ngày nay, vài gia đình Trung Quốc vẫn thực hiện nhiều truyền thống sinh đẻ - bao gồm cả việc không cho em bé tắm cho đến sáng ngày thứ 3 sau sinh. Cũng trong nghi lễ này, bà mụ mang đến cho 2 mẹ con: một chiếc gương, một ổ khóa, một củ hành, một chiếc lược và một quả cân.

5. Đau "thấu trời" vì chuyển dạ vẫn phải... múa bụng
Những phụ nữ ở Ai Cập vào năm 19.000 trước Công nguyên đã phải múa bụng khi chuyển dạ. Vào thời điểm đó, múa bụng được xem như một điệu múa sinh nở. Các động tác này được cho là có tác dụng cải thiện khả năng sinh sản cũng như giảm bớt đau đớn và các biến chứng liên quan đến chuyển dạ tự nhiên. Ngoài ra, nó được cho là để người mẹ "mắn" hơn và sinh nhiều con hơn về sau.

Những hủ tục kỳ lạ người xưa làm với sản phụ và trẻ sơ sinh mới chào đời: Chịu bẩn thỉu 3 ngày không được tắm, mẹ đau đẻ thấu trời vẫn phải... múa bụng-4Khi em bé sắp chào đời - mẹ sẽ ngồi xổm, cúi người xuống và tiếp tục lắc cơ bụng để đưa em bé ra ngoài. Các cơn co thắt được cho là để tăng cường cơ bụng và hỗ trợ quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh chóng và làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/nhung-hu-tuc-ky-la-nguoi-xua-lam-voi-san-phu-va-tre-so-sinh-moi-chao-doi-chiu-ban-thiu-3-ngay-khong-duoc-tam-me-dau-de-thau-troi-van-phai-mua-bung-162222703230852857.htm

hủ tục


Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.