NYT phỏng vấn gia đình nghi có người thân trong 39 người chết ở Anh: Chị tôi có thể chỉ bị lạc đường thôi!

Bàn thờ đặt di ảnh của người mất tích có thêm những món ăn mà họ yêu thích. Với cô gái 19 tuổi thì đó là Lotte Choco Pie; với cậu thanh niên 26 tuổi, thì đó là vài lon Red Bull.

Bàn thờ đặt di ảnh của người mất tích có thêm những món ăn mà họ yêu thích. Với cô gái 19 tuổi thì đó là Lotte Choco Pie; với cậu thanh niên 26 tuổi, thì đó là vài lon Red Bull.

NYT phỏng vấn gia đình nghi có người thân trong 39 người chết ở Anh: Chị tôi có thể chỉ bị lạc đường thôi!-1Mẹ của Lương rơi nước mắt trước bức ảnh con trai. Lượng được cho là một trong 39 nạn nhân thiệt mạng ở Anh. Ảnh: NYT

Phóng viên của The New York Times (Mỹ) đã sang tìm hiểu và phỏng vấn thân nhân các gia đình Việt Nam nghi có con thiệt mạng trong vụ 39 người chết ở Anh.

Xin gửi tới Quý độc giả nội dung trích lược của bài viết.

Từng bàn thờ được lập dọc thôn nhỏ ở Yên Thành, Nghệ An. Tuần trước, tại một khu công nghiệp Anh cách nơi này khoảng 9.600 km, 39 thi thể được tìm thấy trong một chiếc container và những gia đình ở Việt Nam đã nghi ngờ con gái, con trai, anh em hoặc chị em của họ có thể có mặt trên chuyến xe đó.

Mặc dù chính quyền Anh chưa xác nhận danh tính của các nạn nhân nhưng đối với các gia đình Việt Nam, việc mất liên lạc với người thân chính là bằng chứng đầy đủ nhất.

Trên bàn thờ đặt di ảnh của người mất tích, hai bên châm nến và đặt món ăn mà họ yêu thích. Với cô gái 19 tuổi rời khỏi nhà sau khi cha cô qua đời vì bệnh ung thư, đó là Lotte Choco Pie. Với cậu thanh niên 26 tuổi có gia đình đang ngập trong nợ nần, thì đó là vài lon Red Bull. Ở nơi đây, đằng sau mỗi bức ảnh là một câu chuyện khác nhau.

Nguyễn Đình Lượng (20 tuổi), rời Hà Tĩnh từ hai năm trước với mục đích kiếm tiền gửi về giúp đỡ bảy anh chị em của mình. Bố Lượng nói, ông đã vay người quen khoảng 18.000 USD để Lượng sang Pháp.

NYT phỏng vấn gia đình nghi có người thân trong 39 người chết ở Anh: Chị tôi có thể chỉ bị lạc đường thôi!-2
Bố của Lượng và các thành viên khác trong gia đình đang mong ngóng chờ tin con trai. Ảnh: NYT

Đầu tiên Lượng đến Nga và bị giữ trong một căn phòng ở đó khoảng sáu tháng vì visa du lịch hết hạn. Sau đó từ Nga, Lượng đến Ukraine rồi Pháp vào tháng 7 năm ngoái và làm việc cho một nhà hàng ăn uống. Cuối cùng, Lượng quyết định sang Anh tìm việc.

"Có lẽ cháu nó quá sốt ruột", ông Nguyễn Đình Gia, bố của Lượng, người đã đưa mẫu DNA cho cơ quan chức năng vào cuối tuần vừa qua để giúp xác định danh tính. "Tôi không rõ lắm. Số nợ vẫn chưa trả hết, chắc ở Anh kiếm được nhiều tiền hơn", ông nói.

Bùi Thị Nhung (19 tuổi, Yên Thành, Nghệ An) muốn giúp đỡ gia đình sau khi cha em qua đời vì bệnh ung thư thanh quản vào năm 2017 nên em đã lên đường với một khoản vay từ người thân. Nhung được nghi là nạn nhân trẻ nhất trong số những người thiệt mạng trong container ở Anh.

Gia đình Nguyễn Đình Tứ (26 tuổi, Đô Thành, Nghệ An) đã vay mượn khoảng 17.000 USD để dựng căn nhà nhỏ làm mái ấm cho vợ và hai con. Anh trai của Tứ cho biết, để trả nợ, Tứ đi xuất khẩu lao động sang Rumani vào tháng 3 năm nay. Nhưng do việc làm không ổn nên Tứ đã sang Berlin và làm việc tại một nhà hàng ăn. Vẫn cảm thấy thấy chưa kiếm đủ tiền, Tứ quyết định sang Anh.

Phạm Thị Trà My (Can Lộc, Hà Tĩnh) - được nghi là một trong số 39 nạn nhân thiệt mạng trong container ở Anh - tin chắc rằng mình có thể tìm được một công việc bằng nghề nail.

Bốn năm trước, My sang Nhật xuất khẩu lao động và gom góp đủ tiền trả nợ cho gia đình. Sau này, gia đình My vay mượn tiền để mua xe cho em trai My lái taxi. Nhưng không may, chiếc xe bốc cháy vào tháng trước khiến nợ nần chồng chất.

Do đó, My quyết định đi Anh kiếm tiền thay vì đi Nhật như trước kia.

"Trong lòng con chỉ có gia đình mình thôi, con yêu bố mẹ cho nên con phải đi", ông Phạm Văn Thìn, bố của My nhắc lại lời con gái trước khi ra đi. "Bố mẹ ơi, bố mẹ vay tiền cho con để con đi, để con có cơ hội kiếm tiền giúp nhà mình trả nợ".

NYT phỏng vấn gia đình nghi có người thân trong 39 người chết ở Anh: Chị tôi có thể chỉ bị lạc đường thôi!-3
Ông Phạm Văn Thìn đang an ủi bà Phong - mẹ My, khi bà khóc cạn nước mắt vì thương con gái. Ảnh: NYT

Để cho My đến được Vương quốc Anh, gia đình đã thế chấp ngôi nhà của họ. Đầu tiên, My bay đến Bắc Kinh và ở lại đó một thời gian để nhận hộ chiếu giả. Khoảng thời gian này, My thường xuyên gọi điện về nhà nhưng kể từ khi My đặt chân tới Pháp thì gia đình ông Thìn đã mất liên lạc với con gái.

Vào rạng sáng ngày 23/10, chỉ vài giờ trước khi các thi thể được phát hiện ở Anh, My đã gửi tin nhắn cho mẹ: "Con xin lỗi bố mẹ nhiều mẹ ơi, con đường đi nước ngoài không thành".

"Mẹ ơi, con thương bố mẹ nhiều! Con chết vì không thở được", My viết.

Tin nhắn được gửi vào rạng sáng nhưng mẹ cô, bà Nguyễn Thị Phong, đã không kiểm tra điện thoại, phải đến buổi trưa - tức khoảng tám tiếng sau, bà Thìn mới đọc tin nhắn. Bà Phong đã ngay lập tức gọi lại nhưng không ai trả lời.

Bà liền gửi tin nhắn cho con gái: "Con ơi, con đang ở đâu rồi? Mẹ lo lắm... Mẹ thương con lắm...."

Một ngày sau, Phạm Mạnh Cường, em trai của My tiếp tục gửi tin nhắn cho chị. "Chị về đi, đừng đi nữa", Cường viết, "Cả nhà đều rất lo cho chị".

Cường nói: "Tôi vẫn ôm một tia hy vọng, chị tôi có thể đang ở trong một chiếc xe khác, hoặc chị ấy chỉ bị lạc đường thôi".

Cường lại lấy điện thoại của mẹ và gọi cho chị gái nhưng đầu dây bên kia không có ai trả lời.

Sau khi vụ việc 39 thi thể thiệt mạng ở Anh được phát hiện, Tổng đài Bảo hộ công dân Việt nam hiện đã tiếp nhận thông tin của 18 gia đình đề nghị hỗ trợ xác minh, tìm kiếm người thân bị mất tích tại Anh.

Trao đổi với báo Công an nhân dân, đại diện lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An ngày 29/10 cho biết, đơn vị đã cử cán bộ đến từng nhà dân có con em mất liên lạc trên đường sang Anh để thu thập thông tin và lấy mẫu vân tay của những người mất liên lạc trong hồ sơ tàng thư lưu trữ, sau đó sẽ gửi những mẫu vân tay này qua Anh để đối chiếu với các thi thể, phục vụ việc nhận dạng.

Cùng ngày, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm cho biết, bộ đang phối hợp với cảnh sát Anh để xác minh thông tin các nạn nhân của vụ 39 người chết trong container tại nước này.

"Mọi người cần bình tĩnh và chờ các cơ quan chức năng, đồng thời, các gia đình nên khuyên con em đi lao động ở nước ngoài phải theo con đường hợp pháp, đừng đi "chui"", Bộ trưởng Bộ Công an khuyến cáo.

Theo Trí Thức Trẻ


vụ 39 người chết ở Anh

buôn người

vụ án giết người


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.