- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sự thật về lãnh cung: Từng có hoàng đế ra đời nơi cấm cung ghẻ lạnh, và sự tồn tại bí ẩn của lãnh cung cho đàn ông
Phải chăng việc lãnh cung không được mở cửa cho du khách tham quan cũng liên quan tới những lý do tâm linh như nhiều...
- Cô gái mất tích nhiều ngày, thi thể được phát hiện chôn dưới nền xi măng trong phòng ngủ vạch trần danh tính kẻ sát nhân
- Trước giờ tranh giải đồng của tuyển Việt Nam với UAE, đây là những điều ít ai biết về xứ sở xa hoa và huyền bí bậc nhất Trung Đông
- Vợ bỏ đi, người đàn ông túng quẫn cùng cực, nhẫn tâm "cầm" con 2 lần để lừa tiền
Phải chăng việc lãnh cung không được mở cửa cho du khách tham quan cũng liên quan tới những lý do tâm linh như nhiều người vẫn truyền miệng?
Lãnh cung là hai từ luôn ẩn chứa những câu chuyện li kì và kích thích trí tò mò của nhiều người. Trong bộ phim ăn khách gần đây Diên Hi công lược, cảnh Ngụy Anh Lạc hay rắc tro cốt của các tỉ tỉ xuống giếng trong khu vực lãnh cung Tử Cấm Thành chắc hẳn không khiến người xem phải ám ảnh. Vậy lãnh cung có đáng sợ như những gì người ta từng nghĩ?
Tử Cấm Thành - địa danh nổi tiếng nhưng ẩn chứa nhiều bí mật lịch sử thâm sâu
Tử Cấm Thành là cố cung của các triều đình phong kiến Minh, Thanh và có tuổi đời hơn 560 năm. Đại công trình này nằm ở trung tâm Bắc Kinh, với diện tích khoảng 720.000 m2, tương truyền gồm 9.999,5 gian phòng (tức là thiếu nửa gian nữa để tròn 10.000 phòng). Tuy nhiên, các nhân viên của bảo tàng Cố Cung Trung Quốc xác nhận Tử Cấm Thành chỉ có hơn 8.600 phòng.
Công trình được xây từ năm 1406, trải qua 24 đời hoàng đế. Đây là nơi tập trung quyền lực, triệu tập quần thần, nơi tiến hành các đại lễ, cũng là nơi sinh sống của hoàng đế và các phi tần. Tường thành bao quanh quần thể dài hơn 3.000 m, cao gần 10m. Một con sông đầy cá sấu và sâu 6m bao quanh tường thành, được cho là để bảo vệ an ninh, không người nào có thể xâm nhập hoặc trốn thoát khỏi cung cấm nếu không được phép.
Trong số gần 10.000 gian phòng, nhiều khách thăm quan tò mò về khu vực hậu cung, bởi họ muốn biết liệu có "tam cung lục viện, 72 phi tần" hay không. Đặc biệt, khi một phi tần bị thất sủng và bị giam vào "lãnh cung", người đó sẽ trải qua điều kiện sống như thế nào, có giống như trong một nhà tù hay không?
Sự thật về lãnh cung: Khác xa so với tưởng tượng của hậu thế
Lãnh cung là một địa điểm quen thuộc thường xuất hiện trong các bộ phim cổ trang. Đây vốn là nơi mà các phi tử thất sủng hoặc phạm tội bị đày đến. Một khi sa chân vào nơi này, vị phi tần ấy khó có cơ hội đắc sủng lần nữa, thậm chí còn có thể chết thảm mà không ai biết đến.
Cũng bởi vậy mà từ xưa tới nay, nhiều người thường nảy sinh "ảo giác" với lãnh cung, coi đó là mảnh đất nhiều âm khí, không may mắn. Nhưng đó chỉ là lãnh cung được tái hiện trên phim ảnh. Vậy liệu rằng địa điểm này có thực sự tồn tại bên trong Tử Cấm Thành hay không?
Câu trả lời chắc chắn là có. Tuy nhiên lãnh cung ngoài đời thực lại khác xa so với những tưởng tượng của hậu thế.
Lãnh cung luôn là điều bí ấn trong Tử Cấm Thành
Theo ghi chép của các nguồn sử liệu, Cố Cung không xây dựng lãnh cung tại một địa điểm cố định nào.
Lãnh cung bên trong Tử Cấm Thành chỉ đơn giản là một căn phòng tối dùng để giam lỏng hậu phi, vị trí cụ thể cũng thay đổi qua mỗi đời vua. Những năm dưới thời Minh Hy Tông, Thành phi Lý Thị từng bị giam vào lãnh cung. Bấy giờ, lãnh cung nằm ở gian phòng phía tây Ngự Hoa Viên. Nhưng tới thời Quang Tự, Trân Phi lại bị giam vào lãnh cung ở phía bắc thuộc Các Cảnh Kỳ.
Như vậy, không khó để nhận thấy vào mỗi đời vua khác nhau, vị trí của lãnh cung cũng có sự thay đổi.
Lãnh cung - nơi bắt đầu mọi cái chết
Vào thời Quang Tự nhà Thanh, Trân Phi mà hoàng đế Quang Tự yêu mến bị Từ Hy Thái Hậu giam lỏng tại gian phòng phía bắc của Các Cảnh Kỳ, rồi sau đó vị hoàng phi này bị ép nhảy xuống giếng mà chết.
Vào thời Minh, Cung Càn Tây ở phía tây Ngự Hoa Viên được sử dụng làm lãnh cung. Khách Thị là nhũ mẫu của Hoàng đế Minh Hy Tông - Chu Du Hiệu. Khách Thị cấu kết với thái giám Ngụy Trung Hiền và nắm nhiều quyền thế trong cung. Tất cả những người không vừa ý Khách Thị đều bị hãm hại.
Lãnh cung không thiếu thốn về vật chất nhưng hành hạ người ta bằng tinh thần
Như Trương Dụ Phi có lời qua tiếng lại với Khách Thị, ả ôm hận trong lòng và đặt điều nói xấu trước mặt Hoàng đế Hy Tông, nói rằng đứa con mà Trương Dụ Phi mang trong mình không phải là cốt nhục của hoàng đế. Hy Tông nghe xong thì tống Trương Dụ Phi vào lãnh cung ở vị trí sau này là Ngự Hoa Viên của nhà Thanh. Khách Thị cũng không cho người mang đồ ăn đến đầy đủ khiến cho Trương Dụ Phi chết đói trong lãnh cung.
Thành Phi, một người phi khác của Hy Tông, có lòng tốt, đem câu chuyện bi thảm của Trương Dụ Phi nói với hoàng đế. Khách Thị biết được cũng giả truyền chỉ dụ của hoàng đế và giam Thành Phi vào lãnh cung ở phía tây Ngự Hoa Viên. Thành Phi đoán biết trước được cảnh này và giấu sẵn đồ ăn nên thoát được cảnh chết đói. Sau đó, một số phi tần cũng bị giam ở đây.
Thời Hoàng đế Minh Hiến Tông, Hoàng hậu Lý Mục Kỷ cũng từng bị giam ở lãnh cung. Điều đặc biệt là một hoàng đế tương lai được sinh hạ chính ở nơi này. Khi đó, Vạn Quý Phi được Hoàng đế Hiến Tông sủng ái và không thích những kẻ khác đến gần ông. Những người đã sinh con cho hoàng đế và cả Hiếu Mục Hoàng hậu Kỷ thị đang mang thai cũng bị đưa vào lãnh cung.
Hoàng hậu sinh ra Chu Hựu Đường, về sau trở thành Hoàng đế Minh Hiếu Tông. Dưới sự giúp đỡ của nhiều thái giám và cung nữ, Chu Hựu Đường sống trong lãnh cung đến năm 6 tuổi thì được vào cung nhận cha. Ngoài ra, một nhà nghiên cứu từng nhắc đến "An Lạc Đường", cũng là một lãnh cung. Những người phụ nữ có tội hoặc già yếu, đau bệnh đều được đưa đến đây.
Lãnh cung dành riêng cho đàn ông
Nhiều người phụ nữ, phi tần bị nhốt vào lãnh cung và phải chết ở đây khiến thế gian mặc định lãnh cung là chỉ dành cho phụ nữ. Bởi vậy, không nhiều người biết, trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, lãnh cung cũng được dùng để giam giữ đàn ông và kết cục của họ cũng bi thảm như những người phụ nữ.
Cung này được đặt tên khá mỹ miều là Cung Tiêu Diêu, nghĩa là tự do tự tại và gắn liền với Hoàng đế sáng lập nhà Minh, Chu Nguyên Chương. Vị hoàng đế này từng có tuổi thơ cơ cực do đó rất ghét người lười nhác. Ông quy định cho quần thần và dân chúng chỉ được nghỉ ba ngày một năm là năm mới, đông chí và ngày sinh nhật của ông. Tất cả những người cờ bạc hoặc rỗi rãi dắt chó, cầm lồng chim đi dạo thì đều phải giam vào Lầu Tiêu Diêu, biến nơi hạnh phúc trở thành nơi những kẻ lười nhác phải chết đói.
Lầu Tiêu Diêu vốn ở kinh đô cũ của triều Minh. Sau khi nhà Minh dời đô về Bắc Kinh, Cung Tiêu Diêu được xây dựng. Cung này về sau không còn giam những người bình dân nữa mà thành nơi giam giữ phạm nhân và các thái giám. Họ bị bỏ đói cho đến chết. Sau đó, dưới thời nhà Thanh, "truyền thống" này của Cung Tiêu Diêu cũng được kế thừa.
Lãnh cung "cấm cửa" khách tham quan liệu có phải vì những "bóng ma" phi tần đáng sợ?
Tử Cấm Thành xưa kia chính là nơi ở của Hoàng đế, người bình thường khó có cơ hội tiến vào. Ngay cả khi được triệu vào, họ cũng không được phép đi lung tung ở nơi vốn là trọng địa của hoàng gia. Chính vì vậy, hiểu biết của bách tính xưa kia về hoàng cung vốn rất ít, mà những thông tin về lãnh cung lại càng thêm khan hiếm. Sau này, Cố Cung được mở cửa công khai và trở thành điểm du lịch cho du khách tự do tham quan.
Tuy nhiên, một số địa điểm trong hoàng cung khổng lồ này vẫn bị niêm phong để tránh gây ra những tin đồn thất thiệt. Một trong số đó chính là lãnh cung.
Lãnh cung hoang sơ và mục nát
Nơi đây vốn được dùng để giam lỏng phi tần, thậm chí từng chứng kiến không ít cái chết của những cung phi bị thất sủng. Vì thế, từ thời xa xưa vốn đã có nhiều giai thoại ly kỳ, ghê rợn xoay quanh lãnh cung. Thậm chí có nhiều người kể lại rằng đã từng nhìn thấy phụ nữ mặc áo trắng đầu vấn tóc kiểu cung tần nhà Thanh cất những tiếng khóc ai oán, bi thương. Phải chăng việc lãnh cung không được mở cửa cho du khách tham quan cũng liên quan tới những lý do tâm linh như nhiều người vẫn truyền miệng?
Sự thật không phải như vậy. Trước đây, cũng có không ít người đặt ra nghi vấn về việc tại sao lãnh cung không được mở cửa đón khách du lịch. Phải tới khi vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi đã xuất bản cuốn sách "Nửa đời trước của tôi" vào những năm cuối đời mình, hậu thế mới tìm ra câu trả lời chính xác cho nghi vấn ấy.
Theo lời giải thích của Phổ Nghi, lãnh cung bên trong Tử Cấm Thành đều là những nơi hết sức đổ nát. Khi chế độ phong kiến còn tồn tại, địa điểm này vốn đã không được Hoàng đế để tâm hay chú ý.
Hơn nữa, tới cuối thời nhà Thanh, quốc khố thiếu hụt, hoàng cung lại quá rộng lớn, triều đình hoàn toàn không muốn phí hoài tiền bạc cho việc tu bổ lãnh cung. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, lãnh cung bên trong Tử Cấm Thành vốn đã hoang tàn lại càng trở nên cũ kỹ, đổ nát.
Đối với lý giải của Phổ Nghi, Chủ nhiệm Viện Bảo tàng Cố Cung cũng từng đưa ra ý kiến tương tự. Theo đó, lãnh cung không có nhiều giá trị tham quan, hơn nữa đã rất tàn tạ, việc tu bổ lại vô cùng phức tạp và tốn kém. Vì không được tu sửa suốt nhiều năm, lãnh cung đã trở thành một địa điểm thiếu an toàn, nếu tham quan có thể đe dọa tới tính mạng của du khách.
Đây mới chính xác là lý do khiến lãnh cung cho tới hiện tại vẫn là địa điểm bị niêm phong và không mở cửa cho du khách, chứ không phải do âm khí quá nặng như nhiều người vẫn nghĩ.
Theo helino
-
Thế giới17 phút trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới17 phút trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới32 phút trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới1 giờ trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới1 giờ trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới4 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới4 giờ trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới4 giờ trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới4 giờ trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.
-
Thế giới5 giờ trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới8 giờ trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới8 giờ trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.
-
Thế giới8 giờ trướcĐám cưới đang diễn ra vui vẻ, cô dâu cười rạng ngời hạnh phúc thì chú rể bật video "nhá hình" cô dâu thân mật với người đàn ông khác khiến cả hội trường xôn xao.
-
Thế giới18 giờ trướcCác video của bà mẹ 2 con chứa đầy những kỷ niệm thú vị về con trai và những lời khuyên hướng đến vợ tương lai của họ. Cô muốn trở thành mẹ chồng mà các con dâu có thể tin tưởng.