Thực tập sinh Việt Nam ở Nhật Bản bị đá gãy xương sườn: Bộ trưởng Nhật lệnh điều tra khẩn

Một số doanh nghiệp tại Nhật coi chương trình thực tập sinh là một nguồn cung nhân công giá rẻ khiến các thực tập sinh nước ngoài đối mặt với nguy cơ bị bóc lột và lạm dụng.

Thực tập sinh Việt Nam ở Nhật Bản bị đá gãy xương sườn: Bộ trưởng Nhật lệnh điều tra khẩn-1Các câu chuyện về nạn quấy rối, lương thấp và xúc phạm bằng lời nói diễn ra phổ biến đối với thực tập sinh nước ngoại ở Nhật. Nguồn: Kyodo

Ngày 25/1 vừa qua, Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản đã ra lệnh cho cơ quan nhập cư điều tra vụ việc bạo hành tại nơi làm việc liên quan tới một thực tập sinh Việt Nam trong nỗ lực chấn chỉnh lại công tác giám sát các chương trình đào tạo nghề của chính phủ vốn đã hoạt động trong nhiều thập kỉ qua.

Một đoạn video công bố hồi đầu tháng trong đó một nam giới Việt Nam tại một công ty xây dựng bị đồng nghiệp đấm, đá và đánh bằng gậy đã gây ra sự phẫn nộ của công chúng. Sang làm việc tại Nhật Bản từ năm 2019 theo diện thực tập sinh, nạn nhân đã quyết định công khai về những trận trận bạo hành mình phải chịu đựng trong suốt gần 2 năm qua và cho biết anh không muốn các thực tập sinh đồng hương đang ở Nhật cũng phải trải qua điều tương tự.

Yêu cầu điều tra khẩn cấp
Bộ trưởng Tư pháp Nhật Yoshihisa Furukawa cho biết ông đã chỉ thị cho cơ quan nhập cư "nhanh chóng giải quyết" vụ việc.

“Những vi phạm nhân quyền đối với các thực tập sinh nước ngoài nước ngoài, như việc lạm dụng bạo lực, là điều hoàn toàn không thể tha thứ được," Bộ trưởng Furukawa tuyên bố.

Hiện có hơn 350.000 thực tập sinh đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản theo chương trình của chính phủ. Mục đích của các chương trình này là giúp người lao động từ các nền kinh tế kém phát triển hơn học được các kỹ năng tiên tiến trong các ngành như nông nghiệp, xây dựng và chế biến thực phẩm.

Tuy nhiên, giới phê bình cho rằng một số chủ sử dụng lao động coi chương trình này một nguồn cung nhân công giá rẻ khiến các thực tập sinh nước ngoài đối mặt với nguy cơ bị bóc lột và lạm dụng.

Người đàn ông Việt Nam mô tả các vụ tấn công mình là "quá hung hãn và tàn bạo" tại một cuộc họp báo trực tuyến ngày 25/1. Danh tính của thực tập sinh Việt Nam không được công bố trong buổi họp báo. Tại đây, anh ta nói chuyện thông qua một phiên dịch viên cùng với Mitsugu Muto, chủ tịch của liên đoàn lao động hiện đang giúp đỡ anh.

Ông Muto cho biết những cuộc hành hung dai dẳng nhằm vào thực tập sinh tại một doanh nghiệp ở phía tây Nhật Bản gồm sự việc đồng nghiệp ném một thiết bị vào người, khiến cho nạn nhân bị gãy răng và rách môi.

Chưa hết, nạn nhân cũng từng bị gãy xương sườn sau khi bị đồng nghiệp đi ủng đá vào ngực. Anh cho biết thêm rằng vụ việc này đang được cảnh sát Nhật điều tra.

Ông Muto cho biết trường hợp bạo hành của thực tập sinh này là cực đoan, nhưng những câu chuyện về quấy rối, lương thấp và xúc phạm bằng lời nói rất phổ biến đối với các thực tập sinh nước ngoài. “Chúng tôi tin rằng điều đó bắt nguồn từ việc thiếu nhận thức về quyền con người và có cả yếu tố phân biệt chủng tộc,” ông Muto nói.

Một báo cáo năm 2021 của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết những kẻ buôn người ở nước ngoài và trong nước “tiếp tục lạm dụng Chương trình Đào tạo Thực tập sinh kỹ thuật của chính phủ Nhật để bóc lột lao động nước ngoài”.

Tokyo hiện “không bắt các đơn vị tuyển dụng và doanh nghiệp sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về các hành vi lạm dụng lao động và tội phạm lao động cưỡng bức” - một báo cáo cho biết.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/thuc-tap-sinh-viet-nam-o-nhat-ban-bi-da-gay-xuong-suon-bo-truong-nhat-lenh-dieu-tra-khan-161222701064626813.htm

thực tập sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.