Vì sao đa số long bào của Hoàng đế có màu vàng, không phải màu đen như Tần Thủy Hoàng? Chuyên gia lên tiếng: Không muốn xui xẻo như Doanh Chính!

Đa số long bào của Hoàng đế Trung Quốc thời cổ đại đều có màu vàng, chỉ duy nhất long bào của Tần Thủy Hoàng lại có màu đen.

Ngày 31/1/960, Triệu Khuông Dẫn (Tống Thái Tổ) phát động Binh biến Trần Kiều lật đổ nhà Hậu Chu, mặc hoàng bào chính thức trở thành Hoàng đế Đại Tống. 

Trong nhiều bộ phim cổ trang, chúng ta thường thấy Hoàng đế mặc long bào màu vàng kim. Nhưng có một điểm vô cùng kỳ lạ là: Trong số những Hoàng đế của Trung Quốc, chỉ có duy nhất Tần Thủy Hoàng mặc long bào màu đen. Tại sao lại như vậy?

Vì sao đa số long bào của Hoàng đế có màu vàng, không phải màu đen như Tần Thủy Hoàng? Chuyên gia lên tiếng: Không muốn xui xẻo như Doanh Chính!-1Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng (Doanh Chính) thống nhất toàn bộ trung nguyên. Sau đó, ông bắt đầu cải cách đất nước trên mọi phương diện, bao gồm thống nhất đơn vị đo lường, chữ viết,... Đồng thời, ông cũng cải cách Miện phục (lễ phục cao cấp nhất của nam giới thời cổ đại) và lấy màu đen làm tông màu chủ đạo. Từ đó, màu đen trở thành màu tượng trưng cho sự cao sang và quyền quý. 

Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, nhà tư tưởng Trâu Diễn đề xuất trong “Ngũ đức thủy chung thuyết”, lấy “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ” để giải thích cho sự khởi nguồn của vạn vật. 

Về sau, trong “Âm dương học thuyết”, lại lấy màu đen đại diện cho Thủy, màu vàng chỉ Thổ. Theo Tần Thủy Hoàng, triều Chu là Hỏa, triều Tần là Thủy và màu đen cũng theo đó trở thành màu Hoàng thất của triều Tần. 

Năm 202 TCN, nhà Hán thành lập, phục trang cũng bắt đầu có sự thay đổi. 

Đầu tiên, triều Hán tôn sùng màu đỏ, vì màu đỏ đại diện cho Hỏa, trùng hợp lại tương khắc với Thủy của triều Tần. Theo đó, Hán Cao Tổ Lưu Bang của Hán triều lúc nào cũng muốn chống đối với Tần Thủy Hoàng mặc dù người kia đã chết từ lâu, việc này còn tượng trưng cho hành động thay trời hành đạo. 

Vào thời điểm đó, đại thần Trương Thương dưới trướng Lưu Bang cũng rất ghét Tần Thủy Hoàng vì cho rằng ông là tên hôn quân tàn bạo. Vì vậy, Trương Thương đã đề xuất sử dụng màu đỏ để đối lập với Thủy của triều Tần. 

Về sau, năm 156 TCN, sau khi Hán Vũ Đế đăng cơ thì không còn có tư tưởng đối đầu này nữa. Thế là ông đã thay đổi màu sắc của long bào thành màu vàng hoàng kim. Kể từ đó về sau, màu vàng cũng trở thành màu sắc tượng trưng cho Hoàng đế. 

Vì sao đa số long bào của Hoàng đế có màu vàng, không phải màu đen như Tần Thủy Hoàng? Chuyên gia lên tiếng: Không muốn xui xẻo như Doanh Chính!-2Vào thời nhà Tùy, Tùy Văn Đế đã quy định màu sắc của long bào là màu vàng vì một nguyên nhân khác. Điều này có liên quan đến Viêm Đế và Hiên Viên Đế, là khởi nguồn của nền văn minh Hoa Hạ. Bản mệnh của Hiên Viên Đế là thổ, mà màu sắc của thổ lại là vàng. 

Đến thời Đường, Lý Uyên (Đường Cao Tổ) quy định chỉ có Hoàng thất mới được sử dụng màu vàng. Thế là từ đó về sau, màu vàng hoàng kim trở thành màu sắc chuyên dụng của Hoàng gia.

Thế thì tại sao những Hoàng đế sau thời Tần Thủy Hoàng không còn sử dụng màu đen nữa? 

Theo các nghiên cứu liên quan thể hiện: Đầu tiên, trong thời cổ đại, màu đen có ý nghĩa không may mắn. Bên cạnh đó, Tần Thủy Hoàng là Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, nhưng thời Tần chỉ kéo dài vỏn vẹn hai đời. Vì vậy, sự tồn tại ngắn ngủi của triều Tần không phải là điều mà các Hoàng đế về sau mong muốn. 

Theo đó, mặc dù màu đen tượng trưng cho địa vị và quyền thế, nhưng quan trọng hơn hết là nó không cát tường nên Hoàng đế hậu thế không muốn sử dụng đến vì không muốn triều đại của mình cũng “đoản mệnh” như triều Tần. 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/vi-sao-da-so-long-bao-cua-hoang-de-co-mau-vang-khong-phai-mau-den-nhu-tan-thuy-hoang-chuyen-gia-len-tieng-khong-muon-xui-xeo-nhu-doanh-chinh-162220603214814466.htm

hoàng đế Trung Hoa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.