Món hàng Việt chiếm Top đầu thế giới đang mất dần thị phần tại Trung Quốc

Xuất khẩu hạt điều Việt sang thị trường Trung Quốc giảm 51,6% trong 4 tháng năm 2022. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 95,62% trong quý I/2021 xuống 76,27% trong quý I/2022.

Dù có xu hướng phục hồi trong tháng 4/2022, song theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 913,5 triệu USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo đó, xuất khẩu hạt điều sang các thị trường Mỹ, Đức, Úc, Anh, Ý… tăng trưởng khả quan. Nhưng tại một số thị trường chính như Hà Lan, Trung Quốc, Canada ghi nhận sự sụt giảm mạnh. Đáng nói, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc 4 tháng năm 2022 giảm tới 51,6%. 

Món hàng Việt chiếm Top đầu thế giới đang mất dần thị phần tại Trung Quốc-1
Xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh.

Số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 95,62% trong quý I/2021 xuống 76,27% trong quý I/2022. Trong khi, thị phần hạt điều của Myanmar và Bờ Biển Ngà trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021, chiếm lần lượt 18,5% và 4,97% trong quý I/2022.

Ở chiều ngược lại, 4 tháng năm 2022 Việt Nam chi 1,2 tỷ USD nhập khẩu 817,6 nghìn tấn điều thô. Dù giảm 31,1% về khối lượng và giảm 34,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021, nhưng ngành điều nước ta vẫn đang nhập siêu.  

Năm 2021, riêng điều nhập khẩu từ Campuchia khoảng 1 triệu tấn, tăng 4,6 lần so với cùng kỳ năm năm 2020. Với tổng giá trị nhập khẩu điều thô lên tới hơn 4,1 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ đạt khoảng 3,5 tỷ USD, đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam nhập siêu trong hơn 30 năm Việt Nam xuất khẩu điều nhân ra thế giới.

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/mon-hang-viet-chiem-top-dau-the-gioi-dang-mat-dan-thi-phan-tai-trung-quoc-2020436.html

hạt điều


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.