- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Một bó rau "cõng" 5 loại tem
Sự lộn xộn và không rõ ràng các loại tem truy xuất nguồn gốc rau quả khiến người tiêu dùng chưa thật sự an tâm về chất lượng sản phẩm
Trong khi đó, nhiều đơn vị tham gia chương trình truy xuất than thở quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, khiến việc mở rộng sản lượng và quy mô gặp khó.
“Ma trận”... tem truy xuất
Sau thịt heo, đến rau củ quả tại TPHCM được truy xuất, người tiêu dùng đang dần đón nhận. Tuy nhiên, nhiều người đi mua sắm phải “hoa mắt” bởi trên bao bì một bó rau có đến 5 tem khẳng định chất lượng như: nhãn VietGAP, tem “chuỗi thực phẩm an toàn” của TPHCM, tem truy xuất nguồn gốc của Sở NNPTNT và tem truy xuất của riêng đơn vị sản xuất, tem của đơn vị kinh doanh.
Đáng lưu ý, một số HTX không được đăng kí dán tem truy xuất của Sở NN&PTNT TPHCM với thông tin “khiêm tốn”, không có mã vạch vẫn được bày bán chung với các loại rau quả có tem truy xuất nguồn gốc.
Nhiều người đi mua sắm phải “hoa mắt” bởi trên bao bì một bó rau có đến 5 tem khẳng định chất lượng như: nhãn VietGAP, tem “chuỗi thực phẩm an toàn” của TPHCM, tem truy xuất nguồn gốc của Sở NNPTNT và tem truy xuất của riêng đơn vị sản xuất, tem của đơn vị kinh doanh
Ghi nhận ngày 12/8, tại siêu thị Co.op Mart Rạch Miễu (Q.Phú Nhuận) cho thấy, nhiều bà nội trợ cũng không mặn mà về sự xuất hiện của tem truy xuất nguồn gốc.
Cầm trên tay bó rau mồng tơi, chị Nhã My - ngụ đường Phan Xích Long cho biết có quá nhiều loại tem trên bó rau nhưng lại khác nhau về hình dạng, kích thước cũng như thông tin về nguồn gốc khiến người mua như lạc vào “ma trận” tem.
“Bó rau mà có quá nhiều tem để chứng minh chất lượng khiến tôi rất rối khi phân biệt đâu là tem tích hợp thông tin chính xác nhất về chất lượng sản phẩm”, chị My nói.
Đại diện HTX Phú Lộc cho biết, qua nhiều tháng thực hiện tem truy xuất nhưng quá trình in ấn, kích thước và mẫu mã con tem chưa đồng nhất. Hiện rau đưa vào siêu thị phải có tem truy xuất nhưng mỗi nơi yêu cầu sử dụng mẫu mã, số liệu tem khác nhau. Đơn cử, Co.op Mart, Satra, Aeon… đều có quy định nhãn, cách ghi thời hạn, cách sử dụng cũng khác nhau nên đơn vị cũng “quay như chong chóng” trong việc in tem với mẫu mã, kích thước khác nhau.
Trong khi đó, ông Trần Ngọc Yên, phó chủ nhiệm HTX Ngã Ba Giồng (H.Hóc Môn) cho biết, sản lượng rau quả đưa ra thị trường 3-4 tấn/ngày nhưng số lượng sản phẩm có “chứng minh thư” chỉ vài trăm ký. Sản lượng mỗi ngày rất lớn nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều bất cập vì nông dân chưa thích nghi được quy trình ghi chép, nhập liệu khắt khe như hiện nay.
Đại diện HTX Phước An (H.Bình Chánh) cho biết trong quá trình thực hiện ghi chép các từ trong tên thuốc BVTV bằng tiếng Anh của nông dân “loạn xì ngầu” dẫn đến sai sót trong việc nhập liệu, HTX phải tốn rất nhiều thời gian để rà soát lại tên thuốc cho đúng.
Cần có quy chuẩn tem truy xuất
Dù mới tham gia truy xuất nguồn gốc rau quả với sản lượng khiêm tốn chỉ 120-150kg/ngày với 12 loại với tiêu chuẩn GlobalGAP, đại diện công ty Kỹ Thuật Việt cho rằng cần có quy chuẩn về thông tin trên tem.
Dữ liệu ghi chép khi đưa vào hệ thống phần mềm truy xuất khá tốn nhiều thời gian. Chuyển đổi hình thức phải mất 4 nhân công để ghi chép, nhập liệu, tốn rất nhiều chi phí.
“Mã truy xuất nguồn gốc có rất nhiều thông tin, có những số thông tin mà người tiêu dùng không cần thiết mà khi truy xuất ra rất loạn. Do đó, cần làm nghiên cứu sao đáp ứng được nhu cầu thông tin của người tiêu dùng để giảm bớt thủ tục nhập liệu cho doanh nghiệp” – vị này đề xuất.
Các HTX đã tiếp nhận hệ thống in mã vạch và thực hiện in, dán tem mã vạch trên bao bì sản phẩm |
Một trong những đơn vị tham gia cung cấp giải pháp tem truy xuất nguồn gốc rau quả, bà Nguyễn Thị Hồng Minh - chủ tịch HĐQT TraceVerified, cho rằng thực ra tem truy cùng kích cỡ nhưng nhãn thì khác nhau.
Bà Minh cho rằng, Sở NN&PTNT dán tem được thì phải quản lý nguồn sản phẩm như thế nào cho thật tốt, nếu quản lý không tốt thì xảy ra tình trạng “tuồn” rau bên ngoài vào.
“Sở nên thống nhất kích cỡ tem ở các siêu thị cho giống nhau và quy định nội dung truy xuất gốc như thế nào cho cụ thể để làm quy chuẩn áp dụng cho toàn bộ các HTX khi tham gia vào truy xuất nguồn gốc”, bà Minh đề nghị.
Một lãnh đạo Sở NN&PTNT TPHCM cho biết, trong thời gian tới, các con tem này sẽ được nghiên cứu tích hợp vào một, hạn chế việc chồng chéo, lãng phí. Thời gian tới, thành phố sẽ tiến hành xây dựng bản đồ số hóa các vùng sản xuất rau sạch, bản đồ này sẽ được tích hợp và con tem truy xuất nguồn gốc. Khi đó, khi quét mã QR, người tiêu dùng sẽ biết vùng sản xuất rau này có đủ tiêu chuẩn không, hộ sản xuất có VietGAP chưa…
“Chúng tôi sẽ tiếp tục tạo điều kiện để các HTX tiến hành tới việc tham gia vào chương trình truy xuất nguồn gốc. Dần dần, chuẩn hóa lại các quy chuẩn về truy xuất nguồn gốc, thống nhất quy định để dễ dàng hơn trong việc thực hiện. Đồng thời, sẽ mở rộng cửa cho các doanh nghiệp cung cấp giải pháp truy xuất tốt nhất tham gia nên không lo chuyện độc quyền về đơn vị cung cấp tem”, vị này nói.
Cũng theo lãnh đạo Sở NN&PTNT TPHCM, Sở này hỗ trợ một phần kinh phí ban đầu cho các đơn vị sản xuất rau quả đủ điều kiện tham gia chương trình.
Theo Dân trí
- Thị trường27/02/2021Những người lười bóc vỏ hạt hướng dương có thể sẽ phải cân nhắc xem video về chiếc máy được cho là "thần thánh", hàng nghìn người đổ xô đi mua này.
- Thị trường28/11/2020Giá vàng đi xuống, hướng tới tuần giảm thứ ba liên tiếp trong bối cảnh dịch bệnh và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
- Thị trường22/11/2020Thị trường vàng trong nước và quốc tế tuần qua có sự sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư đua nhau bán.
- Thị trường15/11/2020Được các địa chỉ online quảng cáo là đặc sản của Hà Giang nhưng thực chất nhiều dân buôn tiết lộ loại táo đá được bán tràn lan với giá chỉ 10.000 đồng/kg là dòng táo có xuất xứ từ Trung Quốc.
- Thị trường14/11/2020Giá vàng tăng trở lại khi một bộ phận dòng tiền luân chuyển qua vàng và đồng USD yếu đi.
- Thị trường01/11/2020Sau cơn bão số 9, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 140 nghìn ngôi nhà bị tốc mái, tuy nhiên hiện nay mặt hàng tôn và ngói bất ngờ tăng giá cao hơn nhiều lần so với ngày thường.
- Thị trường25/10/2020Các chuyên gia nói với Zing thị trường vàng sẽ trải qua một đợt bùng nổ giá vì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. "Làn sóng xanh" có thể giúp giá kim loại quý tăng vọt.
- Thị trường23/10/2020Sau phiên tăng trên vùng 1.925 USD/ounce, giá vàng thế giới quay đầu giảm gần 20 USD trong phiên 22/10 (giờ Mỹ), kéo giá giao dịch hiện tại về mốc 1.905 USD/ounce.
- Thị trường23/10/2020Mưa lũ mấy ngày trước khiến toàn bộ hàng hóa của tiểu thương chợ Hà Tĩnh ngập chìm trong nước, hàng hóa hư hỏng. Tiểu thương ôm mặt khóc vì gia sản tiêu tan trong nước lũ.
- Thị trường26/09/2020Do giá xăng, dầu trên thị trường thế giới hạ nên các doanh nghiệp đầu mối cho rằng giá xăng, dầu trong nước sẽ giảm. Xăng E5 RON 92 có thể giảm 200 đồng/lít, về mức 14.000 đồng/lít.
- Thị trường26/09/2020Là động vật thuộc họ thân mềm chuyên phá hoại cây cối, ốc sên trở thành nỗi ám ảnh của phần lớn những người nông dân. Tuy nhiên, nhiều nơi coi chúng là đặc sản có giá đắt đỏ, thậm chí chất nhầy từ chúng có giá đắt hơn vàng.
- Thị trường13/09/2020Nhiều loại hải sản cao cấp như cá mú, tôm hùm ế ẩm, giá giảm chưa từng thấy. Song có một nghịch lý là giá tại vựa nuôi rớt giá thê thảm nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua với giá cao ngất do thương lái "chặt chém".
- Thị trường12/09/2020Dù giá đắt gấp đôi mật ong thường nhưng mật ong bạc hà - một trong những đặc sản của cao nguyên đá Hà Giang - vẫn rất đắt hàng vì nhiều người lùng mua về ngâm hoặc tăng cường sức đề kháng mùa dịch Covid-19.
- Thị trường06/09/2020Giá vàng hôm nay giảm phiên thứ ba liên tiếp kết thúc tuần không có nhiều biến động của kim loại quý.