Thê thảm khu vườn nhà Trầm Bê, đại gia mất trắng chục tỷ

Cây ngoại giá rất cao nhưng các nghệ nhân Việt Nam chăm sóc giỏi lắm thì cây cũng chỉ sống được 1 thời gian, giá trị giảm đi nhiều.

Cây ngoại giá rất cao nhưng các nghệ nhân Việt Nam chăm sóc giỏi lắm thì cây cũng chỉ sống được 1 thời gian, giá trị giảm đi nhiều.

Đại gia dính vố đau!

Ngày 13/8/2019, ông Đặng Xuân Cường (biệt danh Cường "họa sĩ") - một nghệ nhân nổi tiếng trong giới cây cảnh của Việt Nam chia sẻ hình ảnh cây Đỗ quyên của người bạn mua từ nước ngoài với giá hàng trăm triệu đồng đang trên dần từ trên xuống, chủ cây tiếc nuối lắm nhưng không thể làm gì được.

Chia sẻ với báo, Cường "họa sĩ" cho biết, hiện nay có nhiều người trong giới chơi cây đang gặp trái đắng về cây ngoại chứ không riêng gì người bạn của mình.

"Kể cả đó là những nghệ nhân kỳ cựu, nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây cảnh cũng vấp phải "cú ngã" với cây ngoại chứ đừng nói là người mới vào nghề.

Chúng tôi thường ví với nhau như Toàn đô-la (đại gia Phan Văn Toàn - Phú Thọ) lấy thân mình lấp lỗ Châu Mai khi vườn Tùng ngoại trị giá 40 tỷ đồng chết không còn một cây, hay như ông Phiến "cá" ở Vĩnh Phúc cũng thế, còn rất nhiều người chơi cây nổi tiếng khác ở khắp trong Nam ngoài Bắc cũng gặp trái đắng khi nhập cây ngoại về trồng" - Cường "họa sĩ" nói.

Thê thảm khu vườn nhà Trầm Bê, đại gia mất trắng chục tỷ-1

Cây Đỗ quyên ngoại mà Cường "họa sĩ" chia sẻ đang chết dần từ trên xuống.

Tuy nhiên, theo ông Cường, không phải ai cũng đủ dũng cảm đứng ra thừa nhận thất bại của mình với cây ngoại.

Như một vị Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam bỏ ra hàng tỷ đồng mua cây ngoại từ Nhật Bản, Đài Loan, Singapore về trồng nhưng chỉ sau 2 năm không biết số cây đó đã đi đâu về đâu.

"Tôi không dám nói là số cây đó chết hay như thế nào vì mình không tận mắt nhìn thấy nhưng hiện nay không có thông tin về số cây ngoại của vị Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh này nữa. Chỉ có một điều chắc chắn là giá trị số cây ấy đã giảm đi rất nhiều" - ông Cường nói.

Còn người nào dám đứng ra thừa nhận sự thật vì cây ngoại thì người đó thực sự dũng cảm, tâm huyết với cây cảnh mà bỏ đi lợi ích kinh tế, điều tiếng của bản thân.

Theo vị nghệ nhân này, bản thân ông cũng từng gặp vố đau vì chơi cây ngoại. Trong quãng thời gian mấy chục năm gắn bó với cây cảnh, Cường "họa sĩ" cũng từng có thời gian mua một số cây ngoại về chăm sóc, nhưng chỉ sau 2 - 3 năm, cây tự bỏ cành rồi chết. Cây nào may mắn sống sót thì giá trị thực cũng bị giảm đi nhiều, rất hiếm người tìm đến mua.

Số cây ngoại này bỏ đi thì tiếc số tiền mà đã bỏ ra mua về mà để trong vườn thì không tương xứng với những cây khác, làm giảm giá trị của cả vườn cây.

Nói về cây Đỗ quyên mua từ Đài Loan của người bạn đang "sống dở, chết dở", Cường "họa sĩ" cho biết, cây đó cũng không phải dạng ít tiền, về mặt thẩm mỹ thì thuộc vào dạng hiếm nên khi mua về chủ cây chăm sóc cũng rất cẩn thận nhưng rồi cũng như bao cây ngoại khác, Đỗ quyên ngoại tự bỏ cành, chết dần.

Hiện cây đang được gửi tại nhà một người được mệnh danh là bác sĩ chuyên trong giới cây cảnh để cứu chữa. Không biết có vớt vát lại được phần nào không!

Thê thảm khu vườn nhà Trầm Bê, đại gia mất trắng chục tỷ-2

Được đánh giá là đẹp hiếm có, nhưng Đỗ quyên ngoại cũng tự bỏ cành, chết dần sau hơn 2 năm chăm sóc.

Vườn Tùng Nhật Bản của Trầm Bê giờ ra sao?

Trong khi đó, chia sẻ với báo, một nghệ nhân trong giới cây cảnh khu vực miền Nam (nhân vật xin được phép dấu tên - PV) cho biết, ông vừa mới có dịp trở lại vườn Tùng Nhật Bản trị giá 2.000 tỷ đồng của đại gia Trầm Bê ở Sóc Trăng về.

"Khung cảnh ở đó rất thê thảm, cả vườn cây xơ xác mặc dù đã thuê cả mấy chuyên gia ăn, nằm tại vườn để chăm sóc cây cũng không cứu vãn được.

Cây Tùng Nhật Bản mới nhập về rất đẹp, giá hàng tỷ, thậm chỉ có cây cả chục tỷ đồng tự bỏ cành rồi lụi đi, cứu thế nào cũng vậy" - vị nghệ nhân này cho biết.

Theo vị này, người mua cây ngoại đưa về Việt Nam thường là những người am hiểu về cây nên không thể nói là không có kinh nghiệm chăm cây nhưng có lẽ khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng nên không thể chăm sóc được.

Hơn nữa, cây ngoại được chăm sóc nhiều bằng các loại hóa chất, công nghệ còn khi đưa về Việt Nam chủ yếu chỉ được chăm sóc thủ công, bởi kinh nghiệm và sự tỉ mỷ của người trồng cây nên khó có thể giữ được.

"Cây đang được nuôi công nghiệp quen rồi mà giờ đưa về Việt Nam chăm thiêu kiểu thủ công thì thường bị sốc rồi chết.

Vì thế, nhiều người vấp phải cú ngã đau, có người bại cả sản nghiệp vì cây ngoại" - vị nghệ nhân này nói.

Theo Đất Việt


cây cảnh

Trầm Bê

cây tùng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.