Thừa kế nhà gỗ cổ: Gia tài tiền tỷ, con cái từ chối không nhận

Nhiều người sinh ra ở thập niên 50 thế kỷ trước có thú chơi nhà gỗ kẻ truyền

Nhiều người sinh ra ở thập niên 50 thế kỷ trước có thú chơi nhà gỗ kẻ truyền, tuy giá trị mỗi căn lên đến cả tỷ đồng nhưng khi cho các con thừa kế lại không ai nhận, tất cả đều từ chối.

Ông Nguyễn Quang Học ở Hạ Bằng (Thạch Thất, Hà Nội), người luôn tâm đắc với ngôi nhà gỗ kẻ truyền, không hề tiếc tiền khi bỏ ra cả tỷ để xây cất.

Ông Học chia sẻ, ông thuộc những người sinh ra từ thập niên 50 của thế kỷ trước, từng được sống trong những ngôi nhà theo kiến trúc kẻ truyền của các cụ để lại. Ngày đó, nhà giàu thì xây bằng gỗ quý như lim, sến,... còn nhà không có điều kiện thì xây bằng những loại gỗ thông thường ít tiền hơn.  

nhà gỗ, nhà cổ, nhà truyền thống

nhà gỗ, nhà cổ, nhà truyền thống
Nhà gỗ thường là nơi thờ tự, không phù hợp với nếp sống hiện đại của thế hệ trẻ

Nối tiếp giá trị truyền thống này, ông Học luôn truyền cảm hứng về tình yêu ngôi nhà cho những người con của mình, mong rằng những thế hệ sau sẽ tiếp nối, giữ gìn ngôi nhà mà ông tâm huyết làm. Ông thấy vui khi các con hài lòng và cảm thấy tự hào khi cùng ông sống dưới nếp nhà cổ.

Tuy nhiên, không phải ai, ông bố nào cũng được các con kế tiếp giữ gìn ngôi nhà gỗ như những người con của ông Học. Bởi, giới trẻ trong xã hội hiện đại thích một căn nhà có đầy đủ tiện nghi, tiện lợi trong sinh hoạt. Cho nên, không phải cô cậu trẻ tuổi nào cũng thích một mái nhà gỗ đơn sơ.

Ông Trần Văn Mẫn (Quốc Oai, Hà Nội), sau nhiều năm đổ tâm huyết, tiền của xây cất nhà gỗ với giá trị trên 2 tỷ đồng, đang thấy lo cho tương lai ngôi nhà khi vợ chồng người con trai đang sống cùng ông cảm thấy không thoải mái, đòi ra ở riêng.

Ông Mẫn cũng hiểu tâm trạng của chúng, vì giới trẻ quen sống cuộc sống tiện nghi nên khi sống chung dưới mái nhà gỗ sẽ thấy khó chịu.

nhà gỗ, nhà cổ, nhà truyền thống
Với nhà 5 gian, chỉ có 2 gian bên ngoài là làm phòng ngủ, không gian chật chội nên rất bất tiện (ảnh minh họa)

“Lớp trẻ bây giờ không thích văn hóa nhà gỗ. Chúng kêu nhà cứ tối om om, không sáng sủa. Mỗi khi ra ngoài phải bước qua cửa bức bàn thấy vướng víu, khó chịu, trẻ con không có không gian rộng để chạy nhảy”, ông Mẫn tâm sự.

Theo ông Trần Tuấn Nam (Sơn Tây, Hà Nội), nhà gỗ về sắp xếp nội thất theo lối truyền thống thường chỉ dành cho việc thờ tự, gian chính đặt án gian và bộ sập, gian bên phải đặt bộ trường kỷ, gian bên trái đặt một chiếc giường. Nếu nhà 5 gian thì hai gian bên ngoài sẽ dành làm phòng ngủ.

Do vậy, không gian nhà gỗ không đủ rộng và chưa phù hợp cho việc sinh hoạt với nhiều thế hệ. Đặc biệt, riêng nhà vệ sinh không được đặt trong nhà nên rất bất tiện cho sinh hoạt.

nhà gỗ, nhà cổ, nhà truyền thống
Ông Nguyễn Quang Học mong các con giữ được nếp nhà kẻ truyền

Vì sợ không có người kế thừa tâm nguyện, ông Nam đang “trao giải” cho hai người con trai, nếu ai nhận thừa kế ngôi nhà gỗ và đảm bảo hương khói, giữ gìn đúng theo truyền thống nếp nhà thì vợ chồng ông sẽ ưu tiên chia tài sản nhiều hơn. Tuy nhiên, cả hai đứa con không ai muốn lấy phần hơn, bởi chúng không thấy thích khi nhận sống dưới mái nhà gỗ này.

“Chúng kêu bí bách, sinh hoạt không tiện lợi. Nhà vệ sinh thì đặt sau vườn, muốn vệ sinh cá nhân phải ra ngoài, qua sân sau; đặc biệt là vào mùa đông, nửa đêm trời rét vô cùng bất tiện”, ông Nam kể.

Vì thế, chủ nhân nhiều ngôi nhà cổ giá trị 1-2 tỷ đồng đang lo ngại, khi lớp hậu sinh không có thú chơi nhà gỗ, nhất là khi giá trị sử dụng cũng chúng không đáp ứng được cuộc sống hiện đại, thì những ngôi nhà này sẽ dần mai một.

Theo ông Nam, nên chăng, trong những thiết kế sau này, nhà gỗ cũng cần được cải tiến để từng bước thích nghi, thuận tiện hơn với cuộc sống hiện đại mà vẫn giữ được nét truyền thống

Theo VietNamNet

nhà gỗ

thừa kế


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.