Trẻ ồ ạt nhập viện, thuốc điều trị cúm tăng từ 45.000 đến 180.000 đồng/viên vẫn không có để bán

Số lượng trẻ nhập viện do mắc cúm gia tăng khiến thuốc Tamiflu tăng giá mạnh, thậm chí đang trong tình trạng khan hiếm hàng.

Số lượng trẻ nhập viện do mắc cúm gia tăng khiến thuốc Tamiflu tăng giá mạnh, thậm chí đang trong tình trạng khan hiếm hàng.

Thời gian vừa qua, do sự thay đổi thất thường của thời tiết và ô nhiễm không khí, số lượng trẻ nhập viện do mắc cúm liên tục gia tăng. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, gần 2 tuần vừa qua, tối nào cũng có hơn 500 bệnh nhi đến khám, chủ yếu vì mắc cúm. Còn trong tháng 11, có tới 500 bệnh nhi nhập viện vì mắc cúm.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, số lượng bệnh nhi mắc cúm cũng liên tục gia tăng, ngày cao điểm có đến 200 bệnh nhi nhập viện, tăng gấp 3 lần so với ngày bình thường. Điều đáng nói, không chỉ trẻ nhỏ mà cả người trưởng thành mắc cúm cũng gia tăng.

Về vấn đề này, PGS.TS Trần Minh Điển – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết tại Trung tâm Y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới trẻ em dù có nhiều bệnh nhân mắc cúm được chẩn đoán, nhưng chỉ những trường hợp trẻ nhỏ, có biến chứng nặng hoặc mắc cúm trên nền bệnh khác mới nhập viện điều trị.

Trẻ ồ ạt nhập viện, thuốc điều trị cúm tăng từ 45.000 đến 180.000 đồng/viên vẫn không có để bán-1

Số lượng trẻ nhập viện do mắc cúm gia tăng trong những ngày vừa qua.

Đối với các bệnh nhi mắc bệnh không có biến chứng, bệnh nhi lớn tuổi (khoảng 6-14 tuổi) được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc, cho điều trị tại nhà. Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhi mắc cúm nhiều nên việc bố mẹ tự ý đi mua thuốc Tamiflu để điều trị cho trẻ diễn ra rất phổ biến khiến giá thuốc bị “loạn” và tăng chóng mặt.

Tại khu vực trước cổng Bệnh viện Nhi Trung ương, các quầy thuốc bán lẻ hiện đang bán Tamiflu 75mg với giá rẻ nhất là 150.000 đồng/1 viên, có quầy bán xấp xỉ 200.000 đồng/1 viên. Tăng cao hơn so với giá thực tế gấp 3 đến 4 lần.

Ghi nhận tại chợ thuốc lớn nhất miền Bắc tại Hapulico (Thanh Xuân, Hà Nội), giá thuốc Tamiflu 75mg cũng đang rất loạn, và xảy ra tính trạng “cháy hàng” vì lượng tiêu thụ thời gian gần đây rất nhiều.

Chị Dung – đang làm việc tại một công ty phân phối thuốc tại chợ thuốc này cho biết: “Hiện muốn mua nhiều cũng không có mà bán, vì hàng đang khó nhập về”. Nếu bình thường giá thuốc Tamiflu 75mg chỉ dao động khoảng 450.000 đến 500.000 đồng/1 vỉ 10 viên, thì nay giá đã lên đến 1.800.000 đồng/1 vỉ 10 viên.

Trẻ ồ ạt nhập viện, thuốc điều trị cúm tăng từ 45.000 đến 180.000 đồng/viên vẫn không có để bán-2

Một viên Tamiflu hiện có giá lên tới 180.000 đồng khi bán buôn tại chợ thuốc.

Trẻ ồ ạt nhập viện, thuốc điều trị cúm tăng từ 45.000 đến 180.000 đồng/viên vẫn không có để bán-3

Còn giá kê khai tại Bộ Y tế là 45.000/1 viên.

Tôi không rõ vì sao thời điểm này giá Tamiflu tăng cao như vậy, nếu cứ tình trạng này từ giờ đến cuối tháng 12 có thể còn hết hàng (thuốc) vì cung không đủ cầu”.

Không chỉ ở chợ thuốc, các quầy bán lẻ mà tại kho thuốc thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương, Tamiflu 75mg cũng đang sắp hết. Hiện bệnh viện này cũng đã có văn bản gửi Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) để có giải pháp xử lý kịp thời. Theo tìm hiểu của chúng tôi, bảng giá kê khai tại cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), giá thuốc Tamiflu 75mg có giá gần 45.000 đồng/viên, tức chỉ khoảng 450.000 đồng/vỉ 10 viên.

Trước tình trạng trên, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết đây là loại thuốc đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và được nhập theo nhu cầu của thị trường. Về tình trạng khan hiếm Tamiflu, Cục Quản lý Dược thông tin, hiện đơn vị cung ứng vẫn còn một lượng nhỏ đảm bảo cung cấp theo hợp đồng đã trúng thầu vào các bệnh viện. 

Ngoài ra, một đơn hàng nhập khẩu bổ sung Tamiflu sẽ sớm về Việt Nam, phục vụ cho điều trị. Cục Quản lý dược khuyến cáo thuốc Tamiflu và các thuốc khác có chứa hoạt chất Oseltamivir là thuốc kê đơn, khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe.

PGS Trần Minh Điển cũng khuyến cáo Tamiflu 75 mg là thuốc không được sử dụng tùy tiện, chỉ được chỉ định với những trường hợp có các biến chứng như viêm phổi và khi có chỉ định của bác sĩ, người bệnh mới dùng thuốc này, không nên tự ý mua thuốc về chữa cúm.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

3. Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Theo Khám phá

Xem link gốc Ẩn link gốc http://khampha.vn/tin-tuc-viet-nam/tre-o-at-nhap-vien-thuoc-dieu-tri-cum-tang-tu-45000-den-1800001-vien-van-khong-co-de-ban-c17a749091.html

Bệnh cúm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.