- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vợ chồng trẻ vay nợ lãi mua chục lượng vàng 'đúc két'
Năm nay, vợ chồng tôi lại vay thêm 170 triệu đồng nữa để mua cho đủ 5 lượng vàng miếng 'đúc két' phòng thân.
Năm ngoái tôi đi vay lãi 70 triêu đồng mua 2 lượng vàng về cất. Năm nay, vợ chồng tôi lại vay thêm 170 triệu đồng nữa để mua cho đủ 5 lượng vàng miếng 'đúc két' phòng thân.
Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm ở Phương Mai (Đống Đa, Hà Nội) kể, vợ chồng chị cưới nhau đã được 4 năm nay, cả hai người đều có công việc ổn định với tổng thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 25-30 triệu đồng. Song, hầu như tháng nào hai vợ chồng cũng tiêu sạch số tiền kiếm được, không tiết kiệm được đồng xu nào.
"Nhà cửa thì ổn định, xe máy đẹp đi lại cũng đã có, không bị tâm lý mắc nợ, không phải tiết kiệm để trả nợ nên hai vợ chồng cứ làm được đến đâu tiêu hết đến đó", chị Tâm nói. Từ lúc cưới nhau đến giờ, hai vợ chồng chị đã vạch khá nhiều kế hoạch để mong tiết kiệm được một khoản nào đó phòng trường hợp khi cần ốm đau bệnh tật hay dự phòng tiền ăn học hành cho con cái sau này.
Đầu tiên, hai vợ chồng thống nhất mỗi tháng trích ra 10 triêu đồng để vào một cái hộp trong tủ rồi khoá lại. Nhưng cách này không ăn thua vì mỗi khi cần mua sắm cái gì là lại mở tủ lấy ra mua. Kết quả, cuối năm hộp đựng tiền trong tủ vẫn trống trơn, không thì cũng chỉ có vài triệu đồng tiền lẻ.
![]() |
Nhiều người chấp nhận đi vay lãi để mua vàng đúc rồi trả nợ sau |
Thất bại, vợ chồng chị lại tiếp tục lên kế hoạch nuôi heo đất giống như kinh nghiệm của các đôi vợ chồng trẻ khác vẫn áp dụng để tiếp kiệm.
Theo đó, mỗi tháng vợ chồng chị lên kế hoạch bỏ vào heo đất 10-15 triệu đồng, số tiền còn lại để chi tiêu sinh hoạt cho gia đình. Tuy nhiên, kết quả cũng không khả quan gì hơn. Tháng thứ nhất tạm ổn, đến tháng thứ hai vợ chồng chị lại viện đủ các lý do để trì hoãn theo kiểu "tháng này cần sắm cái này, thôi hoãn không nuôi heo đất nữa" hay "tháng này có nhiều đám cưới, cần phải về quê nhiều, thôi để cuối tháng thừa bao nhiêu cho heo đất ăn sau "…
"Thử hai cách trên đều thất bại, đầu năm 2015, hai vợ chồng tôi bàn bạc và quyết định muốn tiết kiệm giờ chỉ còn cách đi vay tiền, kể cả phải trả lãi suất cũng vay để về lấy tiền đó đi mua vàng, rồi sau đó hai vợ chồng mới tiết kiệm trả nợ dần", chị Tâm chia sẻ.
Tiền thưởng tết còn dư, gần giữa năm 2015, hai vợ chồng chị vay của một người bà coon một khoản tiền với mức lãi suất tương đương với lãi suất ngân hàng để đi mua hai lượng vàng miếng. Còn tiền nợ thì thoả thuận mỗi tháng trả một ít.
"Năm đó, cả hai vợ chồng tôi đã trả được hết khoản nợ cũng khoản lãi đã vay và để dành được 2 lượng vàng", chị Tâm khoe.
Chị Tâm cho biết thêm, vợ chồng chị hồi đầu tháng 2 âm lịch này lại vừa đi vay thêm khoản tiền 170 triệu đồng của một người họ hàng ở quê với mức lãi suất phải trả cho họ là 8%/năm để đi đánh cho đủ 5 lượng vàng về đúc két một thể.
'Ép xác' qua ngày dồn tiền trả nợ
Trường hợp chấp nhận vay lãi lấy tiền mua vàng về đúc két của vợ chồng chị Tâm nghe có vẻ lạ và khó hiểu, nhưng đó không phải là trường hợp duy nhất. Vợ chồng chị Đinh Thị Ánh Nguyệt ở Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng đã áp dụng được gần chục năm nay.
Chị Nguyệt cho hay, lúc mới cưới nhau, vợ chồng chị có nợ một ít tiền, sau đó tiết kiệm trả được ngay. Đến khi trả xong nợ rồi, vợ chồng chị không bỏ nổi mỗi tháng ra lấy một 1 triệu đồng tiết kiệm bởi cứ được tháng nào lại "tiêu phéng mất tháng đó".
Sau đó, hai vợ chồng tự ngồi với nhau và nói "phải có nợ, tự tạo ra áp lực phải tiết kiệm tiền để trả nợ thì mới để dành được tiền". Nghĩ thế, vợ chồng chị cứ đều đặn, năm nào cũng vay lãi 100 triệu đồng đánh lấy 3 cây vàng cất tủ.
"Vợ chồng tôi cứ tính đơn giản thế này, tổng thu nhập của cả hai vợ chồng được khoảng 20 triệu đồng/tháng, một năm thu nhập được khoảng 240 triệu. Đầu năm vợ chồng tôi đi vay 100 triệu để mua vàng, lãi suất 8%/năm. Tính ra, mỗi tháng chúng tôi phải bỏ ra 10 triệu đồng để trả nợ. Số tiền lương 10 triệu còn lại để chi tiêu sinh hoạt cho gia đình là vừa khéo", chị Nguyệt nói.
Theo chị Nguyệt, vay nợ mua vàng cất tủ rồi thì vợ chồng chị bị áp lực trả nợ cực lớn nên tháng nào cũng phải để ra được 10 triệu trả nợ dần. Thậm chí, có tháng gia đình có nhiều công chuyện đột xuất như: con ốm, chuyện hiếu hỉ phải tiêu đến nhiều hơn, cả hai vợ chồng chị đều chấp nhập bớt tiền ăn chứ tuyệt đối không dám tiêu lấn sang khoản tiền dành để trả nợ.
"Có tháng tiền đóng học, tiều hiếu hỉ nhiều quá, vợ chồng tôi cháy túi, phải cả tuần ăn cơm với muối vừng nhưng vẫn quyết để dành 10 triệu đồng ra để trả nợ cho bằng được. Bởi, cả hai vợ chồng đều nghĩ, nếu không như thế, nợ không trả được thì lãi phải chịu càng nhiều hơn", chị tâm sự.
Thừa nhận, chị Tâm cũng cho hay, nhiều người biết chuyện vợ chồng chị đi vay lãi để mua vàng về đúc két thì bảo vợ chồng chị hâm, tự nhiên mua nợ, rồi mua gánh lo vào người. Nhưng, vợ chồng chị đều xác định, chỉ có vướng vào nợ nần mới có thể có quyết tâm tiết kiệm, rồi bớt ăn bớt tiêu đi trả nợ.
"Chúng tôi cứ nghĩ như vậy, kể cả mỗi năm có tốn thêm chục triệu đồng tiền phải trả lãi nữa thì đổi lại, mỗi năm vợ chồng tôi tiết kiệm được thêm vài lượng vàng. Còn nếu sợ áp lực, tính thiệt hơn trong chuyện vay lãi hay không vay lãi thì vợ chồng tôi sẽ chẳng để được đồng nào chứ đừng nói đến chuyện tiết kiệm về sau", chị Tâm nói.
Theo VietNamNet
-
Thị trường28/05/2022Nhìn bề ngoài, chúng không khác gì cây nấm độc, thế nhưng đây lại là loại nấm được bà con dân bản nơi đây coi như “vàng đỏ”.
-
Thị trường28/05/2022Xuất khẩu hạt điều Việt sang thị trường Trung Quốc giảm 51,6% trong 4 tháng năm 2022. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 95,62% trong quý I/2021 xuống 76,27% trong quý I/2022.
-
Thị trường03/05/2022Việc siết lại kỷ cương của thị trường trái phiếu doanh nghiệp là điều cần thiết để lành mạnh hoá thị trường tài chính.
-
Mua sắm24/04/2022Chỉ trong tháng 4, có không ít chiếc xe ô tô trúng biển số đẹp bất ngờ đội giá lên cao ngất ngưởng gây chú ý giới chơi xe Việt.
-
Thị trường12/03/2022Yến sào - món ăn “quý tộc” có giá vô cùng đắt đỏ - đang được người dân ồ ạt mua ăn tẩm bổ mùa Covid. Chủ hàng chỉ rõ các chiêu làm yến độn, yến sào giả để người tiêu dùng có thể phân biệt hàng xịn.
-
Mua sắm02/03/2022Giá vàng hôm nay 2/3 trên thị trường quốc tế tăng mạnh do giới đầu tư tìm kiếm kênh trú ẩn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine leo thang. Mỹ và phương Tây liên tiếp áp dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga.
-
Thị trường04/02/2022So với thời điểm mới ra mắt năm 2017 là 68 triệu đồng, hiện, chiếc smartphone của Apple này đã giảm tới hơn 60 triệu đồng.
-
Thị trường31/01/2022Những chậu hoa chơi Tết tiền triệu đang trở nên hút khách trong những ngày qua. Ghi nhận tại một cửa hàng hoa ở quận 7 (TP.HCM), những chậu hoa đắt tiền vừa được cắm xong, mang ra kệ đã có người mua ngay.
-
Thị trường03/01/2022Nếu người dùng không đủ tỉnh táo nhận ra các cám dỗ này rất có thể số tiền mà bạn mang theo sẽ “bốc hơi” không phanh.
-
Thị trường02/01/2022Thị trường hoa năm 2021 có sự xuất hiện của nhiều loại cành có quả vừa để ngắm vừa có thể ăn được như cành cà phê, cành cherry, cành me rừng, cành hồng, cành táo mèo,... thu hút các chị em mua về cắm chơi.
-
Thị trường02/01/2022Giá vàng tiếp tục tăng giá khi kim loại quý trở nên hấp dẫn so với các kênh đầu tư khác vào đầu năm mới.
-
Thị trường20/11/2021Tôm càng xanh size 7-8 con/kg được quảng cáo tươi ngon chỉ có giá 189.000 đồng được rao bán tràn ngập chợ mạng. Tuy nhiên, khi hấp lên thịt tôm không săn chắc, ngược lại còn bị óp, xốp.
-
Thị trường07/10/2021Dù nhiều người sợ, thế nhưng ở một số vùng, nó còn được coi là đặc sản nữa đó.
-
Thị trường03/09/2021Khách hàng mua đều phải đặt trước khoảng 1-2 hôm, mỗi cành giá dao động khoảng 30.000 – 35.000 đồng.