Zara và Mango nhập nhằng xuất xứ hàng hóa trên tem, mác

Vốn là các thương hiệu thời trang đình đám trên thế giới nhưng ngay tại Việt Nam, Zara, Mango lại nhận không ít phàn nàn của khách hàng

Vốn là các thương hiệu thời trang đình đám trên thế giới nhưng ngay tại Việt Nam, Zara, Mango lại nhận không ít phàn nàn của khách hàng về nguồn gốc sản phẩm.

Qua khảo sát tại các cửa hàng của một số thương hiệu thời trang nước ngoài tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy một số sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng Zara và Mango có sự không thống nhất về xuất xứ trên mác và tem phụ.

Một số mẫu quần, áo, váy của thương hiệu Mango dù xuất xứ ghi trên mác là Campuchia, Ấn Độ, Myanmar hoặc Việt Nam nhưng nhãn phụ lại đều xác định tên nước sản xuất là Trung Quốc. Khi được hỏi về sự sai khác này, nhân viên cửa hàng cho biết “có thể đã nhầm lẫn”.

Zara và Mango nhập nhằng xuất xứ hàng hóa trên tem, mác-1

Khi được hỏi về tình trạng sai khác xuất xứ trên tem, mác, nhân viên cửa hàng Mango cho biết “có thể đã nhầm lẫn”. 

Tại Zara, xuất xứ hàng hóa thậm chí còn loạn hơn. Các quốc gia sản xuất như Indonesia, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Morocco, Bangladesh bị “nhầm lẫn” trên không ít bộ váy, áo.

Trao đổi với báo chí, đại diện nhãn hàng Zara cho biết nhãn/mác chính thức của sản phẩm là mác bên trong sản phẩm, thể hiện đúng nguồn gốc xuất xứ cũng như thành phần sản phẩm. Đối với nhãn phụ, “đây là trường hợp nhầm lẫn trong quá trình bổ sung thêm thông tin trên nhãn phụ và chỉ xảy ra ở một vài sản phẩm”.

“Với số lượng sản phẩm lên đến hơn 10.000 mẫu mã tại cửa hàng nên đôi khi việc nhầm lẫn một vài mẫu là điều không tránh khỏi, nhưng chúng tôi có thể khẳng định chúng tôi luôn có nhân viên tại cửa hàng để giải thích với khách hàng. Tất cả hàng hóa được bán tại cửa hàng đều được nhập khẩu chính thức với các thông tin về nguồn gốc xuất xứ theo đúng quy định của Nhà nước Việt Nam”, vị này khẳng định.

Zara và Mango nhập nhằng xuất xứ hàng hóa trên tem, mác-2

Các quốc gia sản xuất như Indonesia, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Morocco, Bangladesh bị “nhầm lẫn” trên không ít bộ váy, áo Zara. 

Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi về một trường hợp cụ thể, nhân viên cửa hàng Zara tại trung tâm thương mại Vincom Đồng Khởi (quận 1, TP.HCM) lại khẳng định xuất xứ trên tem phụ là chính xác.

Tại thời điểm đó, các nhân viên cửa hàng cũng đang nhắc nhở nhau về nghĩa tiếng Việt của tên một số quốc gia xuất hiện trên nhãn, mác.

Sự nhập nhằng trong xuất xứ hàng hóa như hiện nay đặt dấu hỏi lớn về mức độ quản lý của các thương hiệu này, đặc biệt khi giá trị mỗi sản phẩm được cho là khá cao tại thị trường Việt Nam.

Chúng tôi đã liên hệ với đại diện các thương hiệu Mango và Zara Việt Nam để tìm hiểu vấn đề nhưng chưa nhận được phản hồi.

Trước nhiều sự việc nhập nhằng về xuất xứ hàng hóa thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong thời gian qua, người tiêu dùng ngày càng quan tâm và kiểm tra kỹ lưỡng nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm hơn.

Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 824/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”. Trong đó, giải pháp chủ yếu là tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, đặc biệt đẩy mạnh chống gian lận xuất xứ hàng hóa.

Theo Zing


Mango

xuất xứ

zara


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.