Bất chấp trốn khỏi vùng dịch để về quê ăn Tết: Ích kỉ cá nhân

Chúng ta nghĩ về khoảnh khắc sum họp cùng gia đình, nghĩ về việc làm sao để đón Tết bên người thân. Nhưng, có đáng để đánh đổi bằng an nguy của nước nhà không?

Ít nhất 9 tỉnh thành tại Việt Nam đã công bố có ca nhiễm Covid-19, tổng số bệnh nhân Viêm phổi cấp do chủng mới virus Corona gây ra là 1.819 tính đến 15h ngày 1/2/2021. Đáng buồn là, ở những đang diễn ra dịch, vẫn có những cá nhân tìm cách để “thoát thân”, để “ra khỏi đó”.

Người nhiễm virus không phải kẻ xấu, cũng không phải tội đồ, lại càng không đáng để xem là thứ gì đó để giấu diếm. Nhưng, sự hoang mang, sự ích kỷ của nhiều cá nhân mới là điều đáng chán. Chúng ta đòi hồi hương, nhưng đó có phải là sự lựa chọn hay để cứu quốc?

Bất chấp trốn khỏi vùng dịch để về quê ăn Tết: Ích kỉ cá nhân-1

Đừng vì chân đau mà dẫm lên cố gắng của nước nhà

Từ trưa ngày 28/1, sau khi có thông tin về ca nhiễm Covid-19 mới tại Việt Nam, đã có không ít người tập trung dọc quốc lộ 18 trên địa bàn Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) để  rời khỏi khu vực này. Tay xách nách mang, thậm chí là vơ đại quần áo, cuốn chiếu lên đường để mong có một cái Tết không phải cách ly.

Không chỉ người trẻ mà còn không ít người lao động cũng ùn ùn tập trung tại khắp các nẻo quốc lộ, hy vọng sẽ có chuyến xe được ra khỏi Quảng Ninh. Khi được hỏi về lý do, những người này đều không ngần ngại mà trả lời rẳng: “Chúng tôi muốn về quê ăn tết”.

Đâu đó trên các group MXH, xuất hiện những bài đăng “cầu cứu”, tìm đường đi thoát khỏi Quảng Ninh. Họ là dân du lịch, họ đi chơi vui vẻ, rồi họ không may phải “mắc kẹt” ở đây. Thiết nghĩ, cùng một giống nòi, cùng một quốc gia dân tộc, lại còn là nơi họ chọn để đến giải trí, vậy mà giờ đây lại quay lưng đối xử như thế. Có đáng để tự hào không?

Bất chấp trốn khỏi vùng dịch để về quê ăn Tết: Ích kỉ cá nhân-2

Đây không phải lần đầu tiên chúng ta bắt gặp cảnh những người ở vùng dịch tìm cách bỏ đi khi bắt đầu phát hiện nhiều ca dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn sinh sống. Trước đó, hồi tháng 4/2020, khi Đà Nẵng bắt đầu bùng dịch, khắp các ngả đường rời thành phố, lực lượng chức năng đã phải hoạt động ngày đêm để đảm bảo người dân không rời khỏi nơi cư trú.

Dẫu biết việc công dân ngoại tỉnh bằng mọi cách rời thành phố là đang vi phạm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên, có không ít người vẫn liều lĩnh thực hiện. Thậm chí, từng đoàn người đã dùng xe máy đi qua đường đèo Hải Vân để “bỏ trốn” lúc nửa đêm. Trả lời trên báo chí, Đại tá Phan Ngọc Truyền, Trưởng PC08 Công an TP.Đà Nẵng, cho biết có nhiều trường hợp cá biệt xảy ra khi đường bộ bị phong tỏa, nhiều người còn chấp nhận đi dọc bờ biển đèo Hải Vân hoặc theo tàu cá để ra Thừa Thiên-Huế để rời khỏi Đà Nẵng.

Tất nhiên, ở tâm thế hoang mang, đâu phải ai cũng sáng suốt đủ để nghĩ được mình phải làm gì lúc đó. Họ sợ hãi, họ lo lắng, họ còn công việc phải làm mà, trong lúc gian nan, nguy cấp, nghĩ cho bản thân mình trước cũng chẳng phải điều gì đáng hổ thẹn. Nam Cao từng viết vậy mà, “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất...”

Thế nhưng, đặt trong bối cảnh hiện tại. Sự tỉnh táo và nghĩ đến đại cuộc, vẫn là điều cần thiết. Đừng chỉ vì chân của mình đau quá, xót quá mà phải dẫm lên sự cố gắng của nước nhà, của Bộ, của những anh hùng hy sinh thầm lặng, của các y bác sĩ ngoài kia.

Một người đoàn viên, trăm người ly tán

Có thể thấy, việc tự ý rời khỏi điểm nóng của dịch Covid-19 gây ra rất nhiều nguy cơ khi tình hình đang diễn biến phức tạp. Một trong số đó chính là mất kiểm soát việc lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Qua những hình ảnh được ghi nhận, có thể nhận thấy đa phần dòng người đổ xô “trốn” khỏi tâm dịch đều không mang khẩu trang. Việc này rất nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm.

Tâm lý chung ai cũng muốn đoàn tụ gia đình trong dịp Tết, tuy nhiên, nghĩ thật sâu xa rằng việc thực hiện đúng chủ trương hôm nay là lợi ích về lâu dài cho cả bạn và những người xung quanh. Khi F0 vẫn chưa truy vết được thì việc rời khỏi nơi là điểm nóng của dịch rất nguy hiểm. Sẽ chẳng biết được đâu là cá thể có tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm.

Bất chấp trốn khỏi vùng dịch để về quê ăn Tết: Ích kỉ cá nhân-3

Nếu bạn chỉ đang ở trong địa bàn có dịch cũng đừng vội nản lòng, bởi có hàng trăm công nhân Công ty POYUN ngay tại điểm nóng cũng đang ngày đêm cách ly chờ tin vui hết dịch. Ngay khi phát hiện ra ca dương tính, toàn bộ công nhân đã được đưa đi cách ly tập trung ở các điểm trường học được trưng dụng làm khu cách ly. Mỗi người một tâm trạng, trả lời trên báo chí, chị Minh (công nhân Công ty POYUN) tâm sự rằng, bản thân chưa hết bàng hoàng khi phải đi cách ly khi chỉ còn vài ngày nữa là được về quên đoàn tụ cùng gia đình: "Đối diện với việc phải ăn Tết xa nhà là cảm xúc không hề vui vẻ chút nào, vì ai đi làm cũng mong Tết về sum vầy với gia đình".

Thế nhưng, gác lại những âu lo cùng nỗi niềm mong mỏi, các công nhân khi đi cách ly lại được dịp gắn kết với nhau hơn sau những tháng ngày làm cùng phan xưởng. Những điểm tập trung rộn vang tiếng cười nói, ai cũng lạc quan và tin tưởng rằng các cấp lãnh đạo sẽ nhanh chóng dập được dịch để anh chị em về quê ăn tết. "Mỗi năm chỉ có một cái Tết nên ai cũng muốn sum vầy với gia đình mình. Tuy nhiên, khi có dịch bệnh, chúng ta phải nghiêm chỉnh chấp hành và cách ly là bắt buộc", một bảo vệ của công ty cho hay.

Bất chấp trốn khỏi vùng dịch để về quê ăn Tết: Ích kỉ cá nhân-4

Là một người trẻ từ Bình Định ra Quảng Ninh làm việc, anh Trí Bùi cũng như những người con xa quê khác đều mong mỏi đếm ngược từng ngày để về đoàn tụ với gia đình. Thế nhưng, do có mặt ở Sân bay Vân Đồn trong khoảng thời gian từ 15-28/1, anh Trí đã được đưa đi cách ly tập trung để tiến hành lấy mẫu và theo dõi sức khoẻ.

Bệnh dịch bất ngờ bùng phát, anh vô cùng hụt hẫng. Đã xa quê cả năm tháng dài, đến ngày đáng nhẽ sắp được xách vali về quê ăn Tết thì lại lên chuyến xe chạy thẳng đến trung tâm cách ly. Thế nhưng, với suy nghĩ lạc quan và trách nhiệm với cộng đồng, anh vẫn vui vẻ an ủi bản thân:

Bất chấp trốn khỏi vùng dịch để về quê ăn Tết: Ích kỉ cá nhân-5

“Ăn tết có thể vui mình, vui gia đình mình, những sẽ là nỗi lo và gánh nặng cho xã hội thì là điều không thể. Cách ly cũng không có gì quá nặng nề, mà hơn hết nữa còn là được góp sức nhỏ của bản thân cho cộng đồng.

Nếu so mình với những người đã và đang ngày đêm đau đầu nghĩ phương án phòng, chống dịch, hay những hình ảnh các y bác sĩ ngày đêm phải làm việc hết mình vì các bệnh nhân thì mới thấy bản thân mình đang rất may mắn. Việc cố ý rời khỏi nơi tâm dịch, bất chấp tìm mọi cách để về quê ăn tết, chỉ để phục vụ cho cái vui của cá nhân thì thật quá ích kỉ.

Sau những ngày tháng làm việc, hãy coi đây là quãng thời gian cho bản thân mình được nghỉ ngơi và thư thái tâm hồn. Dịch sẽ sớm được kiểm soát thôi, nên không có gì phải lo lắng quá”.

Tết đang đến rất gần, ai nấy đều nôn nao được trở về nhà. Thế nên, việc tuân thủ đúng các quy định hiện nay để dịch Covid-19 được kiểm soát tốt là cách mang đến cái Tết trọn vẹn hơn đến cho mọi người. Có những chiến sĩ dọn lên đồi ở để nhường chỗ cách ly cho mọi người. Có những em nhỏ tiểu học không có cha mẹ ở bên, lạ nơi cách ly nhưng vẫn ngoan ngoãn, xếp hàng, tuân thủ mọi yêu cầu.

Câu chuyện hồi hương, hay cứu quốc, tự ở tâm mỗi người sẽ có đáp án cho mình. Rapper Đen Vâu - một người con đất Quảng Ninh, đã thay đổi bản hit của mình để cổ vũ tinh thần mọi người. Khoan hãy về, chứ không phải đừng về nữa, chúng ta không biệt ly mãi mãi, quê nhà bạn vẫn ở đó mà thôi.

“Hạnh phúc, khoan hãy về
Cô đơn, khoan hãy về
Thành công, khoan hãy về
Thất bại, khoan hãy về
Mệt quá, khoan hãy về
Mông lung, khoan hãy về
Chênh vênh, khoan hãy về
Không có việc gì, vậy thì khoan hãy về”

FACEBOOKER SAY - GÓC NHÌN MÀ BẠN CHƯA TỪNG NGHĨ ĐẾN

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà thông tin dồn dập, thậm chí là dập khuôn khiến những gì mình tiếp nhận có phần bị phiến diện, một chiều. Hiểu được điều đó, YAN sản xuất chuyên đề Facebooker Say để đưa một góc nhìn mới, quan điểm mới về một đề nóng hổi trên mạng xã hội, xung quanh các vấn đề giải trí, đời sống xã hội, giới trẻ...

 

Theo Thể Thao & Văn Hóa


Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.