- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyện anh chủ quán điều trị khỏi Covid-19 vẫn xin quay lại bệnh viện dã chiến để trả ơn các bác sĩ và chăm sóc các F0 khác
Anh Nguyễn Hồng Kỳ, 34 tuổi, sống tại quận Tân Bình, TP.HCM, là chủ một cửa hàng phá lấu bò. Sau gần một tháng điều trị Covid-19, anh được xuất viện về nhà. Hoàn thành thời gian cách ly, anh xin quay lại bệnh viện dã chiến làm tình nguyện viên, trả ơn các bác sĩ và chăm sóc các F0 như mình.
Tôi là F0
Dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến xấu tại TP.HCM gần 2 tháng qua. Trước khi thành phố áp dụng Chỉ thị 16 lần đầu tiên, tôi luôn nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc 5K, đặc biệt khẩu trang, khử khuẩn, tránh tập trung đông người.
Đầu tháng 7, người hàng xóm sống cách nhà tôi một căn, được xác định nhiễm Covid-19, toàn bộ con hẻm bị phong tỏa.
Sau 3 ngày, tôi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh như sốt, cơ thể lừ đừ, mệt mỏi, khó thở (đặc biệt về đêm), không ho, không tiêu chảy. Hôm sau, tôi được lấy mẫu xét nghiệm, test nhanh dương tính. Khoảng 30 phút, nhân viên y tế gọi tôi tiếp tục xét nghiệm, cả mẫu dịch họng và mũi, kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.
Biết mình dương tính, tôi lo nhất là không biết có lây cho gia đình, từ trẻ nhỏ tới người lớn hay không? Rồi những người bạn đã tiếp xúc với tôi trước đó thì như thế nào? Tôi đã thông báo cho tất cả, để họ chủ động theo dõi sức khoẻ và xét nghiệm Covid-19.
Nhân viên y tế bảo tôi phải đi cách ly tập trung, "thèm gì thì tranh thủ ăn". Tôi mở tủ lạnh, vớ lấy hộp sầu riêng, rồi sắp xếp đồ đạc, lên đường bước vào "trận chiến".
Ngày đầu, tôi cách ly ở Trung tâm triển lãm quận Tân Bình, chờ các F0 khác cùng đến bệnh viện dã chiến. Tôi vẫn sốt cao, mỏi cơ và bắt đầu ho, được bác sĩ cấp thuốc hạ sốt kèm bộ đồ bảo hộ. Xong xuôi, mọi người cùng di chuyển đến Bệnh viện Dã chiến số 4, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.
Anh Kỳ trong trang phục bảo hộ, lên đường tới Bệnh viện Dã chiến số 4
Lúc lên xe cứu thương, tôi ho liên tục, đến bệnh viện khi đã 20h. Đây là khu chung cư bình dân, chưa có ai ở, được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến. Toàn khu có 10 block, mỗi block 5 tầng, mỗi tầng 8 phòng. Phòng cách ly dạng nhà một phòng ngủ, một phòng khách, dành cho 5 người. Nếu phòng lớn (2 phòng ngủ, 1 phòng khách) thì khoảng 6 - 8 người.
Mỗi block có 5-7 dân quân, nhân viên y tế chịu trách nhiệm hỗ trợ toàn bộ phòng, và 2 số điện thoại, để thông báo việc ăn uống, phòng ốc có hư hay thiếu gì không, hoặc báo tình trạng sức khỏe của các thành viên trong phòng mỗi ngày.
"Trải nghiệm" ngày đầu tiên tại bệnh viện dã chiến là tôi không thể ngủ do mệt mỏi, khó thở, ho mạnh và mất khứu giác, vị giác. Thậm chí, tôi lấy chanh vắt vào miệng, nhưng không có cảm giác gì. Tôi báo tình trạng bệnh của mình và 4 người khác trong phòng, thì được nhân viên y tế gọi điện hỗ trợ kiểm tra sức khỏe, đồng thời cung cấp thuốc hạ sốt vì khi đó nhiệt độ của tôi lên tới 38,5 độ.
Mỗi ngày, tôi uống thuốc hạ sốt và bổ sung thêm vitamin C, chỉ ở trong phòng và hạn chế di chuyển. Bệnh viện cung cấp đầy đủ 3 bữa, như bữa sáng có bánh bao, bánh chưng, bánh giò, trưa chiều phục vụ cơm sườn, cá, thịt kho tiêu, chả cá. Ngoài ra, các mạnh thường quân cũng thường xuyên phát quà, gồm nhiều loại nhu yếu phẩm như sữa, nước suối, xúc xích, bánh kẹo,... Người nhà vẫn có thể gửi đồ tiếp tế nhưng phải trước 11h trưa.
Theo tôi, mọi người đi cách ly tập trung không cần nhiều đồ. Tôi chỉ mang theo 3 bộ quần áo, bình đun nước siêu tốc, chanh, gừng và mì gói. Nếu thiếu gì bệnh viện dã chiến hoặc các mạnh thường quân sẽ hỗ trợ. Mọi người đừng nghe tin đồn "thiếu này thiếu kia", thật sự trong ngày không thiếu gì ngoài sức khỏe.
Đến ngày thứ 7, tôi bắt đầu khỏe lại, không còn sốt hay mất khứu giác, vị giác. Sau 28 ngày, tôi âm tính 3 lần liên tiếp, đến ngày 3/8 đủ điều kiện xuất viện. Nói chung, ai giữ được sức khỏe là tốt, nếu không may dương tính cũng đừng quá lo lắng, hãy cứ lạc quan!
Căn phòng cách ly của anh Kỳ và các F0 khác
"Bệnh viện dã chiến số 4 - ngày trở lại"
Rời bệnh viện dã chiến sau khi "chiến thắng" Covid-19, tôi về nhà chủ động tự cách ly thêm. Đến sát ngày kết thúc đợt giãn cách lần thứ nhất, tưởng đâu sắp được "tung tăng" bán hàng, thầm nghĩ cũng mừng, nhưng ai ngờ thành phố tiếp tục giãn cách.
Trong một lần đi đường, tôi bắt gặp những chuyến xe 50 chỗ, xe cứu thương nườm nượp nối đuôi nhau trên đường Cách mạng tháng 8, liên tục chở các F0 đi cách ly. Tôi bỗng rùng mình và chạnh lòng, chợt nhớ lại những con số, những hình ảnh đau thương khi thành phố "bị bệnh".
Không đắn đo, tôi thôi thúc bản thân đăng ký tình nguyện, quay trở lại bệnh viện dã chiến một lần nữa, để giúp đỡ các F0, các y bác sĩ. Từ lúc suy nghĩ đến khi quyết định chỉ mất 5 phút!
Trong lúc gói ghém đồ tư trang, gia đình và hàng xóm nhờ tôi mang thêm "những món quà" gửi tặng các anh dân quân, nhân viên y tế như một lời tri ân sâu sắc.
Anh Kỳ khuyên các bệnh nhân nên lạc quan để cùng các y bác sĩ chiến thắng Covid-19
Tại bệnh viện dã chiến, ban đầu tôi được phân công giao cơm, nhận quà tiếp tế từ các mạnh thường quân. Lúc sau, các y bác sĩ ngỏ ý chuyển tôi sang hỗ trợ phòng cấp cứu, hồi sức tích cực, nơi các bệnh nhân Covid-19 nặng phải thở máy. Tôi đồng ý ngay!
Tiếp xúc trực tiếp với virus là điều chắc chắn, nhưng tôi không quá lo lắng. Tôi được các bác sĩ hướng dẫn cách tập thở cho các bệnh nhân nặng và nhẹ. Công việc chính của tôi là lan toả sự lạc quan đến các bệnh nhân. Hiện tôi chăm sóc cho 2 nữ bệnh nhân trên 60 tuổi, không có người thân. Mỗi ngày, tôi sẽ đút 2 bà ăn, thay tã, lau người, đôi khi vệ sinh phòng cấp cứu.
Tôi không gặp bất cứ khó khăn gì khi chăm sóc bệnh nhân Covid-19, ngược lại "công việc" này giúp tôi rèn luyện tính nhẫn nại và bớt "nóng" hơn. Đặc biệt, nhìn 2 bà neo đơn, tôi thương lắm, nhớ tới người mẹ quá cố của mình. Tôi sẽ ở lại bệnh viện dã chiến này cho đến khi tình hình dịch giảm hẳn.
Tại đây, tôi được sắp xếp chung phòng với các bác sĩ và điều dưỡng. Mọi người đều vui vẻ và hòa đồng. Tôi được đón nhận nhiệt tình. Các bác sĩ, phòng công tác xã hội của bệnh viện cũng gửi lời cảm ơn.
Anh Kỳ lên đường quay lại bệnh viện dã chiến, mang theo quà do gia đình và hàng xóm gửi dân quân, nhân viên y tế
Trước khi đăng ký tình nguyện tại bệnh viện, tôi từng chứng kiến nhiều người không qua khỏi vì Covid-19. Thật sự buồn cho họ và người nhà. Nhưng mọi người phải giữ tinh thần lạc quan, vì cứ mải nhìn vào điều tiêu cực thì khi nào mới hết bệnh.
Các cán bộ, nhân viên y tế đã làm hết sức. Họ cũng mong nhanh kết thúc dịch bệnh để về với gia đình và người thân. Quan trọng nhất vẫn là bệnh nhân vượt qua chính mình như thế nào, và những người chưa bị bệnh giữ gìn bản thân ra sao.
Cứ xem Covid-19 như một căn bệnh trên mức bình thường một chút để mà vượt qua, tuân thủ mọi quy định phòng, chống dịch, tránh hoang mang. Ai còn bố mẹ, người thân thì hãy trân trọng thời gian này và cố gắng giữ cho gia đình mình!
Trong đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4 đến tối 18/8, TP.HCM ghi nhận tổng 159.917 ca Covid-19. Sau 38 ngày thực hiện Chỉ thị 16 và 16 tăng cường, TP.HCM kéo dài đợt giãn cách thêm một tháng đến 15/9, với nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó" để phòng chống dịch. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong ngày 12/8 có công văn khẩn vận động các bệnh nhân Covid-19 đã hoàn thành điều trị tham gia tình nguyện phục vụ phòng, chống dịch. Các chuyên gia nhận định, bệnh nhân Covid-19 đã được điều trị khỏe và được xuất viện có thể dành thời gian giúp sức các lực lượng phòng chống dịch, các lực lượng hỗ trợ tại địa phương, bởi lúc đó họ đã nằm trong số những người "an toàn" nhất trước đại dịch. |
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
-
Thời sự1 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự1 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự3 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự3 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự4 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự4 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự5 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự5 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự6 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.