Clip sóng cao 9m cuộn chân giàn khoan ở Vũng Tàu, người dân TP.HCM không dám ra đường do bão

TP Vũng Tàu đang hứng trận mưa lớn với gió giật liên hồi do ảnh hưởng của bão số 9.

TP Vũng Tàu đang hứng trận mưa lớn với gió giật liên hồi do ảnh hưởng của bão số 9.

Clip sóng cao 9m cuộn chân giàn khoan ở Vũng Tàu, người dân TP.HCM không dám ra đường do bão-1

Sóng lớn ở đảo Phú Quý, Bình Thuận. Ảnh: TTXVN

Theo ghi nhận từ báo Bà Rịa - Vũng Tàu, vào lúc 16h30 (24/11), bão số 9 đã tiến vào mỏ Rạng Đông, với sức gió trên 100km/h, sóng khoảng từ 7m - 8m.

Từ độ cao khoảng 30m trên giàn JVPC nhìn xuống đã có thể thấy những cơn sóng dữ chồng lên nhau và gió rít từng cơn liên hồi như trên đỉnh bão. Tuy vậy, hoạt động sản xuất của một số giàn khoan khai thác dầu khí ở khu vực này vẫn được duy trì.

20h30 phút cùng ngày, tại khu vực giàn khai thác dầu khí ngoài khơi vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu, gió tăng mạnh, mức 100-120km/h, giật hơn 130km/h. Sóng cao 8-9m.

Sóng cao 8-9m tại chân giàn khoan. Nguồn: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Clip sóng cao 9m cuộn chân giàn khoan ở Vũng Tàu, người dân TP.HCM không dám ra đường do bão-2

Ảnh cắt từ clip.

Trước đó, từ chiều 23/11, 50 cán bộ, kỹ sư, công nhân dầu khí đang làm việc trên cụm giàn khai thác mỏ Rạng Đông - JVPC đã được di tản vào bờ bằng 1 chuyến tàu và 3 chuyến máy bay về bờ. Nhân sự chủ chốt 16 người ở lại trực bão và vận hành giàn.

7h sáng 25/11, TP Vũng Tàu có mưa rào. Lực lượng chống bão dùng ôtô rảo qua các khu phố để phát thông tin cảnh báo bão đến người dân, du khách. Các tuyến phố ven biển vắng người.

Đến khoảng 9h30, mưa lớn kèm gió mạnh vẫn tiếp tục tràn qua địa bàn TP Vũng Tàu. Trên một số tuyến đường ghi nhận tình trạng ngập cục bộ, cây xanh gãy, đổ. Hầu hết các hàng quán, nhà cửa dọc các tuyến đường lớn đều đóng cửa để tránh bão.

Tại Quảng Ngãi theo tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Ngãi, 1 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đang trên đường vào cảng Sa Kỳ tránh bão số 9 thì bị sóng lớn đánh chìm. Rất may, 2 ngư dân trên tàu được ứng cứu đưa vào bờ an toàn.

Clip sóng cao 9m cuộn chân giàn khoan ở Vũng Tàu, người dân TP.HCM không dám ra đường do bão-3

Ảnh: TTXVN

Tại Bình Thuận từ đêm qua và sáng 25/11 cũng có mưa lớn. Tại khu vực Nam Bình Thuận gồm thị xã La Gi, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam được dự báo nằm trong vùng ảnh hưởng của tâm bão Usagi sáng nay có gió mạnh cấp 6, 7.

Clip sóng cao 9m cuộn chân giàn khoan ở Vũng Tàu, người dân TP.HCM không dám ra đường do bão-4

Sóng cuồn cuộn trên bờ biển Bình Thuận. Ảnh: Báo Bình Thuận

Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bình Thuận đến sáng nay toàn tỉnh có 10 chiếc tàu nhỏ đang neo đậu tại cảng Phan Thiết bị chìm do sóng lớn. Tại Phú Quý một số thuyền neo đậu tại cảng bị đứt neo, lực lượng chức năng phải đưa lực lượng buộc lại.

Thành phố Vũng Tàu đang hứng trận mưa lớn với gió giật liên hồi, TTXVN đưa tin.

Tại Khánh Hòa: Sáng 25/11, ông Đặng Văn Thứ, Chủ tịch UBND xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh cho biết trên báo Khánh Hòa, mưa lớn trong sáng nay đã khiến một số dân cư vùng trọng yếu, trũng bị ngập, trong đó trụ sở UBND xã cũng bị ngập sâu gần 1m.

Clip sóng cao 9m cuộn chân giàn khoan ở Vũng Tàu, người dân TP.HCM không dám ra đường do bão-5

Nhiều khu vực bị ngập sâu tại TP. Cam Ranh. Ảnh: Báo Khánh Hòa

Ngoài ra, tyến đường Tỉnh lộ 9 đi Khánh Sơn đã bị chia cắt hoàn toàn. Mưa lớn dẫn đến sạt lở nặng tại Km22, trong khi đó trên tuyến nhiều điểm cũng bị sạt lở, các phương tiện không thể lưu thông. Đây là tuyến đường duy nhất từ các huyện của tỉnh Khánh Hòa đi lên huyện miền núi Khánh Sơn.

Clip sóng cao 9m cuộn chân giàn khoan ở Vũng Tàu, người dân TP.HCM không dám ra đường do bão-6

Ảnh: Báo Khánh Hòa

Clip sóng cao 9m cuộn chân giàn khoan ở Vũng Tàu, người dân TP.HCM không dám ra đường do bão-7

Đường Nha Trang - Đà Lạt sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Báo Khánh Hòa

Tại TP Hồ Chí Minh: Tại khu vực huyện Cần Giờ, TPHCM bắt đầu có mưa to dần, gió giật mạnh khiến người dân không dám ra đường.

Clip sóng cao 9m cuộn chân giàn khoan ở Vũng Tàu, người dân TP.HCM không dám ra đường do bão-8

Mưa to ở Cần Giờ. Ảnh: Tiền Phong

Ngày và đêm nay (25/11), khu vực TPHCM có mưa rất to (100-200mm) và có khả năng xảy ra lốc xoáy. Nguy cơ rất cao mưa lớn kết hợp triều cường gây ngập lụt diện rộng.

 

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 08 giờ ngày 25/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,2 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100km.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm cơn bão số 9 mạnh cấp 9-10 từ 75-100km/giờ, giật cấp 13. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100km, bán kính gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khoảng 50km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được 5-10km, đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre với cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 11-12; sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 16 giờ ngày 25/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 10,8 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Clip sóng cao 9m cuộn chân giàn khoan ở Vũng Tàu, người dân TP.HCM không dám ra đường do bão-9

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực đất liền Cam pu chia. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày và đêm 25/11 có mưa rất to (100-200mm) và có khả năng xảy ra lốc xoáy. Nguy cơ rất cao mưa lớn kết hợp triều cường gây ngập lụt diện rộng.

Cảnh báo gió mạnh trên biển: Do ảnh hưởng của bão số 9, ở vùng biển từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre có gió mạnh cấp 6-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12-13. Biển động rất mạnh. Sóng trên biển vùng gần tâm bão cao 5-7m, vùng gần bờ cao 2-4m.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở Vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8; biển động.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Trên đất liền các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; riêng vùng ven biển Nam Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Vùng ven biển các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Sâu trong đất liền các tỉnh Đông Nam Bộ có gió giật mạnh, lốc xoáy trên toàn bộ khu vực Nam Bộ.

Cảnh báo mưa lớn: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, khu vực Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm; khu vực Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mưa to 50-100mm.

Từ đêm 25/11 đến đêm 27/11, do ảnh hưởng hoàn lưu sau bão kết hợp với không khí lạnh từ phía Bắc tăng cường nên mưa to đến rất to mở rộng ra các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, lượng mưa phổ biến: các tỉnh Quảng Trị, Khánh Hòa (50-80mm/ngày); ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên (80-150mm/ngày); ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (100-200mm/ngày).

Theo Thời đại


cơn bão số 9

mưa bão

bão số 9


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.