- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
CSGT trong đại dịch Covid-19: Có những nỗi sợ còn hơn cả cái chết
“Sợ nhất đồng đội không may gặp nạn, sợ nhất là mình không hoàn thành nhiệm vụ, để lọt tội phạm hoặc người đi từ vùng dịch về gây ảnh hưởng xấu cho biết bao người khác”… là điều mà nhiều chiến sĩ CSGT đã chia sẻ với chúng tôi.
262 km đường bộ cao tốc kéo dài qua 5 tỉnh/ thành phố: Hà Nội, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái chỉ có khoảng 20 chiến sĩ CSGT trong Đội TTKSGTĐB cao tốc số 1 (Phòng Hướng dẫn TTKS giao thông đường bộ, Cục CSGT) “canh giữ”. Từ đợt bùng phát dịch lần thứ 4 (bắt đầu từ 27/4), các chiến sĩ phải gồng mình làm việc trong trạng thái trên vai ai cũng đang gánh vác rất nhiều nỗi sợ.
11h00 trưa 27/8, khi đang làm nhiệm vụ trên tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Tổ công tác 3 người, trong đó có Đại úy Hoàng Văn Quý và Phạm Văn Hiệp tình cờ phát hiện chiếc ô tô Vios dừng đỗ có biểu hiện khả nghi. Bằng biện pháp nghiệp vụ, các chiến sĩ nhanh chóng nhận ra hai đối tượng trên xe đang vận chuyển ma túy đá.
Không nghĩ nhiều, họ lập tức lao vào khống chế tội phạm. Khi một người trên xe muốn bỏ chạy, Đại úy Quý đã tay không lao vào ghì cổ đối tượng này.
“Lúc bắt tội phạm, chúng tôi chẳng nghĩ gì. Xong việc rồi, nhớ lại mới giật mình: Ôi, tiếp xúc gần thế, nếu chẳng may hai kẻ đó nhiễm Covid-19, hoặc họ có vũ khí thì có khi mình “xong” rồi đấy”, Đại úy Hiệp cười.
Nhưng khi được hỏi, nếu ‘tua” ngược thời gian, hai Đại úy có dám liều mình thế không, các anh chỉ mỉm cười lặng lẽ. Anh Quý nói, hơn cả nỗi sợ chết, điều họ sợ nhất là không hoàn thành nhiệm vụ. “Nếu để lọt tội phạm thì còn sợ hơn ấy. Nhiều khi phía sau vài tép ma túy là tính mạng của ai đó vô tội”.
Vì thường xuyên bị ám ảnh bởi nỗi sợ, các chiến sĩ CSGT Đội số 1 luôn phải gồng mình lên làm việc. Thượng tá Nguyễn Mạnh Thắng (Đội trưởng Đội TTKSGTĐB cao tốc số 1) nói, từ cuối tháng 4, đội của anh phải tăng cường 100% quân số trực trên tuyến. Hai nhóm ở một điểm (tuyến cao tốc do Đội số 1 phụ trách kéo dài qua 5 tỉnh, mỗi tỉnh là một điểm - PV) luân phiên 6 tiếng đổi ca một lần. Mỗi chiến sĩ đều phải làm việc 12 tiếng/ ngày và phơi mình ngoài đường, bất kể mưa gió, hay lúc nắng nóng hơn 40 độ C.
“Thức trắng đêm ròng rã nhiều rồi cũng quen. Nếu đêm nào không trực ca 0-6h sáng thì chúng tôi ăn tối lúc 12h đêm, đi ngủ lúc 1-2h sáng”.
Đại úy Quý nói, đã hơn 120 ngày qua, anh chưa được về nhà. Chưa bao giờ cả gia đình dù sống rất gần nhưng lại phải xa cách tới như vậy. Lúc con nhỏ ốm đau, anh cũng không thể chạy đến săn sóc. Mọi việc lớn nhỏ trong nhà chỉ có thể trông cậy vào hết vào vợ.
“Công việc của mình tiếp xúc quá nhiều người. Có khi nhiễm bệnh lúc nào cũng không hay. Sợ nếu về nhà, lây lan cho vợ con thì rất khổ”.
Anh Quý vừa dứt câu, đồng đội của anh cũng giục phải lên xe đi gấp tới Lào Cai. Cứ 3 ngày, các anh lại luân chuyển địa bàn một lần. Vì đi nhiều, trên xe các anh luôn có chăn, màn, quần áo, lương khô... Anh Quý nói vui, những ngày này, họ sống như một “dân du mục đích thực”.
“Chúng tôi phải tăng cường như thế bởi vì để qua mặt lực lượng chức năng, người dân trốn từ vùng dịch về vùng xanh đang nghĩ ra rất nhiều kế tinh quái”, Thượng tá Thắng kể. Chuyện leo lên xe luồng xanh, xin dừng giữa đường rồi chạy vào lối mòn đã quá quen. Bây giờ người ta còn chui vào thùng xe chở toàn lợn, gà, thậm chí nấp trong cốp chật hẹp, nóng như rang người. Hoặc họ giả vờ xe bị hỏng, núp trong đó rồi gọi xe cứu hộ tới cẩu đi.
“Ngay đến cả xe cứu thương bây giờ cũng phải kiểm tra kỹ”, anh Thắng nói.
Ngoài phát hiện, xử lý người trốn từ vùng dịch, các chiến sĩ CSGT còn phải kiểm tra xử lý các đối tượng gian lận thương mại. Những người này chủ yếu lợi dụng mã QR code của xe luồng xanh để chở hàng giả, hoặc hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
“Mới đây, chúng tôi vừa bắt giữ lô hàng 20.000 bánh trung thu và 10.000 kit test nhanh Covid-19 kém chất lượng… Vì có nhiều vấn đề như thế, nên anh em trong đội không lúc nào dám lơ là”, Đại úy Phùng Mạnh Tường (Đội phó Đội TTKSGTĐB cao tốc số 1) nói thêm.
Cũng không phải đến khi dịch Covid-19 bùng phát, các chiến sĩ CSGT mới có nhiều nỗi sợ khi ra đường làm nhiệm vụ. Nhiều năm trong nghề, Thượng tá Thắng ám ảnh nhất chuyện từng chứng kiến một người dân chết ngay trên tay mình.
Sự việc xảy ra nhiều năm trước, tại nút giao thông Đại Xuyến (Phú Xuyên, Hà Nội). Khi đó, Thượng tá Thắng đang làm nhiệm vụ thì bỗng nhiên một nam thanh niên từ đâu chạy tới, nói: “Anh ơi cứu em! Thằng kia đánh em”. Vừa dứt lời, người này lập tức ngã sụp xuống. Anh Thắng lao đến, muốn đỡ lấy nhưng không kịp. Nạn nhân bị người khác ném đá trúng vào đầu, máu chảy không ngừng.
Khi bế người thanh niên lên xe để đưa đi cấp cứu, phần ngực áo và cánh tay anh Thắng thấm đầy máu. Nạn nhân co giật, một lát sau thì tắt thở. Anh Thắng cùng đồng đội vẫn cố gắng đi thật nhanh tới bệnh viện. Nhưng các bác sĩ cũng không thể cứu chữa.
“Đến giờ, mỗi lần nhớ lại hình ảnh người đàn ông lam lũ, gầy gò, bị người ta đánh đến tử vong, tôi vẫn còn xót xa”. Anh Thắng không thể nào quên cảm giác bất lực khi chứng kiến nạn nhân chỉ kịp nói với mình một câu duy nhất, và anh còn chưa kịp làm được gì để đáp lại lời cầu cứu ấy thì họ đã ngã xuống.
Giống như Thượng tá Thắng, Đại úy Phạm Văn Hiệp cũng ám ảnh vì những lần phải xé rách xe gặp tai nạn giao thông để cứu người bị mắc kẹt bên trong. “Có lần vừa xé được xe ra, đưa được người xuống nhưng chưa kịp tới bệnh viện thì nạn nhân đã tắt thở ngay trên tay mình”.
Những vụ tai nạn như thế là điều không ai mong muốn, cũng không thể nào lường trước. Vậy mà đôi khi các chiến sĩ CSGT vẫn thường tự trách: Phải chăng mình phát hiện sớm hơn chút nữa thì biết đâu…
Đời CSGT sống gắn bó với những cung đường. Ở đó, không ít lần họ đối mặt với tình huống sinh tử. Cho dù cái sinh tử ấy không xảy đến với đồng đội, nhưng mỗi lần tận mắt thấy người chết, nghe thấy tiếng kêu than... họ đều ám ảnh rất lâu.
Đại úy Hiệp nói, nỗi sợ hãi lớn nhất đối với anh không phải là cái chết của bản thân. Anh sợ nhất cảm giác vô cùng khó chịu khi dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không cứu được người mắc kẹt bên trong những chiếc xe bị tai nạn. Sợ nhất có một lúc nào đó, vì chính mình hoặc các đồng đội không kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm, để những tài xế sử dụng rượu bia, ma túy, đi sai làn, vượt tốc độ… gây tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến tính mạng của chính họ và cả người vô tội.
Đối với Thượng tá Thắng, nỗi sợ lớn nhất là những cuộc gọi lúc nửa đêm. “Thực tế từng xảy ra nhiều vụ CSGT bị đối tượng xấu hành hung. Hoặc có tài xế sử dụng ma túy còn tông thẳng vào CSGT gây trọng thương. Thế nên, cứ có cú điện thoại nào nổ giữa đêm là tôi lại giật mình thon thót. Biết tin anh em vẫn bình an, mình mới yên lòng được”.
Hình ảnh CSGT xuất hiện trong mọi mặt trận phòng chống Covid-19 trên khắp cả nước, có những đêm họ huy động xe chuyên dụng để hỗ trợ vận chuyển người dân ở các tỉnh về quê.
Và mặc dù lúc nào đơn vị cũng có các đội nhóm ứng trực, chạy rát mặt trên đường, nhưng các chiến sĩ còn lại vẫn luôn đặt mình trong trạng thái sẵn sàng tiếp ứng. Cho dù đang làm gì: Ăn dở bữa cơm, giữa đêm say giấc, hoặc thậm chí đang thư giãn trong nhà tắm... thì khi có mệnh lệnh khẩn cấp qua điện thoại, tất cả CBCS vẫn sẵn sàng lên đường nhanh chóng chỉ trong vòng “nốt nhạc”.
Mới đây, Đội TTKSGTĐB cao tốc số 1 vừa chi viện 2 chiến sĩ cho TP.HCM. Sắp tới sẽ có một đợt xung phong đi Bình Dương. Anh Hiệp nói, mỗi lần như vậy, đơn vị lại có rất nhiều anh em xung phong đi vào chỗ “mặt tiền của mặt tiền”.
“Dù biết nếu đi là 50-50 đấy. Khả năng nhiễm bệnh cao hơn, vì dịch bệnh trong đó phức tạp hơn ngoài này. Nhưng nếu cơ quan phân công thì anh em tôi luôn sẵn sàng”, Đại úy Hiệp chia sẻ.
Truy bắt tội phạm, phát đồ ăn, đồ uống, đẩy xe cho người dân hay chở bà bầu đi đẻ trên xe đặc chủng...là những hình ảnh đẹp của CSGT làm nhiệm vụ trong đại dịch trên cả nước trong thời gian qua.
Làm nhiệm vụ mùa dịch, các chiến sĩ CSGT cũng gặp phải muôn vàn tình huống khó xử lý. Nhiều người dân không nắm rõ quy định các loại giấy tờ cần thiết khi ra đường, khi bị CSGT kiểm tra thì cự cãi. Có người còn khóc lóc, lăn đùng ra ăn vạ, mục đích chỉ vì muốn “thông chốt”.
“Dù họ nói gì, chúng tôi vẫn phải bình tĩnh”, anh Thắng nói. Anh vẫn còn nhớ kỉ niệm một ngày giáp Tết, các chiến sĩ trong đội phát hiện chiếc xe tải vượt tốc độ. Khi biết mình sắp bị lập biên bản, lái xe hai mắt đỏ au, suýt khóc.
Thấy vậy, anh liền ra xem thì biết trên xe tải còn có hai đứa trẻ nheo nhóc đang bị đói. Anh Thắng vội cầm bánh kẹo, đưa cho các cháu nhỏ ăn và động viên người đàn ông hãy lái xe cẩn thận. Lúc này, người tài xế bật khóc vì xúc động. “Dù vẫn có một số điều tiếng không hay về CSGT, nhưng chúng tôi luôn tin, khi mình làm việc tận tâm thì người dân rồi sẽ hiểu”.
Điều anh Thắng và đồng đội mong đợi nhất là ngày dịch bệnh lùi xa, đất nước ta khỏe mạnh trở lại. “Đến chừng ấy, các chiến sĩ CSGT cũng bớt thêm được vài “nỗi sợ”, Thượng tá Thắng cười.
Theo Tổ Quốc
-
Thời sự1 ngày trướcMưa lũ khiến nhiều khu vực thấp trũng trên địa bàn Quảng Ngãi chìm trong biển nước, trong khi ở miền núi xảy ra sạt lở.
-
Thời sự1 ngày trước2 xe tải dính chặt sau tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua tỉnh Bình Thuận, 1 phụ xe bị mắc kẹt được cảnh sát cắt cabin đưa ra ngoài, 2 người khác bị thương.
-
Thời sự1 ngày trướcLực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm bé 2 tuổi ở Quảng Nam mất tích 2 ngày qua, nghi bị rơi xuống suối gần nhà.
-
Thời sự1 ngày trướcMột người dân ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa trình báo việc phát hiện một hộp nhựa hình trụ tròn chứa hơn 1.500 viên nén nghi ma túy.
-
Thời sự1 ngày trướcHai chiếc xe máy di chuyển với tốc độ cao sau đó đâm trực diện trên đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài, TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Vụ tai nạn khiến 2 người tử vong, 1 người bị thương nặng.
-
Thời sự1 ngày trướcTại cơ quan công an, bị can Phùng Thị Sơn nói lời hối hận muộn màng sau khi 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
-
Thời sự4 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự4 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự6 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự6 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự6 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự18/11/2024Cơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự18/11/2024Sau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.