Số phận nghiệt ngã của đứa trẻ không cha, mẹ bị động kinh bỏ nhà đi khi bé mới 6 tháng tuổi

Đó là số phận đáng thương của cháu Nguyễn Tấn Sang (5 tuổi, ngụ thôn 5, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An).

Chưa chào đời, Sang đã bị người đời gọi là đứa trẻ không có cha. Mẹ mắc bệnh động kinh lại không được khôn lanh như những người phụ nữ khác. Ai cũng mong sau này Sang sẽ là chỗ dựa cho mẹ. Nào ngờ, đứa trẻ lại mắc bệnh hoại tử xương, một căn bệnh hiểm nghèo, hiếm gặp. Các đốt xương trong cơ thể của Sang bị hoại tử cứ rụng dần, rụng dần...

Đó là số phận đáng thương của cháu Nguyễn Tấn Sang (5 tuổi, ngụ thôn 5, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An).

 Số phận nghiệt ngã của đứa trẻ không cha, mẹ bị động kinh bỏ nhà đi khi bé mới 6 tháng tuổi - Ảnh 1.

Sang chào đời là một đứa trẻ không cha, mẹ mắc bệnh động kinh. Bản thân đứa trẻ lại mắc bệnh hiểm nghèo.

Số phận nghiệt ngã

Chị Nguyễn Thị Dung (29 tuổi, mẹ của Sang) bị bệnh động kinh từ nhỏ. Lúc căn bệnh tái phát, cơ thể chị co giật liên tục, mắt trợn ngược, ngã vào bất cứ chỗ nào. Càng lớn, căn bệnh có biểu hiện càng nặng khiến chị không được thông minh, nhanh nhẹn như bao người khác.

Lớn lên, chị Dung ra Hà Nội xin làm giúp việc nhà để lấy tiền chữa bệnh. Thế nhưng, chị chưa bao giờ ở nhà chủ nào quá vài tháng vì khi phát hiện chị bị bệnh, chủ nhà đã vội đuổi chị đi do sợ liên lụy.

Cuối năm 2011, chị Dung trở về nhà vác theo cái bụng to vượt mặt nhưng không một ai biết, “tác giả” của bào thai đó là ai. Vài tháng sau, Sang chào đời trong lời đàm tiếu của người đời bởi bé là đứa trẻ không cha, mang họ mẹ. Khi đứa trẻ được 6 tháng tuổi, người mẹ đã bỏ con lại cho bà Hồ Thị Hường (49 tuổi, bà ngoại Sang) để tiếp tục ra Hà Nội làm thuê. Sang lớn lên trong tình thương yêu, chăm sóc của bà ngoại.

 Số phận nghiệt ngã của đứa trẻ không cha, mẹ bị động kinh bỏ nhà đi khi bé mới 6 tháng tuổi - Ảnh 2.

Mẹ bỏ đi làm xa, Sang lớn lên trong tình thương của bà ngoại.

Lên 10 tháng tuổi, bà Hường thấy cháu trai có những biểu hiện bất thường như hay quấy khóc, kém ăn uống. Phía đầu ngón trỏ của bàn tay phải sưng phù.

"Cứ nghĩ cháu bị côn trùng cắn, nào ngờ, một tuần sau tôi hoảng hồn phát hiện ngón tay mềm nhủn, không còn xương. Đưa cháu lên Bệnh viện (BV) tuyến huyện thì được giới thiệu gấp lên ra Trung ương. Tại đây, trời đất như sụp xuống khi tôi cầm kết luận cháu ngoại bị bệnh hoại tử xương. Đây là một căn bệnh hiểm nghèo, hiếm gặp. Ở Việt Nam chỉ mới 3 trường hợp, trong đó có cháu tôi", bà Hường kể lại trong nước mắt.

 Số phận nghiệt ngã của đứa trẻ không cha, mẹ bị động kinh bỏ nhà đi khi bé mới 6 tháng tuổi - Ảnh 3.

Căn bệnh hoại tử xương đã lấy đi của Sang 2 đốt xương ở ngón trỏ của bàn tay phải.

Bác sĩ giải thích, chỉ một tuần sau, xương trên chỗ sưng sẽ bị tiêu hủy ngay trong cơ thể, không còn khả năng hoạt động. Sau khi thăm khám, bác sĩ quyết định phẫu thuật cho Sang để hút tủy ở đốt tay bị hoại tử, tránh lây lan nhanh sang các đốt xương khác.

Theo các bác sĩ, hoại tử xương là một căn bệnh hiểm nghèo, ở Việt Nam chỉ mới có phương pháp khống chế bệnh chứ chưa có trường hợp nào được chữa trị thành công.

Sự sống mong manh

Sau 5 năm sống chung với căn bệnh quái ác, nhờ theo dõi kịp thời nên vết sưng ở chân, khuỷu tay đã được khống chế. Thế nhưng, căn bệnh hiểm nghèo không buông tha cho đứa trẻ tội nghiệp. Mới đây, căn bệnh lại tái phát khiến mặt bé Sang sưng, sập gò má trái nên bà cháu Sang lại bồng bế nhau ra BV Nhi Trung ương để điều trị.

"Bác sĩ cho biết, dù được khống chế bằng thuốc nhưng chỉ được một thời gian ngắn. Sau này sẽ tái phát, có trường hợp còn kháng thuốc. Cứ mỗi đợt cháu phát bệnh, chi phí điều trị lên đến hàng chục triệu đồng. Đó là chưa kể bình quân một ngày cháu phải uống hai lít sữa ngoại để đảm bảo sức đề kháng", bà Hường rớm nước mắt nói.

 Số phận nghiệt ngã của đứa trẻ không cha, mẹ bị động kinh bỏ nhà đi khi bé mới 6 tháng tuổi - Ảnh 4.

Căn nhà bà Hường cố gắng xây dựng cho hai mẹ con Sang.

Nhắc đến mẹ của đứa trẻ bà Hường cho biết thêm, từ lúc bỏ Sang ở lại cho bà nuôi, con gái bà chỉ thỉnh thoảng ghé về thăm nhà, chưa bao giờ gửi tiền về hay ngó ngàng gì đến đứa trẻ. Ở nhà hai bà cháu thui thủi bên nhau, cùng chống chọi bệnh tật.

Chia sẻ về bản thân, bà Hường cho biết, bà đã li hôn chồng nhiều năm nay. Sau li hôn, chồng đi thêm bước nữa. Một mình bà chèo chống nuôi 4 người con. Chị Dung là con thứ 2 trong gia đình và là người thiệt thòi nhất vì phải gánh bệnh tật. Khi chị Dung sinh con, bà cố gắng chăm sóc cháu ngoại để bù đắp cho cháu những thiệt thòi về tình cảm, để sau này bà yên lòng nhắm mắt vì nghĩ rằng đứa trẻ sẽ làm chỗ dựa vững chắc cho con gái bà. Bà Hương đã làm cho hai mẹ con chị Dung gian nhà nhỏ để có chỗ chui ra, chui vào. Nào ngờ, cuộc đời thật trớ trêu, bắt Sang phải gánh chịu bệnh tật.

 Số phận nghiệt ngã của đứa trẻ không cha, mẹ bị động kinh bỏ nhà đi khi bé mới 6 tháng tuổi - Ảnh 5.

Mẹ con chị Dung thuộc hộ nghèo trong xã.

"Tôi không sợ gì, chỉ sợ chết. Tôi mà chết đi rồi thì con, cháu tôi sẽ sống như thế nào đây. Đời cháu tôi sao quá bất hạnh, đã không có bố, mẹ thì bệnh tật. Tương lai cháu tôi mịt mù quá. Tôi chỉ mong ông trời cho sống khỏe để làm việc, kiếm tiền chữa bệnh cho cháu. Thế nhưng bây giờ tôi cũng hết khả năng vay mượn rồi...", bà Hường khóc nghẹn.

 Số phận nghiệt ngã của đứa trẻ không cha, mẹ bị động kinh bỏ nhà đi khi bé mới 6 tháng tuổi - Ảnh 6.

Bà Hường cho biết đã hết khả năng vay mượn để tiếp tục chữa trị cho cháu.

Trao đổi với chúng tôi, ông Cao Trọng Nhàn (Bí thư thôn 5) chia sẻ. Hoàn cảnh mẹ con chị Dung rất khó khăn. Bản thân chị là mẹ đơn thân, khù khờ lại mắc phải bệnh động kinh. Cháu Sang mắc bệnh hiểm nghèo, hiếm gặp. Giờ căn bệnh của cháu Sang đã biến chứng, lan đi khắp các bộ phận cơ thể, không có tiền chữa trị.

Mọi đóng góp hảo tâm cho cháu Sang xin vui lòng gửi về địa chỉ: Bà Hồ Thị Hường (thôn 5, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An).

ĐT: 0965.397.853. hoặc số tài khoản của bà Hường: 51510000336637, ngân hàng BIDV, chi nhánh Phủ Diễn.

Theo Thời đại


số phận nghiệt ngã

động kinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.