Tài khoản định danh điện tử có thể thay căn cước công dân

Theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP của Chính phủ, kể từ ngày 20/10, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử thay căn cước công dân (CCCD) khi làm thủ tục hành chính có yêu cầu xuất trình thẻ CCCD.

Nghị định số 59/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10, trong đó, quy định về 2 mức độ của tài khoản định danh điện tử của cá nhân.

Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của cá nhân: Gồm các thông tin cá nhân như số định danh cá nhân, họ, chữ đệm và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, ảnh chân dung; nếu là người nước ngoài thì có thêm thông tin về quốc tịch; số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân: Gồm các thông tin nêu trên và vân tay.

Tài khoản định danh điện tử có thể thay căn cước công dân-1
Người có thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VnelD

Theo quy định tại khoản 8, Điều 13 Nghị định này, "Khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trong các hoạt động, giao dịch điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử". Điều này có nghĩa, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử thay CCCD khi làm thủ tục hành chính có yêu cầu xuất trình thẻ CCCD.

Nghị định cũng quy định về việc, Bộ Công an có trách nhiệm kết nối, tích hợp hệ thống định danh và xác thực điện tử với nền tảng trao đổi định danh điện tử của Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định.

Đăng ký tài khoản định danh điện tử bằng cách nào?

Nghị định cũng quy định về các bước đăng ký tài khoản định danh điện tử.

Cụ thể, đối với đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1, được thực hiện qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ CCCD gắn chíp điện tử.

Đối với đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, trường hợp áp dụng với người đã được cấp thẻ CCCD gắn chíp điện tử, thì công dân đến công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ CCCD để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân sẽ xuất trình thẻ CCCD gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.

Sau đó,cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.

Trường hợp người dân chưa được cấp CCCD gắn chíp điện tử muốn được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2, thì cơ quan công an tiến hành việc cấp tài khoản định danh này cùng với cấp thẻ CCCD.

Tính đến ngày 20/10, cả nước đã phê duyệt cấp 11.181.880 tài khoản định danh điện tử (trong đó, mức 1 - đăng ký trực tuyến: 152.895; mức 2 - trực tiếp tại cơ quan công an: 11.028.985).

Cơ quan chức năng cũng đã duyệt tích hợp thông tin Bảo hiểm y tế hơn với 1 triệu tài khoản, thông tin giấy phép lái xe với 200 nghìn tài khoản. Số lượng sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập vào cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ nộp hồ sơ trực tuyến đạt 30 nghìn lượt đăng nhập.

 

Theo Tiền Phong 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://tienphong.vn/tai-khoan-dinh-danh-dien-tu-co-the-thay-can-cuoc-cong-dan-post1479884.tpo

căn cước công dân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.