Trẻ con Sa Pa vẫn bị bố mẹ đẩy ra đường "cày" tiền giữa cái lạnh thấu xương 0 độ

Mặc dù đã gần 12h đêm, trời mưa rét cắt da thịt nhưng những đứa trẻ tại thị xã Sa Pa vẫn phải chèo kéo bán hàng cho khách du lịch. Nhìn hình ảnh những đứa trẻ môi run cầm cập, chạy theo khách du lịch nài nỉ mua hàng khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Trong những ngày qua, nền nhiệt tại các tỉnh phía Bắc liên tục giảm mạnh. Băng giá xuất hiện, phủ trắng núi rừng miền Bắc đã tạo nên khung cảnh hiếm thấy. Hàng ngàn du khách thập phương kéo về những địa điểm du lịch nổi tiếng mùa Đông như Sa Pa, Mẫu Sơn, Đồng Văn... để chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị này.

Tuy nhiên, bên cạnh việc kích cầu du lịch phát triển, cũng có những hệ lụy kéo theo, đó là việc những đứa trẻ vùng cao bị đẩy ra đường bán hàng rong. Vấn nạn này đã xảy ra rất lâu nhưng vẫn chưa thể chấm dứt. Bất kể mùa nào, tình trạng này vẫn thường xuyên diễn ra. Đặc biệt, trong thời điểm các điểm du lịch đã xuất hiện tuyết, lượng khách kéo về ngày càng đông thì vấn nạn này càng gia tăng.

Thị xã Sa Pa, địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc, đặc biệt trong giai đoạn này, lượng khách đến đây rất đông. Và câu chuyện trẻ em tại đây hàng ngày bị đẩy ra đường bán hàng mưu sinh đã không còn là chuyện quá xa lạ với khách du lịch khi đến đây.

Trong những ngày miền Bắc đang chìm trong cái rét "cắt da thịt" tình trạng ấy vẫn tiếp tục diễn ra. Những đứa trẻ 5-9 tuổi hàng ngày vẫn bị bố mẹ đẩy ra đường bán hàng. Từ 08h sáng đến gần 12h đêm, giữa trời rét 0 độ, những đứa trẻ mặt lấm lem, chạy theo khách du lịch nài nỉ mua những món hàng lưu niệm.

Bất kể mưa gió, rét buốt như thế nào, những đứa trẻ ấy vẫn phải đứng ngoài đường bán hàng. Nhưng điều đáng nói ở đây chính là việc những đứa trẻ này bị chính bố mẹ đưa đến đây, địu em đi bán hàng nhằm lấy lòng thương hại của du khách.

Ghi nhận tại Trung tâm Nhà thờ thị xã Sa Pa, hàng chục đứa trẻ dầm mình trong cái rét 0 độ bán hàng mưu sinh:

Xót xa trước hình ảnh bé gái 9 tuổi địu em 5 tháng trên lưng bị đẩy ra đường bán hàng giữa thời tiết 0 độ C
Trẻ con Sa Pa vẫn bị bố mẹ đẩy ra đường cày tiền giữa cái lạnh thấu xương 0 độ-1

Những đứa trẻ 5-9 tuổi chạy theo khách du lịch, năn nỉ họ mua những món hàng lưu niệm. Nếu một em bán được, lập tức 4, 5 em khác xúm lại nài nỉ mua tiếp. Có nhóm khách bị các em đuổi theo đến tận khách sạn.Trẻ con Sa Pa vẫn bị bố mẹ đẩy ra đường cày tiền giữa cái lạnh thấu xương 0 độ-2

Mặc dù chính quyền thị xã Sa Pa (Lào Cai) khuyến cáo khách du lịch không cho tiền, không mua hàng của trẻ em để hạn chế tình trạng trẻ em phải bán hàng giữa thời tiết giá rét nhưng những đứa trẻ vùng cao vẫn bị bố mẹ đẩy ra đường để mưu sinh.
Trẻ con Sa Pa vẫn bị bố mẹ đẩy ra đường cày tiền giữa cái lạnh thấu xương 0 độ-3

Những đứa trẻ chỉ mới 5-9 tuổi bị đẩy ra đường bán hàng giữa trời giá rét.
Trẻ con Sa Pa vẫn bị bố mẹ đẩy ra đường cày tiền giữa cái lạnh thấu xương 0 độ-4

Một nhóm trẻ em tụ tập trước nhà thờ khu trung tâm thị xã Sa Pa để bán hàng. Bên cạnh là người lớn đang ngồi sưởi ấm.
Trẻ con Sa Pa vẫn bị bố mẹ đẩy ra đường cày tiền giữa cái lạnh thấu xương 0 độ-5

Đứa trẻ này được mẹ cõng trên lưng để bán hàng. Nhìn các em nhỏ mưu sinh trong giá rét khiến du khách không khỏi mủi lòng.
Trẻ con Sa Pa vẫn bị bố mẹ đẩy ra đường cày tiền giữa cái lạnh thấu xương 0 độ-6

Đêm ở Sa Pa, mưa rét, sương mù phủ kín, nhiệt độ giảm xuống 2 độ C nhưng cô bé này vẫn phải địu thêm em nhỏ để bán hàng.
Trẻ con Sa Pa vẫn bị bố mẹ đẩy ra đường cày tiền giữa cái lạnh thấu xương 0 độ-7

Cô bé 9 tuổi, địu thêm em nhỏ 5 tháng trên lưng bán hàng giữa trời giá rét. Từ sáng sớm đến đêm khuya cô bé này vẫn phải rong ruổi ngoài đường, trên lưng cõng thêm em nhỏ, chạy theo khách du lịch năn nỉ mua hàng.
 

Trẻ con Sa Pa vẫn bị bố mẹ đẩy ra đường cày tiền giữa cái lạnh thấu xương 0 độ-8

Câu nói khiến nhiều người không khỏi xót xa khi những người làm bố mẹ ở nhà chăn ấm đệm êm, nhưng lại để con trẻ ra đường mưu sinh.
Trẻ con Sa Pa vẫn bị bố mẹ đẩy ra đường cày tiền giữa cái lạnh thấu xương 0 độ-9

Nhóm người lớn tụ tập bên đống lửa, còn những đứa trẻ vẫn phải rong ruổi chạy theo khách du lịch để bán từng món hàng lưu niệm.
Trẻ con Sa Pa vẫn bị bố mẹ đẩy ra đường cày tiền giữa cái lạnh thấu xương 0 độ-10

Đứa trẻ năm ngủ ngay trước 1 khách sạn sau 1 ngày bán hàng.

Sa pa kêu gọi không mua hàng rong để 'bảo vệ quyền trẻ em'

Thông tin trên TTO, Chủ tịch thị xã Sa Pa, ông Vương Trinh Quốc, cho biết: "Việc các cháu nhỏ đi bán hàng tồn tại từ lâu do bố mẹ chứ bản thân các cháu có biết gì đâu. Mấy năm nay chúng tôi cũng đã tuyên truyền rất nhiều. Lần này thì chính quyền địa phương quyết tâm làm mạnh hơn nữa.

Đề nghị các bậc phụ huynh, du khách phối hợp cùng chính quyền địa phương thực hiện. Chúng tôi kêu gọi không mua hàng của các cháu là để bảo vệ quyền trẻ em".

Ông Quốc cho biết thêm: "Dịp Tết dương dịch vừa qua thời tiết Sa Pa xuống thấp nhưng các cháu vẫn được bố mẹ đưa đi bán hàng nhìn rất đáng thương, khiến hình ảnh du lịch Sa Pa xấu đi trong mắt du khách.

Ông Đặng Hoa Nam, cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội), chia sẻ sử dụng trẻ em vào mục đích xin ăn, kiếm tiền trên đường phố là hình thức sử dụng lao động trẻ em bị pháp luật nghiêm cấm bởi vì đây là làm kinh tế tạo ra thu nhập cho người lớn.

Bất kỳ ai phát hiện có thể báo ngay cho đường dây nóng Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Tổng đài 111 sẽ kết nối với chính quyền địa phương, cơ quan công an nơi gần nhất để có các biện pháp ngăn chặn, xử lý.

 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tre-con-sa-pa-van-bi-bo-me-day-ra-duong-cay-tien-giua-cai-lanh-thau-xuong-0-do-16221110112062767.htm

Sapa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.