Vừa bị công an phong tỏa trụ sở, Home Credit do ai làm chủ, kinh doanh ra sao?

Home Credit là một trong 2 "ông lớn" trên thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam. Doanh nghiệp này có hơn 14 triệu khách hàng, 6.000 nhân viên; tạo dựng mạng lưới 9.400 đối tác bán lẻ.

Ông lớn tài chính tiêu dùng tại Việt Nam

Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam (Home Credit Việt Nam) được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 2008, và hiện là một trong những công ty tài chính hàng đầu tại Việt Nam, với khoảng 6.000 nhân viên, mạng lưới 9.400 đối tác bán lẻ đã và hơn 14 triệu khách hàng trên cả nước.

Vừa bị công an phong tỏa trụ sở, Home Credit do ai làm chủ, kinh doanh ra sao?-1
Trong nhiều năm qua, FE Credit, Home Credit vẫn chiếm lĩnh với thị phần tín dụng tiêu dùng áp đảo. (Nguồn: HC)

Home Credit Việt Nam cũng xây dựng mạng lưới kết nối với hàng nghìn điểm thanh toán Payoo, MoMo, thậm chí là liên kết với hệ thống bưu cục của các nhà mạng và các ngân hàng lớn.

Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam có nguồn gốc từ châu Âu, do PDF Group nắm giữ 100% vốn. Hiện bà Annica Witschard là Giám đốc điều hành Home Credit Việt Nam (từ năm 2020).

Năm 2009, NHNN chấp thuận chuyển đổi chủ sở hữu sang Công ty Home Credit.

Trên thế giới, Home Credit là tập đoàn tài chính tiêu dùng đã có mặt tại 10 quốc gia như Nga, Cộng hòa Séc, Slovakia, Kazakhstan, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và có tổng tài sản lên đến cả chục tỷ USD.

Trên thị trường Việt Nam, cái tên Home Credit là một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực vay tiêu dùng trả góp nên mọi người cũng không mấy xa lạ với thương hiệu này.

Thông thường, Home Credit huy động vốn theo hình thức nhận tiền gửi của tổ chức, dựa theo giấy phép hoạt động. Đồng thời vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính nước ngoài và trong nước theo quy định của pháp luật, và phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức. Ngoài ra, công ty còn cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, có bao gồm cho vay tiêu dùng và cho vay trả góp, cũng như phát hành thẻ tín dụng, theo thông tin từ giấy phép hoạt động.

Dồn dập huy động vốn, Home Credit Việt Nam gặp khó?

Trong tháng 8-9/2022, Home Credit Việt Nam phát hành 3 lô trái phiếu với tổng giá trị 1.100 tỷ đồng, kỳ hạn 18-24 tháng. Các thông tin về lãi suất, trái chủ, hay bên đứng ra sắp xếp thương vụ không được công bố.

Đầu tháng 3/2023, Chứng khoán SSI có 3 thông báo về việc nhận lãi suất lần đầu đối với 3 lô trái phiếu của Home Credit Việt Nam.

Việc liên tục nợ trái phiếu hàng nghìn tỷ đồng trong bối cảnh kinh doanh gặp khó khăn khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu Home Credit có đang thiếu vốn?

Hoạt động của Việt Nam của Home Credit được cho là gặp nhiều khó khăn hơn các công ty đối thủ do Home Credit không có sự "hậu thuẫn" của ngân hàng dẫn đến khó tiếp cận khách hàng cũng như nguồn vốn vay ưu đãi.

Trái ngược với Home Credit Việt Nam, nhiều công ty đối thủ có sự hậu thuẫn của ngân hàng. Đối thủ lớn nhất là FE Credit có hậu thuẫn khi cổ đông lớn là VPBank; MCredit là công ty con của MBBank và HDSaison là công ty con của HDBank của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.

Gần đây, Home Credit Việt Nam ghi nhận tài sản tăng nhờ vay nợ. Trong khi đó, doanh thu không có sự cải thiện do thị trường gặp khó khăn và cạnh tranh ngày càng cao.

Sáng 28/3, công an TP.HCM kiểm tra Công ty Home Credit Việt Nam tại trụ sở tại Thủ Đức. Cùng thời điểm, lực lượng cảnh sát cơ động, hình sự... cũng phong toả, kiểm tra Công ty mua bán nợ Galaxy tại chung cư trên đường D1 (phường Linh Tây, TP. Thủ Đức).

Trước đó, Công an TP.HCM đã kiểm tra, khám xét văn phòng đại diện, toàn bộ chi nhánh của CTCP Kinh doanh F88 (sở hữu chuỗi cầm đồ F88) và nhiều công ty tài chính khác.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Công an TP.HCM và các quận, huyện đẩy mạnh rà soát, xử lý sai phạm tại nhiều công ty tài chính, thu hồi nợ trên địa bàn.

Thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam trong gần thập kỷ qua tăng trưởng rất mạnh. Thị trường này vẫn được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển. Miếng bánh này đang được 16 công ty tài chính và nhiều ngân hàng cạnh tranh chia thị phần. 

Trong nhiều năm qua, FE Credit, Home Credit vẫn chiếm lĩnh với thị phần áp đảo.

Tuy nhiên, trong khoảng một năm gần đây, hoạt động cho vay gặp nhiều khó khăn do lãi suất chung lên cao và sức cầu tiêu dùng có dấu hiệu suy giảm do nhiều doanh nghiệp gặp khó.

Không chỉ Home Credit mà ngay cả FE Credit gần đây cũng gặp khó và có kết quả kinh doanh không còn tăng mạnh như trước. Hai ông lớn tài chính không còn "làm mưa làm gió" trên thị trường tài chính tiêu dùng như trong các năm trước đây.

Home Credit Việt Nam hiện có trụ sở chính tại TP.HCM, chi nhánh tại Hà Nội, 8 văn phòng đại diện và hơn 9.400 điểm phục vụ tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Doanh nghiệp này cung cấp các sản phẩm tài chính tiêu dùng, tập trung vào 3 ngành hàng chính gồm: Cho vay trả góp hàng tiêu dùng (xe máy, đồ gia dụng, điện tử, nội thất…); cho vay tiền mặt và thẻ tín dụng. Năm 2020, công ty có vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng.

Tháng 10/2022, Home Credit Việt Nam chính thức gia nhập Chi Hội thẻ (VBCA) thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA). Để gia nhập VNBA, Home Credit đã phát triển hơn 400.000 thẻ tín dụng trong các năm trước đó.

Home Credit hợp tác với nhiều đối tác bán lẻ. Cách đây hơn 10 năm, CTCP Thế Giới Di Động (MWG) và Home Credit đã bắt tay hợp tác khi đưa ra phương thức trả góp. Home Credit và MWG là đối tác chiến lược. Trên trang web của MWG, công ty này giới thiệu về ứng dụng giúp vay tiền online của Home Credit Việt Nam.

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/vi-the-home-credit-tren-thi-truong-tai-chinh-tieu-dung-viet-nam-2125886.html?fbclid=IwAR3fZ6u7jHEj75OwG7M2dd6Zx-srHIQgk_6Qa9B5lz1WGSrjQFXzNNyC1fk

thị trường tiêu dùng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.