Bộ Tài chính - CôngThương cần phối hợp chặt chẽ và chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát việc điềuchỉnh giá của doanh nghiệp xăng dầu; đồng thời công khai yếu tố hình thành giávà việc lỗ lãi của các nhà nhập khẩu.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ lỗ lãi trong kinh doanh xăng dầu

Sẽ minh bạch chuyện lỗ lãi trong kinh doanh xăng dầu. Ảnh: Hoàng Hà.

Đó là ý kiến kếtluận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Chính phủ ngày 26/9, sau gần mộttuần xảy ra cuộc tranh luận gay gắt giữa lãnh đạo 2 bộ Tài chính - Công Thương.Tại cuộc họp này, các cơ quan chức năng cũng báo cáo Thủ tướng việc thực hiệnNghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, sau 2 năm có hiệu lực.

Theo chỉ đạo củaThủ tướng, các hoạt động điều hành kinh doanh xăng dầu cần nhất quán từng bướctheo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Theo đó, các doanh nghiệpđược quyền tự quyết giá bán lẻ xăng dầu khi giá thế giới biến động dưới 7%. Cònkhi giá biến động tăng trên 7%, Liên bộ Tài chính - Công Thương sẽ xem xét cácmức tăng mà doanh nghiệp kiến nghị để quyết định giá bán...

Thủ tướng cũng yêucầu các đơn vị chức năng công bố các yếu tố hình thành giá, chi phí và kết quảkinh doanh, các con số lỗ lãi của doanh nghiệp. Các số liệu này cần được công bốcông khai và rõ ràng để đông đảo người tiêu dùng được biết.

Bên cạnh đó, Thủtướng cũng chỉ đạo 2 bộ Tài chính - Công Thương phối hợp chặt chẽ với nhau, đồngthời chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc điều chỉnh giá của các doanhnghiệp. Trên cơ sở đó, công bố công khai phương án giá được áp dụng theo đúngquy định. Các doanh nghiệp khi điều chỉnh giá bán lẻ cũng cần thực đúng Nghịđịnh 84 trên cơ sở bám sát diễn biến của thị trường thế giới.

Các đơn vị chứcnăng, cơ quan có thẩm quyền cần thường xuyên phối hợp kiểm soát giá xăng dầu.Đồng thời chủ động xử lý các khó khăn, vướng mắc và những vấn đề phát sinh.Trong trường hợp vượt thẩm quyền cần báo cáo, kiến nghị Thủ tướng xử lý kịpthời, không để thị trường biến động xấu và quyền lợi tiêu dùng bị ảnh hưởng.

Những bất cậptrong quản lý, điều hành giá xăng dầu được dư luận xôn xao từ nhiều tháng trướcvà lên đến cao trào khi Bộ Tài chính tổ chức đối thoại trực tiếp có sự góp mặtcủa các bộ ngành, doanh nghiệp, chuyên gia và báo chí. Cuộc họp mục đích ban đầulà để trưng cầu ý kiến sao cho việc điều hành giá bán lẻ xăng dầu được tốt hơn,nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trên cơ sở gỡ khó cho doanh nghiệp. Thếnhưng, cuộc họp đã biến thành buổi tranh luận khá gay gắt giữa cơ quan quản lývà doanh nghiệp và chính giữa các nhà hoạch định chính sách với nhau.

Theo Hồng Anh
VnExpress