Cho vay nặng lãitưởng chừng đã đi vào dĩ vãng nhưng nay lại “tái xuất giang hồ”, lan từ châuÂu sang châu Á, đẩy con nợ vào cảnh đường cùng.
Ngày xưa, việc cho vay nặng lãi bị trừng phạtnghiêm khắc, thậm chí tử hình. Tất cả những tôn giáo lớn đều cấm cho vaynặng lãi. Tất cả những khuynh hướng làm lợi từ tiền đều xấu bởi tiền xuấthiện để giúp thông thương, nên tiền lãi "đẻ ra" từ tiền gốc giống như một sựăn cắp. Nhưng khi tín dụng ngân hàng tăng lên thì các giáo lý dần nhườngbước. Lúc này, mọi người nói rằng, việc cho vay tiền trở thành mỗi rủi rođối với người cho vay thì người cho vay có thu lợi cũng là bình thường.
Tín dụng “đen” len từ phương Tây...
Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của EU rất thấp, thậm chílà bằng 0. Nền kinh tế vận hành kém trong khi đồng euro tăng cao đã khiếncho việc đi tìm bài toán tăng trưởng cho nền kinh tế khu vực là một khó khăn.Trước tình hình đó, các công ty tín dụng “ma” luôn tìm cách khuyến khíchngười dân đi vay tiền để tiêu xài đồng thời rêu rao đó cũng là cách để giúpcho nền kinh tế đất nước tăng trưởng cao hơn. Bài toán này không phải làkhông phát huy hiệu quả nhưng mặt trái của nó là rất lớn.
Để làm được điều này, ngành tài chính cũng đẩy mạnh tuyên truyền cho vấn đềdùng thẻ tín dụng mua hàng hóa chịu. Tại Đức, phương tiện thông tin đạichúng tung ra những lời rao bắt mắt như: “Thẻ tín dụng, không chỉ rẻ mà cònmang lại nhiều điều may mắn!”. Một tổ chức tín dụng của Anh cũng tuyêntruyền cho mọi người: “Bạn muốn có chiếc xe hơi sang trọng, tiện nghi trongnhà đắt tiền. Chỉ cần đến với chúng tôi là giấc mơ của bạn trở thành hiệnthực”.
Tuy nhiên, khi chủ nợ cho vay lại không tư vấn cho người tiêu dùng khiếnkhách hàng khi nhận tiền từ các công ty cho vay cứ ngỡ là “nhặt” được tiềnnên tiêu xài thoải mái. Hệ quả là khi đáo hạn thì họ không trả được và phảibán nhà hoặc tài sản để trả nợ.
![]() |
Những biển quảng cáo cho "vay nóng" tràn lan (Ảnh: Credit) |
Cho dù Đức được xem là quốc gia dè xẻn trong chi tiêu nhưng nợ nần tại thịtrường của họ cũng đã tăng gấp đôi thời gian gần đây. Số người vỡ nợ tạiquốc gia này đã tăng lên tới hơn 100.000 người trong năm qua. Giải quyết nợnần tại Đức đang là một công việc khá đau đầu với chính phủ nước này, nhấtlà trong bối cảnh tỉ lệ thất nghiệp tại nước này đang ở mức khá cao.
Tại Anh tình hình cũng không khả quan hơn.Mức người dân nợ nần đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua. Thế chấp cầm cốnợ tại xứ sở sương mù này hiện đã tăng gần 300%. Trung bình một người Anhhiện nay nợ là 4.000 bảng. Giới trẻ từ 18 - 24 tuổi ở Anh hiện nay thíchcuộc sống hưởng thụ mà họ không lo ngại phải đối mặt với tương lai nợ nần,khác với những năm 70-80 của thế kỷ trước, những người tiêu thụ là nhữngngười đang đi làm việc kiếm được nhiều tiền.
“Tiêu tiền là mục đích hàng đầu của tôi”,Nokakovic, một sinh viên 27 tuổi tâm sự. Năm ngoái, anh đã mua chịu một giànâm thanh trị giá 400 bảng, sau đó lại mua chịu nhiều khoản khác và tổng cộngnợ tới hơn 4.500 bảng.
Tuy nhiên, Anh vẫn chưa phải là quốc gia có mức nợ nần cao nhất, mà Hà Lanđã vượt ở mức 131%, phụ nữ cũng là đối tượng đông trong số này. Italy đượcxem là quốc gia tiêu xài khiêm tốn nhưng hiện số phụ nữ mắc nợ cũng rất cao.Thực tế lời cảnh báo này là có cơ sở khi mà số phụ nữ đi làm việc ở Italyngày càng ít đi trong khi số người tiêu xài ngày càng lớn, đặc biệt là việcmua sắm các đồ dùng đắt tiền như xe hơi, máy bay riêng...
Richard Scase, chuyên gia về tín dụng cho rằng: “Thật là sai lầm khi khôngthích tích trữ, đặc biệt là đối với phụ nữ. Vì khi họ đi vay mà không có tưvấn thì dễ mất nhà như chơi”.
Trường hợp của bà Wanda Smith, 61 tuổi, người Mỹ là một ví dụ điển hình khitin vào những lời “đường mật” của chủ nợ. Sau khi không thể trả số nợ khổnglồ do lãi xuất “cắt cổ” của Công ty tín dụng NLC, bà Smith đã chính thức mấtnhà. “Các công ty “ma” thường tìm người đi vay “ngú ngớ” như bà WandaSmith, bởi vì họ dễ lừa những người đang trong tình cảnh túng quẫn”, TomDomonoske, luật sư của bà Wanda Smith tiết lộ.
Chủ nợ thường cho vay “hợp pháp” đối với những người như bà Wanda Smith mộtkhoản tiền khoảng 15.000 USD, sau đó người cho vay bắt đầu “khống chế” connợ bằng một văn bản thế chấp với lãi suất cao. Chính vì vậy mà chỉ trongthời gian ngắn, gánh nặng nợ gốc và lãi cho bà Wanda Smith đã tăng lên tới67.000 USD trong khi bà lại không làm ra tiền ngoài vài đồng trợ cấp.
![]() |
Những chủ nợ thường đưa ra những lời quảng cáo "ngọt như đường" (Ảnh: Landtoday) |
Khi vay, bà Wanda Smith đã không ngại ngần ký kết một vài điều khoản vớingười đại diện ủy quyền của NLC, trong đó người cho vay cố tình giăng bẫy đểtìm sơ hở lật lại bà. Kết cục là bà đã có một vài điều sai và 6 tháng saukhi đi vay bà đã phải mất nhà, sống trong tình trạng vô gia cư.
“Những điều xảy ra đối với bà Wanda Smith hiện nay là không phải hiếm vàđang trở nên phổ biến ở Mỹ”, chuyên gia bảo vệ người tiêu dùng Mike Calhounnhận định. Những kẻ cho vay dưới hình thức bóc lột đang tái xuất hiện ở Mỹ.Ước tính tại Mỹ, mỗi năm số người đi vay như bà Wanda Smith và bị mất nhà cógiá trị khoảng 10 tỉ USD.
... sang phương Đông
Hoạt động cho vay của các công ty tài chính, vốn chịu quy chế giám sátlỏng lẻo bên ngoài hệ thống ngân hàng của Trung Quốc, đã tăng mạnh trong nămnay. Theo các nhà quan sát, hoạt động này đang làm gia tăng khó khăn đối vớinhững nỗ lực nhằm kiểm soát tăng trưởng và lạm phát của Bắc Kinh.
Ở Trung Quốc, thị trường vốn “chợ đen” đã tồn tại lâu đời, trong đó các dòngvốn chảy từ những nhóm cho vay nhỏ, không chính thức và không chịu quy địnhgiám sát, tới những khu vực của nền kinh tế ít có cơ hội được vay vốn ngânhàng.
Gần đây, một số tổ chức cho vay, bao gồm các quỹ ủy thác, công ty chothuê và bảo lãnh tài chính… cũng nổi lên để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngoàingân hàng. Do phải chịu các quy định về giới hạn cho vay, các ngân hàngTrung Quốc đã tìm đến các công ty ủy thác để giảm quy mô của bảng cân đối kếtoán, đồng thời giảm bớt gánh nặng quy chế mà họ phải chịu.
“Mức trần cho vay chính thức của Trung Quốc bị xói mòn bởi hệ thống cho vay‘ngầm’ của nước này. Hy vọng là sang năm tới, hoạt động cho vay như vậy sẽđược kiểm soát chặt chẽ hơn”, chuyên gia kinh tế Stephen Green của StandardChartered nhận xét.
Trong báo cáo của hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings về Trung Quốc, cóđoạn viết: “Với quá nhiều hoạt động đang diễn ra trong khu vực cho vay phingân hàng, việc điều chỉnh lượng vốn vay trong nền kinh tế không còn đơngiản là việc cấp hạn ngạch cho các ngân hàng và giám sát sự tuân thủ của họ”.
Không hoạt động bài bản và chuyên nghiệp như thị trường tín dụng “đen” ởTrung Quốc, giới cho vay nặng lãi ở Singapore nhỏ lẻ nhưng “tàn nhẫn” hơn.
Mặc dù Singapore là đất nước có tỷ lệ tội phạm thấp nhưng những người chovay nặng lãi thường đưa ra mức lãi xuất “cắt cổ” và đòi nợ không khác gì “xãhội đen”. Những kẻ này thường đe dọa và sẵn sàng giở trò bạo lực để đòi nợ.Cách quấy rối điển hình là xịt sơn đỏ lên tường nhà của con nợ không trảđúng hạn để cảnh cáo ban đầu. Sau đó, bọn chúng sẽ chuyển sang các hành viphá hoại, bạo lực và ăn cướp.
![]() |
Tình trạng nợ nần do vay lãi xuất cao đã trở thành gánh nặng với nhiều người dân (Ảnh minh họa) |
Báo chí Singapore từng đưa tin về trường hợp chỉ vì ghiền cá độ bóng đá quamạng Internet, cậu bé Tommy, 13 tuổi đã trở thành con nợ của bọn cho vaynặng lãi với khoản nợ đến 30.000 đôla Singapore (tương đương 363 triệu đồngVN). Cậu đã mượn tài khoản của bạn bè để cá độ trên mạng Internet. Khi cáctrận thua độ chồng chất, bạn bè giới thiệu cậu bé đến bọn cho vay nặng lãiđể vay tiền trả nợ. Bố mẹ cậu bé phát hiện ra sự việc khi bọn cho vay nặnglãi gọi điện thoại đến nhà đòi tiền.
Trong một vụ việc khác, Cơ quan chuẩn mực kinh doanh nước này đã khám xétnhà của Vivian Young, một người chuyên cho vay nặng lãi và phát hiện danhsách 63 con nợ trong một quyển sổ. Các con nợ đã vay mượn của ông với lãisuất đến 11.000% mỗi năm.
Làm “sạch” thị trường vay “ngầm”
Hiện nay, ở Mỹ đã có một số điều luật không khoan nhượng trong việcchống lại những kẻ lừa đảo bằng cho vay lãi nặng. Có cả những yêu cầu các cốvấn về tín dụng phải cung cấp những thông tin đầy đủ về khoản cho vay, tuynhiên, ở một số bang của Mỹ lại không có điều này.
Còn Chính phủ Singapore tuyên bố sẽ không khoan nhượng với những kẻ cho vaynặng lãi, đặc biệt là đòi nợ kiểu “xã hội đen”. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởngBộ Nội vụ Singapore, Wong Kan Seng cho biết số vụ quấy rối đòi nợ của ngườicho vay nặng lãi đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, con số đáng longại này buộc chính phủ “quốc đảo sư tử” phải cân nhắc, bổ sung vào luậthình sự tội danh đi vay tiền của những kẻ cho vay nặng lãi.
Để hạn chế cácvụ quấy rối đòi nợ, cảnh sát Singapore đã cho gắn nhiều máy camera theo dõiở các khu vực thiếu an ninh. Băng hình trong camera sẽ là bằng chứng để giúptruy tố kẻ cho vay nặng lãi. Ông Wong cho biết sẽ bổ sung thêm 220 cảnh sáttuần tra cộng đồng để phát hiện và ngăn chặn tội ác nói chung cũng như cácvụ quấy rối đòi nợ nói riêng.
Không “mạnh tay” như Singapore, nhưng Trung Quốc cũng quyết “ra tay” đối phóvới thị trường tín dụng “đen”. Tháng 8 vừa qua, Ủy ban Giám sát ngân hàngTrung Quốc (CBRC) đã yêu cầu các ngân hàng từ nay tới cuối năm 2011 phải đưanhững khoản cho vay ngoài sổ sách trở lại bảng cân đối kế toán.
Theo Phan Anh
Đất Việt