- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
4 phong cách làm cha mẹ sẽ quyết định tương lai con trẻ, cùng xem bạn thuộc kiểu cha mẹ nào
Bất kỳ phong cách làm cha mẹ nào cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách và tương lai của trẻ.
>> Người mẹ nông dân 1 chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết đã dạy con nói tiếng Anh vanh vách như thế này
Trong tâm lý học có một học thuyết về phương thức giáo dục của cha mẹ đã phân chia các mô hình giáo dục thành 4 loại. Học thuyết này được đề ra bởi Diana Baumrind, giáo sư tâm lý học tại phân viện Berkeley thuộc đại học California, Mỹ, đồng thời bà cũng là một trong những nhà tâm ký học lâm sàng và nhà tâm lý học phát triển nổi tiếng nhất thời kỳ đương đại.
Trong những năm 60-70 của thế kỷ 20, Baumrind đã đưa ra lý luận về “Phong cách giáo dục và phát triển cá nhân” dựa trên những quan sát tỉ mỉ của bản thân đối với trẻ em và bố mẹ chúng. Đây là một khung lý luận có tính khả thi cao và đến nay vẫn được các nhà khoa học áp dụng.
Giáo sư tâm lý học Diana Baumrind đã nghiên cứu và đưa ra học thuyết về phương thức giáo dục của cha mẹ.
Theo đó, lý luận này được nghiên cứu từ 2 góc độ và cho ra 4 loại phong cách giáo dục khác nhau, 2 góc độ đó là:
Mức độ phản ứng (Responsiveness): là mức độ cha mẹ đồng tình và tiếp nhận những cảm xúc cũng như yêu cầu của trẻ. Có những cha mẹ thường phản ứng rất nhanh nhạy với yêu cầu của con, họ muốn dùng mọi cách để bày tỏ tình yêu với con mình nhưng cũng có những cha mẹ lại phớt lờ nhu cầu của con, khiến đứa trẻ cảm thấy bị cự tuyệt.
Mức độ yêu cầu (Demandingness): là mức độ cha mẹ kiểm soát và đòi hỏi về hành vi của trẻ. Có những cha mẹ sẽ đặt ra nguyên tắc rồi yêu cầu con tuân thủ nghiêm ngặt nhưng cũng có một số cha mẹ lại bỏ bê con cái, không quản, không lo.
Từ 2 khía cạnh trên, học thuyết này đã đưa ra 4 kiểu làm cha mẹ, bao gồm: quyết đoán, độc đoán, buông lỏng và thờ ơ.
1. Cha mẹ “quyết đoán” nghĩa là “có yêu cầu cao, phản ứng nhanh”
Cha mẹ thuộc nhóm này thường đưa ra những yêu cầu phù hợp với trẻ và quan tâm đến cách con đáp ứng yêu cầu đó (Ảnh minh họa).
Cha mẹ thuộc nhóm này thường đưa ra những yêu cầu phù hợp với trẻ, đồng thời giải thích cặn kẽ cho bé hiểu lý do cần đáp ứng những yêu cầu đó nhằm bảo đảm bé có thể tuân theo một cách nghiêm túc.
Cha mẹ sẽ đặt ra những tiêu chuẩn nhất định về hành vi của trẻ, đồng thời có biện pháp hạn chế với những thái độ không hợp lý. Và với tình yêu thương con vô bờ bến, họ cũng sẽ chủ động bày tỏ sự yêu thương và quan tâm với con mình, kiên nhẫn lắng nghe con. Họ cũng sẽ áp dụng nhiều phương thức khác nhau để khích lệ trẻ tự mình trưởng thành.
Nhờ đó, trẻ sẽ thể hiện được sự độc lập nhưng không thiếu tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm, cư xử hòa đồng với bạn bè, dần dần hình thành nên những phẩm chất tốt như sự tự tin, tinh thần lạc quan tích cực và giỏi giao tiếp xã hội.
2. Bố mẹ “độc đoán” nghĩa là “có yêu cầu cao nhưng phản ứng kém”
Bố mẹ thuộc nhóm này thường áp dụng những biện pháp có tính hạn chế mạnh đối với trẻ, tiêu chuẩn họ đề ra rất cao mà không hề nhận thấy rằng yêu cầu quá cao sẽ tạo nên chướng ngại tâm lý lớn cho trẻ.
Việc đưa ra yêu cầu quá hà khắc có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái tự ti, lo âu vì áp lực quá lớn (ảnh minh họa).
Cha mẹ độc đoán không bao giờ giải thích cho con hiểu tại sao phải tuân theo nguyên tắc mà luôn bắt ép hay dùng hình phạt để bé phải phục tùng mình. Họ không hề để ý đến cảm nhận của con, thiếu sự quan tâm tới bé và không biết cách động viên, biểu dương con đúng lúc.
Cách giáo dục như vậy sẽ khiến trẻ có xu hướng sống nội tâm, yếu về giao tiếp xã hội, dễ hình thành thái độ tiêu cực như: chống đối, tự ti, hay lo âu, dễ chùn bước và ỷ lại.
3. Bố mẹ “buông lỏng” nghĩa là “có yêu cầu thấp mà phản ứng lại cao”
Bố mẹ thuộc nhóm này nuôi dưỡng con theo cách tiếp nhận nhưng lại buông lỏng, họ rất ít khi đặt ra yêu cầu với trẻ, và cũng không cho rằng mình phải có trách nhiệm với hệ quả hành vi của trẻ.
Thông thường, nhóm cha mẹ này cũng vô cùng yêu thương và kỳ vọng ở con, họ cho phép đứa trẻ được tự do thể hiện quan điểm và mọi hành vi, có khi đáp ứng đòi hỏi của trẻ một cách vô điều kiện, đây là biểu hiện của sự “nuông chiều”.
Nhận được sự giáo dục như vậy, trẻ sẽ càng ngày càng trở thành người tự phụ, ỷ lại, buông thả tùy hứng, buồn vui thất thường, thiếu kiên nhẫn trong công việc.
4. Bố mẹ “thờ ơ”, “có yêu cầu thấp, phản ứng cũng kém”
Bố mẹ thờ ơ, lạnh nhạt với con có thể được coi là một loại ngược đãi tinh thần trẻ em (ảnh minh họa)
Thực sự là bố mẹ thuộc nhóm này không hề có hứng thú với con cái, họ chỉ cung cấp cho trẻ những điều kiện chăm sóc cơ bản nhất, còn lại không hề quan tâm đến nhu cầu thông thường của con và tránh việc gần gũi với con.
Theo đó, họ cũng không có bất cứ yêu cầu hay tiêu chuẩn nào về hành vi của trẻ, thiếu tình yêu thương và sự giáo dục với con cái. Thậm chí, điều này có thể coi là ngược đãi tinh thần con trẻ.
Đây là cách thức giáo dục tồi tệ nhất, biến trẻ thành người có tâm lý tiêu cực, kiểm soát bản thân kém, hung hăng và dễ nổi nóng.
Nhìn chung, trong 4 cách giáo dục trên, giáo dục kiểu “độc đoán” sẽ hạn chế khả năng tư duy của trẻ, khiến trẻ làm việc luôn do dự thiếu quyết đoán, thiếu tính sáng tạo và tâm lý dễ bị trầm cảm. Cách giáo dục kiểu “buông lỏng” lại ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng xã hội và khả năng kiểm soát bản thân của trẻ. Bé sẽ ngày càng tự phụ, dễ kích động, thiếu trưởng thành và không chịu được khổ.
Trong 4 cách giáo dục trên, chỉ có kiểu thứ nhất là có thể hội tụ đủ những yếu tố cần thiết cho sự phát triển của trẻ (Ảnh minh họa).
Trẻ nhận cách giáo dục “thờ ơ” căn bản không nhận được tình yêu thương từ bố mẹ nên luôn có thái độ tiêu cực với cuộc sống, lòng đầy thù hằn. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể còn trở thành người ích kỷ, thanh thiếu niên hư hỏng, dễ phạm tội ngoài xã hội.
Như vậy, chỉ có kiểu giáo dục thứ nhất mới kết hợp đủ tình yêu thương và sự chăm sóc phù hợp dành cho trẻ. Nhờ đó, con bạn sẽ trở nên trưởng thành một cách độc lập, có khả năng kiểm soát bản thân, có chính kiến trong công việc và biết lắng nghe học tập từ người khác, tự hoàn thiện bản thân trở thành người ưu tu, xuất sắc.
Điều này cho thấy, trong quá trình trưởng thành, ngoài sự yêu thương chăm sóc từ bố mẹ, trẻ còn cần đến sự kiểm soát. Đưa ra một số nguyên tắc có thể giúp trẻ hình thành và tự đánh giá hành vi. Bên trong kiểu giáo dục “quyết đoán” có bao hàm 2 tầng ý nghĩa sau:
Một là quyền lực, cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái, đồng thời cũng có quyền giáo dục con cái
Hai là uy tín, chính là thái độ đánh giá của trẻ với bố mẹ và địa vị của bố mẹ trong lòng con cái.
Nguồn: happytifyye
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.