- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ám ảnh ngày khai giảng: Diễn văn dài lê thê, ngồi ngáp ngắn ngáp dài
Không ít trường hiện nay vẫn duy trì cách tổ chức khai giảng hình thức, khoa trương với những bài diễn văn dài dòng khiến các em học sinh “ngáp ngắn ngáp dài”.
Không ít trường hiện nay vẫn duy trì cách tổ chức khai giảng hình thức, khoa trương với những bài diễn văn dài dòng khiến các em học sinh “ngáp ngắn ngáp dài”.
Những cái ngáp dài mệt mỏi trong ngày khai trường. Ảnh: Nguyễn Khánh
Năm học 2018-2019 sắp bắt đầu, các trường học ở 63 tỉnh, thành đang tích cực chuẩn bị mọi thứ để đón học sinh các khối tựu trường sau hơn 2 tháng nghỉ hè. Một ngày khai giảng ý nghĩa sẽ là khởi đầu thật đẹp cho các em học sinh trước ngưỡng cửa năm học mới.
Thế nhưng, nhiều tình huống "dở khóc dở cười" vẫn diễn ra trong ngày tựu trường của các em học sinh.
Ngồi nhà xe dự khai giảng
Chị Trần Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) có con trai năm nay lên lớp 6. Nhớ lại những ngày khai giảng “vật vã” suốt 5 năm tiểu học của con trai, chị Hà cho biết, khuôn viên trường rất nhỏ, trong khi số học sinh lại đông. Khán đài sân khấu ở rất xa, 3.200 học sinh cùng với một số lượng phụ huynh và giáo viên khiến ngày khai giảng vô cùng chật vật.
“Ngoài ngồi ở sân trường, nhiều học sinh phải ngồi ở cả nhà gửi xe, em nọ chen chúc với em kia. Loa đài không thể nghe được gì vì tiếng trẻ con hiếu động nói chuyện với nhau. Mỗi năm, tôi lại hỏi con mình hôm nay khai giảng có gì thì con tôi không thể tả được gì, không nhớ, không biết gì đang diễn ra trên sân khấu nhà trường” – chị Hà chia sẻ.
Ngày khai giảng nhiều lý thuyết, ít niềm vui
Em Nguyễn.H.P (Tiểu học A) cho biết, trường em rất đông, các bạn ngồi cạnh nhau nên rất nóng. Còn các thầy cô đọc rất nhiều thứ mà em không thể nhớ được.
“Em cũng không thích nghe những bài phát biểu của thầy cô, em muốn các thầy cô chỉ nói tóm gọn năm học mới sẽ cố gắng như thế nào là được rồi” – em Nguyễn.M.Đ (THCS B) chia sẻ.
Chị Nguyễn Hồng Liên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho rằng, ngày khai giảng của nhiều trường hiện nay còn quá nhiều lý thuyết, với thời tiết này đến ngày khai giảng rất nóng, các con phải tập trung ở sân trường để nghe những bài diễn văn thì thật sự ngày khai giảng sẽ không vui.
Những bài diễn văn dài lê thê khiến nhiều em mệt mỏi. Ảnh minh họa: GDVN
“Tôi nghĩ nên rút ngắn thời gian khai giảng, để các cháu ngồi dưới sân trường 2 - 3 tiếng đồng hồ thì những bậc phụ huynh như tôi thực sự rất sốt ruột” - chị Liên nói.
Theo nhiều học sinh và phụ huynh, sau phần chào cờ là những bài diễn văn mà các em nhỏ không thể hiểu nổi. Nếu có sự tham dự của lãnh đạo Sở giáo dục, thời gian còn kéo dài hơn nữa.
Mệt mỏi vì liên tục tập duyệt trước ngày khai giảng
Em Nguyễn.M.Đ, năm nay lên lớp 6, cho biết, khi học Tiểu học, trước ngày khai giảng 1 tuần, nhà trường yêu cầu tất cả học sinh đến trường để tập duyệt. “Có năm trời nắng, có những năm trời lại mưa em và các bạn vẫn phải đến trường tập trước các nghi thức, rồi cách đón các em học sinh lớp 1 nên rất mệt, em không thích phải tập trước quá nhiều như vậy".
“Tôi thấy trước mỗi ngày khai giảng, các con phải tập duyệt rất vất vả, khoảng hơn 1 tuần trước khai giảng đã thấy nhà trường yêu cầu các con đến để tập duyệt. Tôi muốn một số thủ tục rút ngắn lại để tập trung nhiều hơn vào các chương trình văn nghệ, vui chơi cho các con” - chị Phạm Thanh Hoa (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ.
Theo LĐO
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.