- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bài học đắt giá từ 2 lần đổi mới giáo dục
"Chương trình lớp 1 như thế nào? Có cần thực nghiệm không?...Tôi nghĩ không nên vội vã nhận xét nhưng cũng không thể làm ngơ".
Ông Lê Ngọc Điệp, Nguyên Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM, người từng trải qua 2 lần đổi mới giáo dục, chia sẻ với VietNamNet về kiến nghị dạy đại trà ở lớp 1 khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong năm học 2017 - 2018.
Những bước chuyệch choạc
Đối với Việt Nam, lần đổi mới này đòi hỏi Bộ GD-ĐT, Ban soạn thảo chương trình phải đưa ra các phương thức triển khai hiệu quả trên nền tảng xã hội và thực trạng của giáo dục hiện nay. Không phải nhấn mạnh“chúng ta phải đi và sẽ đến” mà phải giải quyết được câu hỏi “đi đến đâu”, vì đây là điều toàn xã hội lo lắng và trăn trở.
Ông Lê Ngọc Điệp. Ảnh: Lê Huyền |
Đợt cải cách giáo dục năm 1981 diễn lúc tôi là giảng viên Trường trung học sư phạm (Trường đào tạo giáo viên tiểu học TP.HCM sau thống nhất). Lúc này, Bộ GD-ĐT giao các trường sư phạm triển khai và hướng dẫn giảng dạy sau khi được tập huấn chung.
Do phương tiện thông tin liên lạc khó khăn, trường sư phạm chỉ căn cứ vào tài liệu hướng dẫn được Bộ phát hành để tập huấn cho giáo viên.
Cải cách giáo dục là chương trình mà Bộ đặt rất nhiều tham vọng lớn lao. Đất nước thống nhất, học sinh được học chung một chương trình. Lúc này, Bộ GD-ĐT cho rằng cứ vào giờ (…), ngày (…), thứ (...), ở lớp (...), ở các trường trên cả nước đang dạy bài (…). Bộ cũng quyết định nhập cấp 1 và cấp 2 thành trường phổ thông cơ sở, đồng thời thay đổi chữ viết. Học sinh lớp 1 học vần theo cấu trúc tổng - phân - hợp còn học sinh các lớp 4 và 5 đã có sách giáo khoa Tiếng Việt, sách Văn. Cả nước thực hiện không thi tốt nghiệp tiểu học.
Về lý thuyết, đây là một chương trình tiến bộ và phù hợp với xu thế giáo dục của thập kỷ 1980, nhưng quá trình thực hiện lại không được trọn vẹn vì nhiều lý do như: Quản lý, tổ chức giáo dục trong một trường phổ thông cơ sở từ lớp 1 đến lớp 9 các nhà quản lý không có kinh nghiệm nên xảy ra nhiều bất cập; Không thi tốt nghiệp tiểu học khi lên lớp 6 và cấp 2 nên trình độ học sinh rất thấp; Việc điều chỉnh và sửa chữa các thiếu sót của chương trình cải cách giáo dục tốn nhiều thời gian và công sức; Thay đổi sách học vần lớp 1 và sửa đổi chữ viết; Nhập chung sách giáo khoa Tiếng Việt, sách Văn còn 1 cuốn sách Tiếng Việt; Tách trường phổ thông cơ sở thành trường cấp 1 và trường cấp 2 đồng thời tổ chức thi tốt nghiệp tiểu học…
Việc điều chỉnh này cứ kéo dài mãi đến năm 1998-1999 và Bộ lại một lần nữa giảm tải chương trình. Lúc này, việc đổi mới giáo dục gọi là “Chương trình 2000”.
Chương trình 2000 được chuẩn bị chu đáo, công phu với nhiều điều kiện thuận lợi như thông tin liên lạc thuận tiện, việc tiếp cận nghiên cứu nước ngoài dễ dàng, ban soạn thảo chương trình cũng đặt ra những mục tiêu tốt đẹp. Trước khi triển khai đại trà, TP.HCM là địa phương tham gia dạy thực nghiệm để giúp Bộ đúc kết kinh nghiệm…Có thể nói “chương trình 2000” được Bộ triển khai bài bản, thận trọng và được xã hội đặt niềm tin sẽ là làn gió mới mà con em nhân dân được thụ hưởng.
Ở lần cải cách trước, khi giao chương trình cho các trường sư phạm tập huấn, giảng viên sư phạm thường có yêu cầu cao về lý luận giáo khoa, phương pháp luận, nề nếp tổ chức kỷ luật. Còn khi thực hiện, các Sở GD-ĐT lại chỉ đạo, quản lý theo cách khác nặng về thi đua thành tích, kế hoạch nên nảy sinh nhiều sự khác biệt, giáo viên cũng rất khổ...
Rút kinh nghiệm này, “Chương trình 2000” được giao hoàn toàn cho các Sở GD-ĐT tổ chức tập huấn, giảng viên các trường sư phạm chỉ tham gia như khách mời.
Việc này có thuận lợi là các trường được tập huấn bảo sao thì dạy như thế, nhưng lại nảy sinh nhiều bất cập. Ở bậc tiểu học, giai đoạn này được ví von là "cơm chấm cơm": Các thầy cô dạy giỏi được chọn đi tập huấn, về truyền đạt lại cho các giáo viên khác.
Thế nhưng, lần này mục tiêu của đổi mới đòi hỏi nhiều hơn. Người thầy phải thay đổi hoàn toàn, phải được hướng dẫn cả về lý luận và kinh nghiệm để bước vào không gian giáo dục hướng đến học sinh. Phương pháp giao tiếp cũng đòi hỏi tổ chức lớp học thay đổi. Người thầy trên bục giảng phải bước xuống lớp cùng học và hướng dẫn học sinh.
Nhưng trong một hệ thống quản lý chưa đổi mới, cơ sở giáo dục và tổ chức lớp học vẫn xưa cũ, các trường sư phạm đứng ngoài cuộc và Bộ từ trên nhìn xuống còn chủ quan, nặng hình thức áp đặt, ra yêu cầu “chương trình 2000” phải giảm tải. Mặt khác, việc thay đổi hệ thống đánh giá, xếp loại tạo sự lúng túng, gần như hụt hẫng.
Dạy thế nào?
Trong đổi mới giáo dục lần này, tôi tin Bộ GD-ĐT, ban soạn thảo đã rút ra các bài học đắt giá từ nhưng lần đổi mới trước để tổ chức biên soạn chương trình, viết sách giáo khoa đạt được yêu cầu đề ra.
Nhưng câu hỏi "Dạy thế nào" mới là yếu tố quan trọng.
Để thành công với đổi mới giáo dục, dạy thế nào là điều quan trọng. Ảnh: Đinh Quang Tuấn |
Dạy thế nào bao gồm: Hệ thống quản lý giáo dục, cơ sở vật chất trường học (bao gồm các phương tiện dạy học) giáo viên, sự tham gia các trường sư phạm, cách đánh giá kết quả học tập. Đây cũng là những bài học kinh nghiệm đắt giá từ các lần đổi mới trước.
Hiện tại chương trình mới chưa công bố nhưng các câu hỏi chương trình lớp 1 như thế nào? Có cần thực nghiệm không?...Tôi nghĩ không nên vội vã nhận xét nhưng cũng không làm ngơ.
Các công trình nghiên cứu tâm lý học thiếu nhi cho rằng, trẻ tiểu học không thể ngồi học tập trung quá 4 tiết trong 1 ngày. Ở lớp 1 các em chỉ có thể ngồi nghe giảng 20 phút rồi cho hoạt động, rồi mới tiếp tục tập trung nghe tiếp. Vì vậy giáo dục tiểu học ở các nước đều tổ chức hoạt động để giúp các em đưa kiến thức vào trong bộ não.
Chứng kiến nền giáo dục ở nước Đức, tôi thấy họ đang thử nghiệm lớp học có học sinh lớp 1 và lớp 2 cùng học chung với nhau, trong đó các em lớp 2 sẽ giúp đỡ, chỉ bảo cho các em lớp 1. Họ cho rằng giúp đỡ người khác chính là thực hành điều mình được học. Khi cần học kiến thức khác thì học sinh mỗi lớp sẽ hình thành nhóm riêng.
Quan sát giáo dục ở các nước Thái Lan, Singapore, Úc, Mỹ chúng ta nhận ra rằng, giáo dục tiểu học chính là dạy làm người. Con người trong xã hội hiện đại khi trưởng thành, tốt nghiệp phổ thông các em sẽ hình thành người công dân của quốc gia, và sẽ là người công dân toàn cầu.
Câu hỏi dạy thế nào ở cấp tiểu học chính là vấn đề mà đổi mới giáo dục lần này phải giải cho được.
Trường học, lớp học, sĩ số học sinh, học 1 buổi hay 2 buổi, thiếu sân chơi, bãi tập, làm sao tổ chức hoạt động để trải nghiệm… là những vấn đề xã hội phải tham gia, đóng góp cùng tháo gỡ, chứ không chỉ có chương trình, sách giáo khoa mới là đổi mới giáo dục thành công.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.