- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bài văn chữ xấu "hiểu chết liền": Giáo viên chấm điểm 4 lên tiếng
“Tôi dạy học sinh T. đã được 2 năm. Nếu chữ xấu kiểu gà bới, sai chính tả thì tôi gặp vô số nhiều.
“Tôi dạy học sinh T. đã được 2 năm. Nếu chữ xấu kiểu gà bới, sai chính tả thì tôi gặp vô số nhiều. Tuy nhiên, chữ “lái” theo một hướng như em T. thì đây là... số 1”, thầy Đỗ Trung Hiếu- người trực tiếp chấm bài văn chữ xấu “hiểu chết liền” cho biết.
Mất gần 1 tiếng chấm bài văn “đặc biệt”
Trao đổi với PV Dân trí vào sáng 10/1, thầy giáo Đỗ Trung Hiếu- người trực tiếp chấm bài văn chữ xấu “hiểu chết liền” của học sinh T. (Trường THCS Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội) mà Dân trí đã đăng tải, đây là năm thứ 2 thầy giáo này dạy học sinh T. Theo thầy Hiếu, nếu chữ xấu kiểu gà bới, sai chính tả thì thầy gặp vô số nhiều. Tuy nhiên, chữ “lái” theo một hướng như em T. thì đây là... số 1.
“Sau khi bài viết của Dân trí đăng tải, tôi đã đọc hết các nhận xét của bạn đọc. Tôi nghĩ, nếu độc giả mới lần đầu tiếp xúc với bài văn mà hiểu được thì quả là khó. Tuy nhiên, do tôi đã dạy T. năm thứ 2, đã quen với cách viết của em, hiểu ý tưởng của em nên tôi nắm được những điều em viết trong đó. Vả lại, những năm trước, em viết không đến nỗi xấu tệ hại thế này nên tôi vẫn đọc được dễ dàng khi chấm bài”, thầy Hiếu chia sẻ.
Cũng theo thầy Hiếu, thông thường khi chấm bài, thầy thường đọc qua một lượt để phân loại bài thi. Với những bài hay, học sinh viết súc tích, chữ đẹp, thầy mất ít nhất khoảng 15 phút để vừa chấm vừa chữa cho các em. Riêng với bài thi của em Chiến T., thầy mất ít nhất phải một tiếng để đọc và hiểu.
Chia sẻ thêm với chúng tôi, thầy Hiếu cho biết: “Mỗi học kì chúng tôi có 3 bài kiểm tra. Bài thi đang lan truyền trên mạng là bài kiểm tra của T. từ đầu năm học 2016- 2017.
Đề bài tôi ra: “Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ”. Nếu nói em không biết gì thì không đúng bởi em có nhận thức. Chỉ là chữ rất khó để dịch ra. Khi đọc, tôi hiểu được khoảng 60% bài làm. Trong đó, em có nêu ra được một kỉ niệm về buổi đi học đầu tiên của mình. Như vậy, xét về ý tưởng thì bài làm có ý tưởng và có bố cục rõ ràng nên tôi chấm cho em điểm 4. Giá như hành văn và chữ viết khá hơn thì em còn được tầm điểm 6”.
Bài văn "hiểu chết liền" được chấm 4 điểm vì có ý tưởng và bố cục
Trước đây em không ẩu như vậy
Theo chia sẻ của thầy Hiếu, mặc dù năm nay là năm thứ 16 thầy dạy môn Ngữ Văn nhưng T. là học trò đặc biệt số 1 của mình bởi chữ viết cứ xiêu về một hướng. Em T. viết tay phải nhưng chữ lại đổ xiêu về bên trái. Bản thân thầy cũng đã nhiều lần kèm cặp, nhắc nhở em phải tập viết cẩn thận như một học sinh tiểu học để dễ đọc hơn nhưng vài tháng gần đây, rất khó cải thiện tình hình.
Được biết, năm ngoái chữ viết của em T. có ngả nhưng chỉ hơi hơi và đọc được dễ dàng hơn nhiều. Do đó, các bài làm của em, giáo viên bộ môn vẫn chấm được bình thường. Nhưng khoảng vài tháng nay, cháu có biểu hiện chán học và viết ẩu hơn nhiều.
“Sở dĩ tôi phê: “Chữ viết cẩu thả” bởi vì trước đây, em không viết ẩu đến như thế. Do ý thức viết bài của em càng ngày càng kém nên tôi phê “cẩu thả” để khi em đưa bài về cho phụ huynh xem, gia đình có thể thấy đây là lời cảnh báo đối với em để có hướng phối hợp tích cực.
Cũng theo thầy Hiếu, năm ngoái khi có biểu hiện chữ khó đọc, thầy đã báo cáo ngay với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp hỗ trợ. Bản thân thầy cũng nhiều lần nhắc nhở và hướng dẫn em viết ngay ngắn, cẩn thận hơn, dễ đọc hơn.
Khi có hiện tượng chữ viết càng ngày càng xấu, sức học sa sút, chểnh mảng không muốn đi học trong thời gian gần đây, thầy đã báo cáo với BGH. Đích thân thầy Hiệu trưởng yêu cầu gia đình cam kết kèm cặp em T. thêm ở nhà để cùng nhà trường luyện chữ viết cho ngay ngắn hơn, cũng như động viên tinh thần học tập cho T.
“Theo phản ánh của giáo viên trong trường và thông qua thầy giáo chủ nhiệm của T., tôi được biết gia đình em T. cũng khá vất vả, bố mẹ khi nông nhàn thì làm thuê. Có lần bố em đã rất kiên quyết muốn em nghỉ học nhưng dưới sự động viên của nhà trường, cháu vẫn đi học.
Cũng qua câu chuyện này, tôi mong muốn các gia đình hãy quan tâm tới con em nhiều hơn trong học tập”, thầy Hiếu tâm sự.
Sau khi hình ảnh bài văn của em T. được Dân trí đăng tải, trong sáng 10/1, thầy Nguyễn Văn Xuân, Hiệu trưởng nhà trường đã chủ động liên lạc với chúng tôi. Thầy Xuân cho hay, trước đây chữ viết em không quá xấu, cộng với các môn trắc nghiệm em vẫn làm được bài. Môn nào không qua thì thi lại, rồi cũng có năm “đúp”... Nhưng chung quy lại, em đã cố học đến lớp 8, muộn hơn rất nhiều so với các bạn cùng lứa tuổi.
Chỉ khoảng vài tháng trở lại đây, chữ nghĩa em mới cẩu thả ra như vậy. Đến mức thầy Hiệu trưởng phải đích thân yêu cầu gia đình cam kết hỗ trợ với nhà trường để em chú tâm học tập hơn.
“Nhà trường và cả thầy chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đã rất cố gắng dìu dắt hướng dẫn em, để mong em học xong cấp 2, có tấm bằng thì cuộc đời của em mới có thể thay đổi. Hiện nay, làm việc gì, ít nhất em cũng cần tấm bằng tốt nghiệp cấp 2 nên tôi mới phải tận lực giúp đỡ em, thậm chí tôi còn đích thân kiểm tra xem em viết được không hay cố tình. Nhưng qua bài “tập tô” khoảng 1 tiếng đồng hồ ở phòng Hiệu trưởng, tôi nhận thấy, em cố tình viết cẩu thả vì có vẻ như em không muốn đi học nữa", thầy Xuân cho biết.
>> Dân mạng chia sẻ bài kiểm tra 4 điểm, chữ viết quá xấu
Mất gần 1 tiếng chấm bài văn “đặc biệt”
Trao đổi với PV Dân trí vào sáng 10/1, thầy giáo Đỗ Trung Hiếu- người trực tiếp chấm bài văn chữ xấu “hiểu chết liền” của học sinh T. (Trường THCS Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội) mà Dân trí đã đăng tải, đây là năm thứ 2 thầy giáo này dạy học sinh T. Theo thầy Hiếu, nếu chữ xấu kiểu gà bới, sai chính tả thì thầy gặp vô số nhiều. Tuy nhiên, chữ “lái” theo một hướng như em T. thì đây là... số 1.
“Sau khi bài viết của Dân trí đăng tải, tôi đã đọc hết các nhận xét của bạn đọc. Tôi nghĩ, nếu độc giả mới lần đầu tiếp xúc với bài văn mà hiểu được thì quả là khó. Tuy nhiên, do tôi đã dạy T. năm thứ 2, đã quen với cách viết của em, hiểu ý tưởng của em nên tôi nắm được những điều em viết trong đó. Vả lại, những năm trước, em viết không đến nỗi xấu tệ hại thế này nên tôi vẫn đọc được dễ dàng khi chấm bài”, thầy Hiếu chia sẻ.
Cũng theo thầy Hiếu, thông thường khi chấm bài, thầy thường đọc qua một lượt để phân loại bài thi. Với những bài hay, học sinh viết súc tích, chữ đẹp, thầy mất ít nhất khoảng 15 phút để vừa chấm vừa chữa cho các em. Riêng với bài thi của em Chiến T., thầy mất ít nhất phải một tiếng để đọc và hiểu.
Chia sẻ thêm với chúng tôi, thầy Hiếu cho biết: “Mỗi học kì chúng tôi có 3 bài kiểm tra. Bài thi đang lan truyền trên mạng là bài kiểm tra của T. từ đầu năm học 2016- 2017.
Đề bài tôi ra: “Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ”. Nếu nói em không biết gì thì không đúng bởi em có nhận thức. Chỉ là chữ rất khó để dịch ra. Khi đọc, tôi hiểu được khoảng 60% bài làm. Trong đó, em có nêu ra được một kỉ niệm về buổi đi học đầu tiên của mình. Như vậy, xét về ý tưởng thì bài làm có ý tưởng và có bố cục rõ ràng nên tôi chấm cho em điểm 4. Giá như hành văn và chữ viết khá hơn thì em còn được tầm điểm 6”.
Bài văn "hiểu chết liền" được chấm 4 điểm vì có ý tưởng và bố cục
Trước đây em không ẩu như vậy
Theo chia sẻ của thầy Hiếu, mặc dù năm nay là năm thứ 16 thầy dạy môn Ngữ Văn nhưng T. là học trò đặc biệt số 1 của mình bởi chữ viết cứ xiêu về một hướng. Em T. viết tay phải nhưng chữ lại đổ xiêu về bên trái. Bản thân thầy cũng đã nhiều lần kèm cặp, nhắc nhở em phải tập viết cẩn thận như một học sinh tiểu học để dễ đọc hơn nhưng vài tháng gần đây, rất khó cải thiện tình hình.
Được biết, năm ngoái chữ viết của em T. có ngả nhưng chỉ hơi hơi và đọc được dễ dàng hơn nhiều. Do đó, các bài làm của em, giáo viên bộ môn vẫn chấm được bình thường. Nhưng khoảng vài tháng nay, cháu có biểu hiện chán học và viết ẩu hơn nhiều.
“Sở dĩ tôi phê: “Chữ viết cẩu thả” bởi vì trước đây, em không viết ẩu đến như thế. Do ý thức viết bài của em càng ngày càng kém nên tôi phê “cẩu thả” để khi em đưa bài về cho phụ huynh xem, gia đình có thể thấy đây là lời cảnh báo đối với em để có hướng phối hợp tích cực.
Cũng theo thầy Hiếu, năm ngoái khi có biểu hiện chữ khó đọc, thầy đã báo cáo ngay với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp hỗ trợ. Bản thân thầy cũng nhiều lần nhắc nhở và hướng dẫn em viết ngay ngắn, cẩn thận hơn, dễ đọc hơn.
Khi có hiện tượng chữ viết càng ngày càng xấu, sức học sa sút, chểnh mảng không muốn đi học trong thời gian gần đây, thầy đã báo cáo với BGH. Đích thân thầy Hiệu trưởng yêu cầu gia đình cam kết kèm cặp em T. thêm ở nhà để cùng nhà trường luyện chữ viết cho ngay ngắn hơn, cũng như động viên tinh thần học tập cho T.
“Theo phản ánh của giáo viên trong trường và thông qua thầy giáo chủ nhiệm của T., tôi được biết gia đình em T. cũng khá vất vả, bố mẹ khi nông nhàn thì làm thuê. Có lần bố em đã rất kiên quyết muốn em nghỉ học nhưng dưới sự động viên của nhà trường, cháu vẫn đi học.
Cũng qua câu chuyện này, tôi mong muốn các gia đình hãy quan tâm tới con em nhiều hơn trong học tập”, thầy Hiếu tâm sự.
Sau khi hình ảnh bài văn của em T. được Dân trí đăng tải, trong sáng 10/1, thầy Nguyễn Văn Xuân, Hiệu trưởng nhà trường đã chủ động liên lạc với chúng tôi. Thầy Xuân cho hay, trước đây chữ viết em không quá xấu, cộng với các môn trắc nghiệm em vẫn làm được bài. Môn nào không qua thì thi lại, rồi cũng có năm “đúp”... Nhưng chung quy lại, em đã cố học đến lớp 8, muộn hơn rất nhiều so với các bạn cùng lứa tuổi.
Chỉ khoảng vài tháng trở lại đây, chữ nghĩa em mới cẩu thả ra như vậy. Đến mức thầy Hiệu trưởng phải đích thân yêu cầu gia đình cam kết hỗ trợ với nhà trường để em chú tâm học tập hơn.
“Nhà trường và cả thầy chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đã rất cố gắng dìu dắt hướng dẫn em, để mong em học xong cấp 2, có tấm bằng thì cuộc đời của em mới có thể thay đổi. Hiện nay, làm việc gì, ít nhất em cũng cần tấm bằng tốt nghiệp cấp 2 nên tôi mới phải tận lực giúp đỡ em, thậm chí tôi còn đích thân kiểm tra xem em viết được không hay cố tình. Nhưng qua bài “tập tô” khoảng 1 tiếng đồng hồ ở phòng Hiệu trưởng, tôi nhận thấy, em cố tình viết cẩu thả vì có vẻ như em không muốn đi học nữa", thầy Xuân cho biết.
Theo Dân Trí
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.