Bị liệt toàn thân vẫn học chữ, làm thơ, sử dụng máy tính và lập thư viện sách

Với niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, dù bị liệt toàn thân nhưng Đỗ Hà Cừ vẫn học chữ, làm thơ, sử dụng máy tính và lập thư viện sách.

Với niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, dù bị liệt toàn thân nhưng Đỗ Hà Cừ vẫn học chữ, làm thơ, sử dụng máy tính và lập thư viện sách.

Đỗ Hà Cừ (sinh năm 1984, trú tại số nhà 2 - CL2, tổ 35, phường Trần Lãm, TP Thái Bình) do bị ảnh hưởng chất độc da cam từ bố, đã bị liệt toàn thân suốt 30 năm qua.

Theo bác Nguyễn Thị Kim Sơn – mẹ của Đỗ Hà Cừ lúc sinh ra, Cừ vẫn bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng được 4 tháng thì bị phát bệnh, tay chân co lại. Gia đình đã lo chạy chữa cho anh khắp nơi, nhưng mọi thứ vẫn vô vọng. Bác sĩ cho biết, Đỗ Hà Cừ bị di chứng chất độc da cam từ bố mình.


Đỗ Hà Cừ và mẹ.
Đỗ Hà Cừ và mẹ.

Từ đó, Hà Cừ lớn lên trong một thân thể co quắp, nói năng cũng khó khăn. Vì bệnh tật đeo đuổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của thần kinh nên từ bé, Cừ cũng không thể đến trường như những đứa trẻ bình thường khác. Nhưng anh vẫn khao khát được đi học, được vui đùa cùng bè bạn.

Vì thương con, bác Kim Sơn đã mua sách vở để dạy Cừ từng con chữ, dần dần, Cừ biết đọc, biết viết, làm bạn với những quyển sách. Chàng trai trẻ coi chúng như nguồn sống của chính mình, nếu không có sách, anh hay rơi vào tình trạng cảm thấy mình vô dụng, có lúc muốn quyên sinh.

Cứ thế sách là người bạn đồng hành và đưa chàng trai tật nguyền đến với thế giới. Để thu thập được nhiều sách, Cừ cùng mẹ chủ động xin sách từ nhiều nguồn lập thành một thư viện sách nhỏ, anh đặt tên cho thư viện ấy là “không gian đọc Hy vọng”.

Đỗ Hà Cừ cũng mong muốn từ thư viện của mình sẽ truyền tải đi thông điệp sống tích cực đến mọi người. Nay, thư viện có gần 2.000 đầu sách đủ thể loại, là không gian đọc bổ ích cho các em học sinh và người dân quanh khu vực anh sống.

Bác Kim Sơn cho biết: “Ngày đầu, thư viện chỉ có khoảng 300 đầu sách, dần dần, Cừ đi xin, vận động rồi kết nối với mọi người trên mạng, với mong muốn có đủ sách cho mọi người đọc. Nói thật những ngày đầu, gia đình phải đóng cửa vì hơn 40 người vào đọc nhưng không có đủ sách.

Mở được “không gian đọc Hy vọng”, Cừ vui lắm, vì có nhiều bạn trẻ đến đọc sách, trò chuyện về sách”. Đỗ Hà Cừ luôn bày tỏ những trăn trở của mình về văn hóa đọc ngày nay, anh cho rằng, những bạn trẻ ít đọc sách đi, không phải vì họ không thích đọc sách, mà do không có điều kiện để đọc.

Bên cạnh đó, Hà Cừ còn thường xuyên làm thơ về thế giới xung quanh mình và đặc biệt là về mẹ, người đã luôn ở bên cạnh, truyền cảm hứng sống cho anh. Xã hội phát triển cùng với internet, mạng xã hội, chàng trai tật nguyền cũng học hỏi và làm quen với mạng xã hội. Trên trang cá nhân của mình, hàng ngày anh đăng lên những bài thơ do anh tự sáng tác, những cảm nhận về cuộc sống.

Đỗ Hà Cử chia sẻ: “Có một câu nói mà tôi rất thích, đó là hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa. Dẫu cuộc đời còn nhiều khó khăn, còn nhiều bất hạnh nhưng chỉ cần bạn không gục ngã và đừng bao giờ từ bỏ khát vọng thì cuộc đời sẽ không quay lưng lại với bạn”.

Theo Lao động Thủ đô


đọc sách

người khuyết tật

những tấm gương vượt khó

chất độc màu da cam

thư viện


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.