Bộ Giáo dục: "Điều chuyển giáo viên phổ thông xuống mầm non chỉ là tình thế"

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định việc điều chuyển giáo viên phổ thông dôi dư xuống dạy mầm non chỉ là giải pháp tình thế mà Bộ bắt buộc phải đưa ra để giải quyết hậu quả của việc đào tạo và tuyển dụng giáo viên thiếu tính toán ở một số địa phương.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định việc điều chuyển giáo viên phổ thông dôi dư xuống dạy mầm non chỉ là giải pháp tình thế mà Bộ bắt buộc phải đưa ra để giải quyết hậu quả của việc đào tạo và tuyển dụng giáo viên thiếu tính toán ở một số địa phương.

Năm nay, một trong những vấn đề nóng mà ngành giáo dục ưu tiên giải quyết là xử lý số lượng lớn các giáo viên phổ thông bị dôi dư trên toàn quốc.

Theo số liệu được Bộ GD-ĐT công bố tại Hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2016-2017 diễn ra mới đây, cả nước hiện thừa trên 26.000 giáo viên phổ thông các trường công lập từ tiểu học đến THPT, nhưng lại thiếu hơn 30.000 giáo viên công lập ở bậc mầm non.

Giải pháp được Bộ GD-ĐT đưa ra là đào tạo lại số giáo viên này để chuyển xuống dạy tại các bậc học dưới, trong đó có cả bậc học mầm non. Song không ít ý kiến cho rằng việc điều chuyển này nếu không được triển khai cẩn thận sẽ dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc bởi những đặc thù khác biệt của hai bậc học này.

Xung quanh những băn khoăn của dư luận về việc điều chuyển này, trả lời VTV, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định việc điều chuyển giáo viên dôi dư căn cứ trên tinh thần tự nguyện của các thầy cô. Đây là giải pháp tình thế mà bộ bắt buộc phải đưa ra để giải quyết hậu quả của việc đào tạo và tuyển dụng giáo viên ồ ạt, thiếu tính toán ở một số địa phương.

Trước thực trạng các địa phương tổ chức bồi dưỡng cho số giáo viên phổ thông xuống dạy mầm non chỉ 5-6 tuần, Bộ GD-ĐT thấy rằng việc làm đó là chưa thể đáp ứng nhu cầu. Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã gửi công văn tới UBND các tỉnh yêu cầu dừng việc tổ chức bồi dưỡng lại. Bộ cũng đã yêu cầu Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thiết kế một chương trình đào tạo để đào tạo lại bằng văn bằng 2 cho đối tượng này. Hiện, chương trình đào tạo đó đang được các chuyên gia góp ý, thẩm định từ đó đưa ra để đáp ứng chuẩn đầu ra của giáo viên mầm non”, bà Nghĩa nói.

Theo bà Nghĩa, Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn các cơ sở đào tạo xây dựng các tiêu chí để lựa chọn đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng điều kiện đầu vào, có những năng khiếu, đặc điểm phù hợp mà giáo viên mầm non phải có.

“Trên cơ sở sàng lọc để đảm bảo điều kiện đầu vào thì khi đào tạo chúng ta mới đảm bảo chuẩn đầu ra. Trong quá trình đào tạo, Bộ cũng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình này. Bằng việc yêu cầu các địa phương rà soát để đào tạo văn bằng 2 cho giáo viên và việc kiểm tra giám sát thì chúng tôi cam kết với xã hội hướng tới một đội ngũ giáo viên có chất lượng cho các cơ sở giáo dục”, bà Nghĩa khẳng định.

Theo VietNamNet


giáo viên

bạo lực học đường

giáo viên mầm non

Giáo dục


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.