- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bộ Giáo dục thu hồi Đề án đổi mới thi THPT quốc gia 749 tỉ đồng
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa chỉ đạo thu hồi đề án “Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH-CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa chỉ đạo thu hồi đề án “Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH-CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020” với khái toán tổng kinh phí lên đến 749 tỉ đồng.
Ảnh minh họa. |
Có gì trong đề án đổi mới thi gần 750 tỉ đồng?
Đề án “Đổi mới Thi THPT Quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020” được Bộ GD-ĐT phê duyệt có mục tiêu "đảm bảo sự ổn định và làm cơ sở để tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2021 trở đi phù hợp với chương trình SGK mới".
Theo quyết định được phê duyệt ngày 17/4, tổng kinh phí cho 3 năm thực hiện là hơn 749 tỷ đồng, trong đó năm 2018 sẽ chi 344 tỷ đồng, năm 2019 chi 203 tỷ đồng và năm 2020 số kinh phí là 201,6 tỷ đồng.
Về cơ bản, phương thức thi trong những năm nay không có thay đổi lớn, trừ ý tưởng chuẩn bị lộ trình cho viêc thi trên máy tính.
Trong danh muc tính toán, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phục vụ ra đề thi được chú trọng với tổng số tiền là hơn 266 tỷ đồng. Cụ thể: năm 2018 dự kiến đầu tư hơn 84,7 tỷ đồng; các năm sau đó là hơn 90,7 tỷ đồng mỗi năm.
Một số hạng mục được nêu trong đề án |
Điểm được xem là mới trong đề án này là định hướng thi trên máy tính vào năm 2021. Do đó, đề án chú trọng việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ tổ chức thi và tuyển sinh. Cùng với đó là xây dựng và đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng trung tâm tổ chức thi vệ tinh quốc gia với tổng kinh phí là 317 tỷ đồng (trong đó riêng năm 2018 kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ tổ chức thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm là 153 tỷ đồng); dự kiến xây dựng hệ thống 24 trung tâm tổ chức thi vệ tinh quốc gia…
Một phần dự toán khác dành cho các phần mềm như: Năm 2018 dành 8 tỷ đồng cho phần mềm tuyển sinh điều chỉnh và 8 tỷ đồng phần mềm hỗ trợ xét tuyển trực tuyến (trong tổng số 23 tỷ đồng của công tác tuyển sinh); năm 2019 kinh phí vận hành và nâng cấp phần mềm là 7 tỷ đồng (trong tổng số 14,2 tỷ đồng) và đến năm 2020 chi phí vận hành, nâng cấp phần mềm tuyển sinh còn 6 tỷ đồng…
Đề án cũng hoàn thiện, phát triển hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị; bảo trì, chỉnh sửa, nâng cấp các phần mềm phục vụ thi THPT quốc gia trên máy tính; phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hoá; phần mềm phục vụ xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hoá kết hợp với chấm thi và phần mềm cho thí sinh ôn luyện thi trực tuyến...
Nhiều băn khoăn được đặt ra: Kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay (năm 2018) được Bộ GD-ĐT xác định là sẽ giữ ổn định cho đến sau năm 2020. Việc đầu tư lớn cho ngân hàng câu hỏi liệu có lãng phí, khi mục tiêu và cách đánh giá ở bậc giáo dục phổ thông sẽ được thay đổi theo chương trình giáo dục mới, một số nội dung trùng lắp không cần thiết,v.v...
Sau khi có thông tin về lộ trình của đề án trên báo chí cùng những băn khoăn như trên, ngay trong sáng 22/5, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo kiểm tra lại.
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, xét thấy nội dung về tài chính được tính toán tích hợp từ nhiều nguồn liên quan, có sự trùng lắp, một số nội dung thiếu khả thi; một số khoản mục là chi phí gián tiếp chứ không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi. Do vậy, Bộ trưởng đã chỉ đạo thu hồi Đề án để tiếp tục hoàn thiện.
Bộ GD-ĐT giải thích: “Con số hơn 749 tỷ đồng đề cập đến là khái toán cho 3 năm từ 2018-2020, bộ phận soạn thảo đã đưa vào khái toán nhiều khoản kinh phí không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi THPT QG và tuyển sinh ĐH, CĐ. Ví dụ kinh phí từ Đề án Ngoại ngữ quốc gia, Dự án Hỗ trợ Đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP), Chương trình Phát triển các trường sư phạm (ETEP). Cách khái toán này đã dẫn đến sự không thống nhất trong cách hiểu, cần phải nghiên cứu điều chỉnh cả nội dung và vấn đề tài chính khi soạn thảo Đề án”.
Do đó, Bộ trưởng cũng đã chỉ đạo bộ phận soạn thảo nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc xây dựng các đề án, dự án, đặc biệt là khi tính toán các nội dung về tài chính.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.