- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chưa bỏ biên chế, giáo viên đã bị hiệu trưởng dọa cho 'đứng đường'
Theo TS Vũ Thu Hương, nếu bỏ biên chế, hiệu trưởng là người có quyền tuyển dụng và quyết định số phận của giáo viên. Ai dám đảm bảo hiệu trưởng sẽ công tâm, làm việc trách nhiệm?
Theo TS Vũ Thu Hương, nếu bỏ biên chế, hiệu trưởng là người có quyền tuyển dụng và quyết định số phận của giáo viên. Ai dám đảm bảo hiệu trưởng sẽ công tâm, làm việc trách nhiệm?
Thông tin Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri tại Bình Định sẽ thí điểm bỏ biên chế trong ngành giáo dục được xã hội quan tâm. Giáo viên trong cả nước đón nhận thông tin với nhiều tâm trạng từ bất an đến thất vọng.
Chia sẻ với Zing.vn, TS Vũ Thu Hương - khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội - kể một đồng nghiệp của bà đang công tác tại trường phổ thông ở Hà Nội vừa bị hiệu trưởng dọa khi không thực hiện đúng việc bình bầu cuối năm theo ý của người đứng đầu trường.
“Cô có muốn sang năm bỏ biên chế sẽ ra 'đứng đường' hay không?”, bà Hương dẫn lại lời hiệu trưởng đe dọa đồng nghiệp.
TS Vũ Thu Hương cùng những nữ sinh ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: NVCC.
Từ ví dụ nêu trên, bà Hương cho rằng, việc bỏ biên chế sẽ “tạo vây cánh” cho hiệu trưởng. Trong khi các trường công lập không thể tự chủ 100%, người đứng đầu trường tuyển dụng, hiệu trưởng sẽ có toàn quyền quyết định số phận của giáo viên. Không ai dám đảm bảo rằng hiệu trưởng sẽ công tâm hay tạo ra nhiều hệ lụy.
Theo TS Hương, việc bỏ biên chế trong giáo dục không khả thi, bởi không thể suy nghĩ về nghề giáo theo cách thức của doanh nghiệp.
Là người 20 năm công tác tại khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, nữ TS cho biết sinh viên của bà đều là những giáo viên tương lai có hai nguồn tư tưởng trước khi ra trường.
Một là, họ sẵn sàng mất tiền "lót tay" để vào trường công lập, mong cuộc sống ổn định trong suốt sự nghiệp. Hai là, họ hứng thú với việc dạy ở trường tư với lương cao hơn, ít chịu gò bó, nếu không phù hợp có thể chuyển trường.
TS Hương đánh giá về trình độ, giáo viên công lập hay tư thục đều không thua kém nhau, họ khác nhau về sự lựa chọn. Vì vậy, thứ "níu chân" giáo viên công lập hiện giờ có lẽ chủ yếu ở hai chữ biên chế. Thầy cô có biên chế sẽ có một số quyền lợi đi kèm như bảo hiểm, thâm niên. Biên chế được coi như thứ “bảo hiểm” để thầy cô yên tâm công tác. Nếu biên chế không còn, nhiều giáo viên sẽ nghỉ việc, hoặc chuyển sang các trường tư thục.
Đặc biệt, nữ TS cho rằng trong bối cảnh đổi mới giáo dục diễn ra trong điều kiện rất khó khăn. Đại bộ phận giáo viên hiện nay đang phải sống trong môi trường làm việc với áp lực nặng nề, thậm chí là quá sức so với khả năng chịu đựng.
Họ phải chịu nhiều cấp, tầng quản lý, từ cơ sở như ban giám hiệu, tổ bộ môn cho đến các cấp cao hơn như phòng, sở, bộ. Cùng với đó là sự giám sát rất chặt chẽ của phụ huynh, báo chí, xã hội. Những sự điều hành, quản lý như trên đối với giáo viên đã khiến nhiều người rất mệt mỏi nên không thể hiện được hết sự sáng tạo, học hỏi trong nghề nghiệp, mà chỉ làm theo sự chỉ đạo cho xong việc.
Trong khi lương thì thấp, công việc lại nhiều, đặc biệt là các loại việc không tên như tham gia các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, văn nghệ, làm sáng kiến kinh nghiệm, đến cả các hoạt động của địa phương, phường, xã. Chính những công việc này đã khiến giáo viên mất nhiều tâm sức và mệt mỏi.
Như vậy, nếu bỏ biên chế, giáo viên trường công lập sẽ thấy áp lực không giảm, công việc bấp bênh, không "an cư" thì không "lập nghiệp". Một khi người thầy đứng lớp còn hoang mang, lo lắng bất cứ lúc nào cũng có thể bị cắt hợp đồng, họ không thể toàn tâm, toàn ý làm việc.
Trong khi đó, trẻ em cần có sự ổn định trong một năm học (tương đương 9 tháng). Nếu giáo viên nay làm chỗ này, mai chuyển chỗ khác sẽ kéo theo sự thay đổi, thiệt thòi cho cả học sinh.
Vì vậy, TS Hương đề xuất những chính sách có lợi cho người thầy rất cần được quan tâm. Vấn đề mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay không phải lương hay biên chế mà chính là môi trường làm việc của giáo viên cần được cải thiện.
“Các trường đừng ép giáo viên thi hát, thể dục, hay bơi lội nữa. Lúc nào họ cũng phải lo thể hiện mình sao cho tốt ở các kỳ thi thì làm sao có thời gian chu toàn trong lớp học”, TS Vũ Thu Hương nêu quan điểm.
Theo bà, vấn đề bỏ biên chế giáo viên chỉ có thể thực hiện được khi tất cả các cơ sở giáo dục công lập đều chuyển sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Bởi chỉ có tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hiệu trưởng mới có thể thực hiện việc tuyển dụng giáo viên một cách khách quan, công bằng.
Thông tin Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri tại Bình Định sẽ thí điểm bỏ biên chế trong ngành giáo dục được xã hội quan tâm. Giáo viên trong cả nước đón nhận thông tin với nhiều tâm trạng từ bất an đến thất vọng.
Chia sẻ với Zing.vn, TS Vũ Thu Hương - khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội - kể một đồng nghiệp của bà đang công tác tại trường phổ thông ở Hà Nội vừa bị hiệu trưởng dọa khi không thực hiện đúng việc bình bầu cuối năm theo ý của người đứng đầu trường.
“Cô có muốn sang năm bỏ biên chế sẽ ra 'đứng đường' hay không?”, bà Hương dẫn lại lời hiệu trưởng đe dọa đồng nghiệp.
TS Vũ Thu Hương cùng những nữ sinh ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: NVCC.
Từ ví dụ nêu trên, bà Hương cho rằng, việc bỏ biên chế sẽ “tạo vây cánh” cho hiệu trưởng. Trong khi các trường công lập không thể tự chủ 100%, người đứng đầu trường tuyển dụng, hiệu trưởng sẽ có toàn quyền quyết định số phận của giáo viên. Không ai dám đảm bảo rằng hiệu trưởng sẽ công tâm hay tạo ra nhiều hệ lụy.
Theo TS Hương, việc bỏ biên chế trong giáo dục không khả thi, bởi không thể suy nghĩ về nghề giáo theo cách thức của doanh nghiệp.
Là người 20 năm công tác tại khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, nữ TS cho biết sinh viên của bà đều là những giáo viên tương lai có hai nguồn tư tưởng trước khi ra trường.
Một là, họ sẵn sàng mất tiền "lót tay" để vào trường công lập, mong cuộc sống ổn định trong suốt sự nghiệp. Hai là, họ hứng thú với việc dạy ở trường tư với lương cao hơn, ít chịu gò bó, nếu không phù hợp có thể chuyển trường.
TS Hương đánh giá về trình độ, giáo viên công lập hay tư thục đều không thua kém nhau, họ khác nhau về sự lựa chọn. Vì vậy, thứ "níu chân" giáo viên công lập hiện giờ có lẽ chủ yếu ở hai chữ biên chế. Thầy cô có biên chế sẽ có một số quyền lợi đi kèm như bảo hiểm, thâm niên. Biên chế được coi như thứ “bảo hiểm” để thầy cô yên tâm công tác. Nếu biên chế không còn, nhiều giáo viên sẽ nghỉ việc, hoặc chuyển sang các trường tư thục.
Đặc biệt, nữ TS cho rằng trong bối cảnh đổi mới giáo dục diễn ra trong điều kiện rất khó khăn. Đại bộ phận giáo viên hiện nay đang phải sống trong môi trường làm việc với áp lực nặng nề, thậm chí là quá sức so với khả năng chịu đựng.
Họ phải chịu nhiều cấp, tầng quản lý, từ cơ sở như ban giám hiệu, tổ bộ môn cho đến các cấp cao hơn như phòng, sở, bộ. Cùng với đó là sự giám sát rất chặt chẽ của phụ huynh, báo chí, xã hội. Những sự điều hành, quản lý như trên đối với giáo viên đã khiến nhiều người rất mệt mỏi nên không thể hiện được hết sự sáng tạo, học hỏi trong nghề nghiệp, mà chỉ làm theo sự chỉ đạo cho xong việc.
Trong khi lương thì thấp, công việc lại nhiều, đặc biệt là các loại việc không tên như tham gia các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, văn nghệ, làm sáng kiến kinh nghiệm, đến cả các hoạt động của địa phương, phường, xã. Chính những công việc này đã khiến giáo viên mất nhiều tâm sức và mệt mỏi.
Như vậy, nếu bỏ biên chế, giáo viên trường công lập sẽ thấy áp lực không giảm, công việc bấp bênh, không "an cư" thì không "lập nghiệp". Một khi người thầy đứng lớp còn hoang mang, lo lắng bất cứ lúc nào cũng có thể bị cắt hợp đồng, họ không thể toàn tâm, toàn ý làm việc.
Trong khi đó, trẻ em cần có sự ổn định trong một năm học (tương đương 9 tháng). Nếu giáo viên nay làm chỗ này, mai chuyển chỗ khác sẽ kéo theo sự thay đổi, thiệt thòi cho cả học sinh.
Vì vậy, TS Hương đề xuất những chính sách có lợi cho người thầy rất cần được quan tâm. Vấn đề mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay không phải lương hay biên chế mà chính là môi trường làm việc của giáo viên cần được cải thiện.
“Các trường đừng ép giáo viên thi hát, thể dục, hay bơi lội nữa. Lúc nào họ cũng phải lo thể hiện mình sao cho tốt ở các kỳ thi thì làm sao có thời gian chu toàn trong lớp học”, TS Vũ Thu Hương nêu quan điểm.
Theo bà, vấn đề bỏ biên chế giáo viên chỉ có thể thực hiện được khi tất cả các cơ sở giáo dục công lập đều chuyển sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Bởi chỉ có tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hiệu trưởng mới có thể thực hiện việc tuyển dụng giáo viên một cách khách quan, công bằng.
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.