- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyện về những "ông thần, bà tướng" ở trọ: Phòng thuê nên vừa dùng vừa phá cho bẩn
Nhà đi thuê, tài sản chỉ là sở hữu tạm thời nên nhiều "ông thần bà tướng" đi thuê trọ xác định tâm lý vừa dùng vừa phá, vừa dùng vừa bày bẩn. Khi chuyển đi, chủ trọ lại được phen méo mặt vì phải lo dọn dẹp, sửa sang nhà cửa.
Nhà đi thuê, tài sản chỉ là sở hữu tạm thời nên nhiều "ông thần bà tướng" đi thuê trọ xác định tâm lý vừa dùng vừa phá, vừa dùng vừa bày bẩn. Khi chuyển đi, chủ trọ lại được phen méo mặt vì phải lo dọn dẹp, sửa sang nhà cửa.
Xôn xao chuyện người thuê nhà "chơi" ngược lại chủ trọ
Lâu nay khi nhắc đến chuyện đi ở trọ, người ta thường nói về bao nỗi khổ của kẻ đi thuê, không may gặp phải chủ nhà tai quái, hạch sách đủ đường. Thế nhưng ở chiều ngược lại, ít ai biết rằng, chính chủ trọ cũng thường gặp lắm nỗi phiền hà khi giao nhà/phòng cho những "ông thần bà tướng" thuê ở.
Bỏ ra một khoản tiền hàng tháng để tạm thời sở hữu một căn phòng trọ, nhiều người coi đó là thứ muốn "hành hạ" ra sao cũng được. Họ ở bẩn, dán đủ các loại giấy nhật trình lên tường, làm hỏng hóc đồ đạc và đến khi dọn đi thì để lại một "bãi" rác cùng đủ loại đồ nội thất, gia dụng không thể sử dụng.
Câu chuyện của nickname T.A.N nhận được khá nhiều sự quan tâm.
Đó cũng là tình cảnh của chủ trọ có nickname T.A.N khi cho 2 mẹ con thuê cả căn nhà. Nhân lúc người mẹ đi vắng, con gái thuê trọ dẫn bạn bè về tụ tập rồi nô đùa, đánh nhau tới vỡ cả kính.
Tức giận, gia đình chủ trọ có dọa sẽ không cho 2 mẹ con này thuê nhà nữa. Tuy nhiên, khi chủ trọ chưa kịp làm gì thì "mẹ con nhà Cám" đã kịp ra tay. "Nhà nó lục tung lên, bồn cầu nó lật lên, thuốc nó hút rồi ngâm như rượu thuốc tận 3 chai to đùng, trái cây nó nổi mốc lên thối kinh khủng, xong bán hết đồ có giá trị rồi bốc hơi...".
Những hình ảnh kinh hoàng bên trong căn nhà T.A.N cho thuê.
Đâu đâu cũng chỉ thấy rác là rác.
Kết quả là chủ trọ này phải sửa sang, sơn mới, dọn dẹp nhà cửa và "ngậm đắng nuốt cay" khi người thuê biến mất mà tiền nhà 3 tháng vẫn không thấy đâu.
Ngay sau khi chia sẻ, câu chuyện này đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Bên cạnh thái độ cảm thông, cho rằng hai mẹ con thuê trọ cư xử có phần quá đáng và ăn ở luộm thuộm thì rất nhiều người cũng lên tiếng phản đối thái độ của nickname T.A.N. Họ cho rằng cách cô kể lại mọi chuyện khá nặng nề, cách xưng hô thể hiện thái độ thiếu tôn trọng người khác và rõ ràng ngay từ đầu, chủ trọ cũng có thái độ hách dịch, hù dọa người thuê trọ.
Đồ đạc trong phòng tanh bành.
Tạm bỏ qua chuyện đánh giá xem ai đúng ai sai nhưng những rắc rối do người thuê trọ gây ra, có lẽ vẫn luôn là câu chuyện khiến nhiều người cho thuê nhà đau đầu. Đây không phải là lần đầu tiên hình ảnh những căn phòng trọ bừa bộn, bẩn thỉu "không thốt lên lời" được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người ngán ngẩm. Và, chỉ trong một buổi chiều, khi dạo quanh các xóm trọ của sinh viên, chúng tôi cũng được nghe thêm biết bao câu chuyện cười ra nước mắt.
Vừa ở vừa phá hỏng nhà cửa
Nhà cho thuê không phải là tài sản cố định, lâu dài của người đi thuê. Vì thế thường xảy ra tâm lý coi nhẹ, ít có thái độ trân trọng và bảo vệ. Đây cũng là điều khiến nhiều chủ trọ đau đầu, nhất là khi quyết định cho đối tượng sinh viên thuê, những bạn trẻ dễ bốc đồng và suy nghĩ còn thiếu chín chắn.
Nhiều chủ trọ tâm sự, khi cho thuê, họ thường không thể sát sao, kè kè canh chừng ngôi nhà của mình. Đôi khi cũng phải "tạm ứng lòng tin" cho người thuê trọ. Tuy nhiên, lắm khi họ quay lại ngôi nhà của mình mà ngạc nhiên đến nỗi không nhận ra vì nó cũ đi nhanh quá. Cửa rả bị hỏng, tường ẩm mốc, toilet cáu bẩn và nền gạch đầy những vết ố khó rửa sạch.
Cảnh sinh hoạt khá luộm thuộm ở một xóm trọ sinh viên, quần áo đầy đất treo lẫn với dây phơi quần áo sạch, bếp nấu ăn, bát đũa, xe đạp, dép guốc bày ngổn ngang.
Tường ẩm mốc, dán đủ loại giấy và khi dọn đi, nhiều bạn trẻ vẫn chưa kịp bóc hết.
Bà Lan (chủ một khu trọ cho sinh viên thuê giá rẻ trên phố Trần Bình, Hà Nội) chia sẻ rằng rất ái ngại khi giao những căn phòng trọ của mình cho sinh viên nam thuê bởi trước đây bà từng có một kỉ niệm rất đáng nhớ với một nhóm 3 sinh viên nam trường ĐH Công Nghiệp.
"Các bạn ấy có nếp sống cẩu thả, bừa bộn vô cùng. Thi thoảng tôi lên thăm nhà trọ thấy rác mấy ngày không vứt bốc mùi, nền gạch cáu bẩn, quần áo vứt, phơi ngổn ngang".
Thông báo cho thuê trọ rất nhiều nhưng để người cho thuê và người đi thuê tìm được một đối tác tâm đắc có lẽ là điều không mấy dễ dàng.
Tuy nhiên, đây chưa phải điều tệ hại nhất. Khu nhà của bà Lan không may bị mối tấn công. Ban đầu chúng ăn hết cửa gỗ, giá sách sau đó tấn công cả chân tường. "Nhưng mấy bạn nam này không hề thông báo với tôi, đến khi tôi sờ đến thì giá sách, chân giường và chân tường đều bị hỏng hết, cách cửa gỗ cũng bị ăn hổng hết cả chân. Tôi vừa tốn tiền diệt mối, vừa tốn tiền đầu tư lại các thứ này khá tốn kém".
Trong khi đó chị Thúy (chủ một căn nhà cho thuê 5 tầng trên phố Thụy Khuê) tâm sự, vì gia đình chị cho thuê cả nhà nên không cầm chìa khóa nhà, giao lại toàn bộ mọi thứ cho người đi thuê. "Nghĩ họ đã đi làm, ý thức sẽ cao nào ngờ còn tệ hơn, nhà cửa họ vừa dùng vừa phá". Chị Thuý than thở, sau 1 năm cho thuê nhà, những món đồ như tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng chị trang bị cho căn nhà đều bị hỏng. "Ngay cả hệ thống đèn điện cũng gặp trục trặc, giường thì gãy sập còn khóa trên cánh cửa gỗ, nếu làm cũng mất cả triệu bạc họ cũng nạy ra".
Khi dọn đi, tặng lại cho chủ trọ màn quỵt tiền và một "bãi chiến trường"
Cảnh vừa dùng vừa phá hỏng nhà cửa xảy ra nhiều nhưng nỗi ám ảnh thường xuyên nhất của các chủ trọ là khi dọn đi, nhiều người thuê để lại cho họ có một bãi chiến trường. Rất nhiều người đi thuê nhà không thấy việc làm ấy có chút tội lỗi nào. Họ nghĩ rằng mình có tiền, mình có quyền và việc dọn nhà là của gia chủ.
"Nhà mình có mấy phòng nhỏ cho sinh viên thuê thì gặp ngay chị sinh viên ra ngoài rõ xinh gái nhưng phòng bẩn, hôi. Lúc chị ấy chuyển đi, vào phòng dọn còn tìm thấy 2 miếng thịt lợn, chắc rửa xong bị rơi vào gầm bàn rồi chẳng thèm moi ra rồi còn hàng đống vỏ kẹo, túi bóng giấy ăn nhét nút trong gầm bàn gầm giường. Dọn bở hơi tai", anh Đông (chủ trọ trên phố Cầu Diễn) tâm sự.
Nhìn từ bên ngoài đã có thể thấy cảnh sinh hoạt nhếch nhác của nhiều bạn trẻ đi thuê trọ.
Anh Đông kể, gia đình anh thuộc diện dễ tính nên những "ông thần bà tướng" đi thuê trọ càng được đà. "Nhiều bạn nữ đi thuê trọ cũng vô duyên lắm, vào phòng thì quần áo vứt lung tung khắp chốn. Cầu thang, nhà vệ sinh không bao giờ dọn".
"Đáng sợ" nhất là nhiều bạn còn quỵt tiền. "Họ toàn chọn đêm khuya thanh vắng, kêu xe tải tới dọn hết đi sáng ra chỉ toàn rác ở lại phòng", anh Đông chia sẻ.
Những chủ trọ cho thuê nhà dãy, ít khi thăm nom thường ám ảnh chuyện một thời gian sau quay lại, thấy những căn phòng của mình cũ đi nhanh chóng.
Trong khi đó, chị Thúy cũng kể ngoài việc tân trang lại hầu hết đồ đạc trong nhà, chị còn phải dọn một bãi chiến trường toàn giấy rác do người thuê để lại. "Ngôi nhà 5 tầng thì cả 5 đầy giấy lộn, bụi bặm kinh hoàng. Vì quá bẩn nên nhà mình phải thuê người đến tổng vệ sinh hết cả triệu bạc".
Riêng bà Lan thì sợ không dám cho sinh viên nam thuê cũng bởi lần trước, khi dọn đi, 3 chàng trai kia cũng "tặng" cho bà một căn nhà ngập rác. "Sau lần ấy tôi thấy cho ai thuê đều phải làm hợp đồng, chứng từ rõ ràng, phải nhìn mặt thấy tin cẩn mới cho thuê chứ không đến lúc họ chạy làng mình cũng không biết đường nào mà lần, riêng với các bạn nam sinh thì tôi có ấn tượng xấu nên rất dè chừng".
Theo Thời đại
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.